Mặc dù các chuyên gia dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ thoát khỏi mức tăng trưởng thấp vào quý 2/2012 trước khi phục hồi trở lại trong sáu tháng cuối năm, song số liệu mới công bố cho thấy nhịp độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có thể nghiêm trọng và kéo dài hơn so với dự kiến.
Nhà phân tích Zhou Hao tại Ngân hàng ANZ có trụ sở ở Thượng Hải nhận xét: "Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại là một vấn đề đáng lo ngại và thậm chí tồi tệ hơn so với dự kiến trước đó. Có khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhiều hơn đối với các ngân hàng thương mại trong những tháng tới, hoặc cũng có thể sẽ có những gói chi tiêu để kích thích kinh tế."
Tuần qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay, đánh dấu lần giảm thứ ba kể từ năm 2011.
Việc này diễn ra sau khi số liệu thống kê mới nhất cho thấy sản lượng công nghiệp của hàng triệu nhà máy trên toàn đất nước tháng 4/2012 đã chạm ngưỡng thấp nhất trong gần ba năm qua tháng, trong khi hoạt động nhập khẩu gần như không tăng, bằng chứng cho thấy kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng trì trệ.
Đối với thị trường thế giới thì đây được xem là một tín hiệu không vui do người ta trông đợi Trung Quốc sẽ là một động lực chính cho sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Kinh tế chỉ tăng trưởng 8,1% trong quý 1/2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng tương ứng 9,7% cùng kỳ năm ngoái, do nhu cầu tiêu thụ nội địa sụt giảm và cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong cả năm 2012, khi lo ngại rằng nếu kinh tế tăng trưởng thấp hơn mục tiêu này thì có thể châm ngòi cho tình trạng thất nghiệp hàng loạt và bất ổn lan rộng trong nước.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ NDT (630 tỷ USD) nhằm thúc đẩy nền kinh tế, động thái cũng khiến cho lạm phát leo thang.
Chuyên gia Zhou Hao tại Ngân hàng ANZ nói trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc sẽ phải thận trọng hơn so với thời điểm năm 2008. Trung Quốc cần một cuộc cải tổ cấu trúc kinh tế toàn diện và bạo dạn hơn, thông qua việc giảm quy mô của khu vực nhà nước và tình trạng lãng phí trong đầu tư công./.
Nhà phân tích Zhou Hao tại Ngân hàng ANZ có trụ sở ở Thượng Hải nhận xét: "Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại là một vấn đề đáng lo ngại và thậm chí tồi tệ hơn so với dự kiến trước đó. Có khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhiều hơn đối với các ngân hàng thương mại trong những tháng tới, hoặc cũng có thể sẽ có những gói chi tiêu để kích thích kinh tế."
Tuần qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay, đánh dấu lần giảm thứ ba kể từ năm 2011.
Việc này diễn ra sau khi số liệu thống kê mới nhất cho thấy sản lượng công nghiệp của hàng triệu nhà máy trên toàn đất nước tháng 4/2012 đã chạm ngưỡng thấp nhất trong gần ba năm qua tháng, trong khi hoạt động nhập khẩu gần như không tăng, bằng chứng cho thấy kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng trì trệ.
Đối với thị trường thế giới thì đây được xem là một tín hiệu không vui do người ta trông đợi Trung Quốc sẽ là một động lực chính cho sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Kinh tế chỉ tăng trưởng 8,1% trong quý 1/2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng tương ứng 9,7% cùng kỳ năm ngoái, do nhu cầu tiêu thụ nội địa sụt giảm và cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh.
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong cả năm 2012, khi lo ngại rằng nếu kinh tế tăng trưởng thấp hơn mục tiêu này thì có thể châm ngòi cho tình trạng thất nghiệp hàng loạt và bất ổn lan rộng trong nước.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ NDT (630 tỷ USD) nhằm thúc đẩy nền kinh tế, động thái cũng khiến cho lạm phát leo thang.
Chuyên gia Zhou Hao tại Ngân hàng ANZ nói trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc sẽ phải thận trọng hơn so với thời điểm năm 2008. Trung Quốc cần một cuộc cải tổ cấu trúc kinh tế toàn diện và bạo dạn hơn, thông qua việc giảm quy mô của khu vực nhà nước và tình trạng lãng phí trong đầu tư công./.
Việt Khoa (Vietnam+)