Nếu như mọi năm nhiều lao động còn chơi Xuân tới hết rằm tháng Giêng đẩy các doanh nghiệp vào thế bị động phải tuyển gấp lao động thay thế thì năm nay tình hình đã thay đổi, tỷ lệ lao động đi làm ngay từ ngày đầu làm việc đã tăng đáng kể.
Ông Đinh Quốc Toản, Chủ tịch công đoàn các Khu công nghiệp-Khu chế xuất Hà Nội cho biết, năm nay Tết nghỉ dài, hầu hết các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động từ mùng 9 Tết (18/2), một số doanh nghiệp có đơn hàng nhiều và cần giao gấp thì công nhân đã đi làm từ mùng 4, 5 Tết (13, 14/2).
“Đặc biệt, năm nay lao động đi làm rất đông đủ, có những doanh nghiệp tỷ lệ lao động trở lại làm việc đúng hạn đạt tới 97-98%. Trung bình, tỷ lệ lao động trở lại làm việc ngay ngày đầu đạt 95% trong khi mọi năm chỉ đạt 85%," ông Đinh Quốc Toản nói.
Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội thì tại các doanh nghiệp da giày, dệt may, xây dựng, điện tử… công nhân phần lớn là lao động di cư, tới từ các vùng quê, vì vậy, sau nghỉ Tết, nhiều lao động thường có tâm lý ở nhà chơi Xuân hoặc ở lại giúp gia đình cấy vụ đầu Xuân.
Tuy nhiên, ông Vũ Quang Thành cho rằng sở dĩ tình hình lao động trở lại làm việc đúng hạn tăng đột biến là do đa số người lao động đều nhận thấy tình hình kinh tế khó khăn chung nên không có ý định "nhảy việc" và lo sợ mất việc.
Nhiều người lao động bày tỏ lo ngại nếu không quay lại làm việc đúng hạn thì mất việc. Anh Nguyễn Văn Hùng, quê Mê Linh (Hà Nội), công nhân Khu công nghiệp Nam Thăng Long chia sẻ: “Tôi làm công nhân điện tử, lương chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng nhưng ổn định. Năm 2012, nhiều bạn bè của tôi mất việc làm phải về quê. Vì vậy, năm nay tôi phải cố gắng giữ được công việc. Tôi trở lại làm việc đúng hẹn để không bị mất việc trong thời gian khó khăn này."
Mặt khác, việc quan tâm, chăm lo tốt tới đời sống công nhân cũng khiến lao động yên tâm trở lại làm việc. Ông Đinh Quốc Toản cho biết, theo khảo sát tình hình công nhân tại các doanh nghiệp, hầu hết các công ty lớn đều quan tâm thỏa đáng tới người lao động nên không bị thiếu hụt. Đa số công nhân đều có thưởng Tết, một số công ty còn tổ chức các tuyến xe đưa công nhân về ăn Tết và đón trở lại làm việc hoặc có hỗ trợ tiền tàu xe.
Năm 2012 là một năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp đã giải thể, tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất, chính vì thế việc đào thải trong thời gian vừa qua diễn ra liên tục, hầu hết những người còn làm việc trong các doanh nghiệp đều có tay nghề tốt nên các doanh nghiệp cũng rất chú trọng đến việc giữ chân những lao động này.
Theo đánh giá của ông Đinh Quốc Toản thì lượng lao động bỏ việc, “nhảy việc” tại các khu công nghiệp Hà Nội rất ít, khả năng trong quý I/2013 tỷ lệ biến động lao động sẽ không nhiều. Các doanh nghiệp đang tiếp tục cố gắng duy trì đủ việc làm ổn định cho người lao động.
Đặc biệt, dù không bị thiếu hụt lao động sau Tết nhưng nhiều doanh nghiệp kinh doanh tốt vẫn tiến hành tuyển dụng thêm công nhân. Những doanh nghiệp FDI phát triển tốt, tăng năng lực sản xuất đang tiếp tục tuyển dụng thêm lao động ngày vào đầu năm.
Ông Vũ Quang Thành cũng cho biết ngay từ đầu năm tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng lao động đã tăng so với cuối năm 2012; trong đó nhu cầu tuyển dụng chủ yếu vẫn tập trung vào những nhóm ngành công nghiệp nhẹ như: Dệt may, điện tử, chế biến thủy hải sản, sản xuất chế biến nhựa…/.
