Các quan chức Indonesia ngày 10/2 cho biết nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á của nước này đã đạt tốc độ tăng trưởng 4,5% trong năm 2009, trên đà vươn lên dẫn đầu sự phục hồi trong khu vực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Nhu cầu nội địa vững mạnh cùng với các gói kích thích tài chính và sự ổn định chính trị đã giúp đất nước với 234 triệu dân này vượt qua cơn bão khủng hoảng năm 2009 và đưa nền kinh tế phục hồi trở lại các mức tăng trưởng thời kỳ tiền khủng hoảng.
Nhịp độ tăng trưởng GDP của Indonesia trong năm 2009 mặc dù đã chậm lại so với mức 6,1% năm 2008 nhưng vẫn cao hơn dự báo 4,3% của chính phủ và nó đang tạo cơ sở cho nước này đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% đặt ra cho năm 2010.
Công ty tư vấn nghiên cứu Capital Economics dự báo GDP của Indonesia sẽ tăng 6% trong năm nay, cao hơn hẳn so với với mục tiêu đề ra, sau đó duy trì ở trên ngưỡng 6,0% trong năm 2011, ngay cả trong bối cảnh sức phục hồi trong khu vực vẫn yếu, nhờ lòng tin tiêu dùng nước này tiếp tục đứng ở mức cao và doanh số bán lẻ tăng vọt.
Indonesia là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất trong nhóm 20 nền kinh tế giàu và đang phát triển hàng đầu thế giới (G20), chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 7% vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của ông - năm 2014.
Tuy nhiên theo các nhà phân tích, những nguy cơ, như sự bất ổn chính trị liên quan tới nạn tham nhũng và thói quan liêu cửa quyền, đang kìm hãm luồng vốn đầu tư, hiện rất cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và loại bỏ những nút cổ chai trong quá trình phát triển.
Wellian Wiranto, chuyên gia kinh tế người châu Á của tập đoàn HSBC, cho rằng Indonesia cần phải cải cách hơn nữa trong các lĩnh vực, từ điều kiện cơ sở hạ tầng cho tới luật lao động trước khi đầu tư tư nhân có thể trở thành động lực đáng kể cho tăng trưởng kinh tế.
Hiện, mới chỉ có khoảng 50% trong gói tài chính 11.550 tỷ rupiah (1,23 tỷ USD) mà Chính phủ Indonesia duyệt chi cho lĩnh vực cơ sở hồi năm ngoái được giải ngân.
Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Hatta Radjasa cho biết chính phủ nước này sẽ thành lập các đặc khu kinh tế để đẩy mạnh đầu tư.
Thị trường chứng khoán Indonesia đã tăng hơn 80% giá trị trong năm ngoái, nhưng khoảng phân nửa dân số nước này vẫn phải sống ở dưới ngưỡng nghèo khổ.
Hiện Chính phủ nước này đặt mục tiêu giảm thất nghiệp từ 8,1% xuống 5-6% trong năm nay mà đưa tỷ lệ nghèo khổ từ khoảng 14% xuống 8-10%.
Các quan chức khẳng định sẽ chưa cắt trợ cấp nhiên liệu trong năm nay nhằm tiếp tục hỗ trợ tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm khoảng 60% GDP của nước này./.
Nhu cầu nội địa vững mạnh cùng với các gói kích thích tài chính và sự ổn định chính trị đã giúp đất nước với 234 triệu dân này vượt qua cơn bão khủng hoảng năm 2009 và đưa nền kinh tế phục hồi trở lại các mức tăng trưởng thời kỳ tiền khủng hoảng.
Nhịp độ tăng trưởng GDP của Indonesia trong năm 2009 mặc dù đã chậm lại so với mức 6,1% năm 2008 nhưng vẫn cao hơn dự báo 4,3% của chính phủ và nó đang tạo cơ sở cho nước này đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% đặt ra cho năm 2010.
Công ty tư vấn nghiên cứu Capital Economics dự báo GDP của Indonesia sẽ tăng 6% trong năm nay, cao hơn hẳn so với với mục tiêu đề ra, sau đó duy trì ở trên ngưỡng 6,0% trong năm 2011, ngay cả trong bối cảnh sức phục hồi trong khu vực vẫn yếu, nhờ lòng tin tiêu dùng nước này tiếp tục đứng ở mức cao và doanh số bán lẻ tăng vọt.
Indonesia là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh nhất trong nhóm 20 nền kinh tế giàu và đang phát triển hàng đầu thế giới (G20), chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 7% vào cuối nhiệm kỳ thứ hai của ông - năm 2014.
Tuy nhiên theo các nhà phân tích, những nguy cơ, như sự bất ổn chính trị liên quan tới nạn tham nhũng và thói quan liêu cửa quyền, đang kìm hãm luồng vốn đầu tư, hiện rất cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và loại bỏ những nút cổ chai trong quá trình phát triển.
Wellian Wiranto, chuyên gia kinh tế người châu Á của tập đoàn HSBC, cho rằng Indonesia cần phải cải cách hơn nữa trong các lĩnh vực, từ điều kiện cơ sở hạ tầng cho tới luật lao động trước khi đầu tư tư nhân có thể trở thành động lực đáng kể cho tăng trưởng kinh tế.
Hiện, mới chỉ có khoảng 50% trong gói tài chính 11.550 tỷ rupiah (1,23 tỷ USD) mà Chính phủ Indonesia duyệt chi cho lĩnh vực cơ sở hồi năm ngoái được giải ngân.
Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Hatta Radjasa cho biết chính phủ nước này sẽ thành lập các đặc khu kinh tế để đẩy mạnh đầu tư.
Thị trường chứng khoán Indonesia đã tăng hơn 80% giá trị trong năm ngoái, nhưng khoảng phân nửa dân số nước này vẫn phải sống ở dưới ngưỡng nghèo khổ.
Hiện Chính phủ nước này đặt mục tiêu giảm thất nghiệp từ 8,1% xuống 5-6% trong năm nay mà đưa tỷ lệ nghèo khổ từ khoảng 14% xuống 8-10%.
Các quan chức khẳng định sẽ chưa cắt trợ cấp nhiên liệu trong năm nay nhằm tiếp tục hỗ trợ tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm khoảng 60% GDP của nước này./.
Phương Thảo (Vietnam+)