Trong báo cáo thường niên về "Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới" (WESP) vừa công bố, Liên hợp quốc cảnh báo sự thất bại của các nhà hoạch định chính sách và việc áp dụng các chương trình tài khóa khắc khổ trên khắp châu Âu đang làm gia tăng các nguy cơ tăng trưởng chậm trong nền kinh tế toàn cầu.
Chính sách tài khóa khắc khổ và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã hủy hoại lòng tin của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng và làm suy yếu hệ thống ngân hàng.
Liên hợp quốc dự báo kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng 0,5% trong năm 2012 và tốc độ này sẽ không theo kịp tốc độ tăng dân số, dẫn đến sự suy giảm về thu nhập bình quân đầu người trên toàn thế giới, trừ phi các nước hành động nhanh chóng để tạo việc làm, ngăn chặn mối lo ngại về nợ công và củng cố các ngân hàng yếu kém. Với kịch bản này, kinh tế Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm 1,6% năm 2012, với Đức, Pháp và Anh sẽ rơi vào suy thoái.
Theo kịch bản lạc quan hơn, kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 2,6% trong năm 2012 và 3,2% năm 2013. WESP cho rằng do các biện pháp ngân sách nghiêm ngặt, tốc độ tăng trưởng của EU chỉ đạt 0,7% năm 2012, thấp hơn mức 1,6% đạt được trong năm 2011.
Đối với khu vực Đông Á, do các thị trường xuất khẩu suy yếu, tốc độ tăng trưởng ở khu vực này sẽ giảm xuống 6,9% trong cả năm 2012 và 2013, so với mức 7,2% năm 2011. Trong đó kinh tế Trung Quốc, đã tăng trưởng 9,3% năm 2011, sẽ chỉ đạt 8,7% trong năm 2012 và 8,5% năm 2013.
[Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn đầy chông gai]
WESP nhấn mạnh tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư đã suy yếu ở khắp Đông Á trong năm 2011, trong khi tiêu dùng tiếp tục tăng với tốc độ vững chắc nhờ tiền lương và thu nhập tăng cộng với lãi suất thực thấp, đồng thời dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2012.
WESP cho rằng giá lương thực cao vẫn là nhân tố chính khiến lạm phát ở khu vực này tăng trung bình 5,1% trong năm 2011, so với 3,2% năm 2010. Tuy nhiên, việc giá hàng hóa thế giới giảm có thể sẽ làm giảm sức ép lạm phát trong tương lai, với mức lạm phát trung bình sẽ giảm dần xuống 3,9% năm 2012 và 3,4% năm 2013.
Trong năm 2012, các ngân hàng trung ương khu vực dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, trừ phi tình hình kinh tế toàn cầu cải thiện đáng kể. Do nhu cầu ở các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ vẫn suy yếu trong năm 2012 và 2013, nhập khẩu của Đông Á sẽ tăng nhanh hơn xuất khẩu, làm giảm thặng dư thương mại của toàn khu vực./.
Chính sách tài khóa khắc khổ và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đã hủy hoại lòng tin của nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng và làm suy yếu hệ thống ngân hàng.
Liên hợp quốc dự báo kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng 0,5% trong năm 2012 và tốc độ này sẽ không theo kịp tốc độ tăng dân số, dẫn đến sự suy giảm về thu nhập bình quân đầu người trên toàn thế giới, trừ phi các nước hành động nhanh chóng để tạo việc làm, ngăn chặn mối lo ngại về nợ công và củng cố các ngân hàng yếu kém. Với kịch bản này, kinh tế Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm 1,6% năm 2012, với Đức, Pháp và Anh sẽ rơi vào suy thoái.
Theo kịch bản lạc quan hơn, kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 2,6% trong năm 2012 và 3,2% năm 2013. WESP cho rằng do các biện pháp ngân sách nghiêm ngặt, tốc độ tăng trưởng của EU chỉ đạt 0,7% năm 2012, thấp hơn mức 1,6% đạt được trong năm 2011.
Đối với khu vực Đông Á, do các thị trường xuất khẩu suy yếu, tốc độ tăng trưởng ở khu vực này sẽ giảm xuống 6,9% trong cả năm 2012 và 2013, so với mức 7,2% năm 2011. Trong đó kinh tế Trung Quốc, đã tăng trưởng 9,3% năm 2011, sẽ chỉ đạt 8,7% trong năm 2012 và 8,5% năm 2013.
[Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn đầy chông gai]
WESP nhấn mạnh tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư đã suy yếu ở khắp Đông Á trong năm 2011, trong khi tiêu dùng tiếp tục tăng với tốc độ vững chắc nhờ tiền lương và thu nhập tăng cộng với lãi suất thực thấp, đồng thời dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2012.
WESP cho rằng giá lương thực cao vẫn là nhân tố chính khiến lạm phát ở khu vực này tăng trung bình 5,1% trong năm 2011, so với 3,2% năm 2010. Tuy nhiên, việc giá hàng hóa thế giới giảm có thể sẽ làm giảm sức ép lạm phát trong tương lai, với mức lạm phát trung bình sẽ giảm dần xuống 3,9% năm 2012 và 3,4% năm 2013.
Trong năm 2012, các ngân hàng trung ương khu vực dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, trừ phi tình hình kinh tế toàn cầu cải thiện đáng kể. Do nhu cầu ở các nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ vẫn suy yếu trong năm 2012 và 2013, nhập khẩu của Đông Á sẽ tăng nhanh hơn xuất khẩu, làm giảm thặng dư thương mại của toàn khu vực./.
(TTXVN/Vietnam+)