Ông Đinh Quốc Toản, Chủ tịch công đoàn các Khu công nghiệp-Khu chế xuất Hà Nội cho biết, năm nay Tết nghỉ dài, hầu hết các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động từ mùng 9 Tết (18/2), một số doanh nghiệp có đơn hàng nhiều và cần giao gấp thì công nhân đã đi làm từ mùng 4, 5 Tết (13, 14/2).
“Đặc biệt, năm nay lao động đi làm rất đông đủ, có những doanh nghiệp tỷ lệ lao động trở lại làm việc đúng hạn đạt tới 97-98%. Trung bình, tỷ lệ lao động trở lại làm việc ngay ngày đầu đạt 95% trong khi mọi năm chỉ đạt 85%," ông Đinh Quốc Toản nói.
Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội thì tại các doanh nghiệp da giày, dệt may, xây dựng, điện tử… công nhân phần lớn là lao động di cư, tới từ các vùng quê, vì vậy, sau nghỉ Tết, nhiều lao động thường có tâm lý ở nhà chơi Xuân hoặc ở lại giúp gia đình cấy vụ đầu Xuân.
Tuy nhiên, ông Vũ Quang Thành cho rằng sở dĩ tình hình lao động trở lại làm việc đúng hạn tăng đột biến là do đa số người lao động đều nhận thấy tình hình kinh tế khó khăn chung nên không có ý định "nhảy việc" và lo sợ mất việc.
Nhiều người lao động bày tỏ lo ngại nếu không quay lại làm việc đúng hạn thì mất việc. Anh Nguyễn Văn Hùng, quê Mê Linh (Hà Nội), công nhân Khu công nghiệp Nam Thăng Long chia sẻ: “Tôi làm công nhân điện tử, lương chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng nhưng ổn định. Năm 2012, nhiều bạn bè của tôi mất việc làm phải về quê. Vì vậy, năm nay tôi phải cố gắng giữ được công việc. Tôi trở lại làm việc đúng hẹn để không bị mất việc trong thời gian khó khăn này."
Mặt khác, việc quan tâm, chăm lo tốt tới đời sống công nhân cũng khiến lao động yên tâm trở lại làm việc. Ông Đinh Quốc Toản cho biết, theo khảo sát tình hình công nhân tại các doanh nghiệp, hầu hết các công ty lớn đều quan tâm thỏa đáng tới người lao động nên không bị thiếu hụt. Đa số công nhân đều có thưởng Tết, một số công ty còn tổ chức các tuyến xe đưa công nhân về ăn Tết và đón trở lại làm việc hoặc có hỗ trợ tiền tàu xe.
Năm 2012 là một năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp đã giải thể, tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất, chính vì thế việc đào thải trong thời gian vừa qua diễn ra liên tục, hầu hết những người còn làm việc trong các doanh nghiệp đều có tay nghề tốt nên các doanh nghiệp cũng rất chú trọng đến việc giữ chân những lao động này.
Theo đánh giá của ông Đinh Quốc Toản thì lượng lao động bỏ việc, “nhảy việc” tại các khu công nghiệp Hà Nội rất ít, khả năng trong quý I/2013 tỷ lệ biến động lao động sẽ không nhiều. Các doanh nghiệp đang tiếp tục cố gắng duy trì đủ việc làm ổn định cho người lao động.
Đặc biệt, dù không bị thiếu hụt lao động sau Tết nhưng nhiều doanh nghiệp kinh doanh tốt vẫn tiến hành tuyển dụng thêm công nhân. Những doanh nghiệp FDI phát triển tốt, tăng năng lực sản xuất đang tiếp tục tuyển dụng thêm lao động ngày vào đầu năm.
Ông Vũ Quang Thành cũng cho biết ngay từ đầu năm tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng lao động đã tăng so với cuối năm 2012; trong đó nhu cầu tuyển dụng chủ yếu vẫn tập trung vào những nhóm ngành công nghiệp nhẹ như: Dệt may, điện tử, chế biến thủy hải sản, sản xuất chế biến nhựa…/.
Hồng Kiều (Vietnam+)