Ngày 29/3, trên tạp chí "Tiền tệ và thị trường" của Mỹ, nhà phân tích và dự báo kinh tế hàng đầu của Mỹ, tiến sĩ Martin D. Weiss cảnh báo nền kinh tế Mỹ đang bị tụt hậu so với các nền kinh tế mới nổi.
Theo ông, nền kinh tế Mỹ tiếp tục sa lầy với thâm hụt ngân sách khổng lồ và làn sóng mới tịch thu nhà thế nợ tái diễn, trong khi các nền kinh tế mới nổi chủ chốt trên thế giới đang phát triển nhảy vọt mà không có gánh nặng nợ nần nào.
Ông nhấn mạnh các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Hàn Quốc... chưa thể "đảo chính" giành ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ, và nếu thị trường chứng khoán Mỹ chìm thì thị trường chứng khoán của các nước này cũng chìm theo, nhưng họ đang phục hồi sớm hơn và nhanh hơn so với nền kinh tế Mỹ.
Trong khi nền kinh tế Mỹ hầu như không tăng trưởng và vẫn rất cần hỗ trợ của lãi suất thấp gần bằng không, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 8,7% trong năm 2009 và dự kiến tăng 9,6% trong năm 2010.
Trong tháng 2/2010, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 46% so với cùng kỳ năm 2009. Xuất khẩu của nền kinh tế Hàn Quốc cũng tăng 31%, sản xuất công nghiệp tăng 31%.
Nền kinh tế Brazil nằm trong số ít nền kinh tế phục hồi sớm nhất và tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng dự báo gấp đôi tốc độ tăng trưởng của Mỹ trong năm 2010.
Các đồng ngoại tệ và chứng khoán của các nền kinh tế lớn khác ngoài Mỹ tiếp tục tăng cao trong khi nền kinh tế Mỹ vẫn khốn đốn do cơn sốc trong thị trường nhà đè nặng lên nền kinh tế và đồng USD. Cơn sốt tịch thu nhà thế nợ, sự tan vỡ của thị trường cầm cố và tín dụng đang đẩy nền kinh tế Mỹ đến nguy cơ suy thoái lần thứ hai.
Tiến sĩ Martin D. Weiss khẳng định nền kinh tế Mỹ đang mất đi động lực từng làm cho nó trở nên hùng mạnh trong khi các nền kinh tế lớn mới nổi đang khắc phục được những trở ngại đã khiến họ suy yếu.
Ông kết luận sự lưỡng phân theo hướng nền kinh tế Mỹ đi xuống còn các nền kinh tế lớn mới nổi tăng nhanh không phải là hiện tượng ngẫu nhiên và sớm kết thúc mà đang tiếp tục giãn rộng.
Nếu Mỹ không có những thay đổi đột phá, hiện tượng này còn đeo bám nền kinh tế Mỹ trong nhiều năm tới./.
Theo ông, nền kinh tế Mỹ tiếp tục sa lầy với thâm hụt ngân sách khổng lồ và làn sóng mới tịch thu nhà thế nợ tái diễn, trong khi các nền kinh tế mới nổi chủ chốt trên thế giới đang phát triển nhảy vọt mà không có gánh nặng nợ nần nào.
Ông nhấn mạnh các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Hàn Quốc... chưa thể "đảo chính" giành ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ, và nếu thị trường chứng khoán Mỹ chìm thì thị trường chứng khoán của các nước này cũng chìm theo, nhưng họ đang phục hồi sớm hơn và nhanh hơn so với nền kinh tế Mỹ.
Trong khi nền kinh tế Mỹ hầu như không tăng trưởng và vẫn rất cần hỗ trợ của lãi suất thấp gần bằng không, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 8,7% trong năm 2009 và dự kiến tăng 9,6% trong năm 2010.
Trong tháng 2/2010, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 46% so với cùng kỳ năm 2009. Xuất khẩu của nền kinh tế Hàn Quốc cũng tăng 31%, sản xuất công nghiệp tăng 31%.
Nền kinh tế Brazil nằm trong số ít nền kinh tế phục hồi sớm nhất và tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng dự báo gấp đôi tốc độ tăng trưởng của Mỹ trong năm 2010.
Các đồng ngoại tệ và chứng khoán của các nền kinh tế lớn khác ngoài Mỹ tiếp tục tăng cao trong khi nền kinh tế Mỹ vẫn khốn đốn do cơn sốc trong thị trường nhà đè nặng lên nền kinh tế và đồng USD. Cơn sốt tịch thu nhà thế nợ, sự tan vỡ của thị trường cầm cố và tín dụng đang đẩy nền kinh tế Mỹ đến nguy cơ suy thoái lần thứ hai.
Tiến sĩ Martin D. Weiss khẳng định nền kinh tế Mỹ đang mất đi động lực từng làm cho nó trở nên hùng mạnh trong khi các nền kinh tế lớn mới nổi đang khắc phục được những trở ngại đã khiến họ suy yếu.
Ông kết luận sự lưỡng phân theo hướng nền kinh tế Mỹ đi xuống còn các nền kinh tế lớn mới nổi tăng nhanh không phải là hiện tượng ngẫu nhiên và sớm kết thúc mà đang tiếp tục giãn rộng.
Nếu Mỹ không có những thay đổi đột phá, hiện tượng này còn đeo bám nền kinh tế Mỹ trong nhiều năm tới./.
(TTXVN/Vietnam+)