Vào lúc 20 giờ ngày 23/2, sau khi đi kiểm tra thực tế việc phá rừng làm nương rẫy trên địa bàn, Hồ Thanh Vương - Phó Ban quản lý rừng phòng hộ Đắk Ang (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) cùng Nguyễn Hữu Thế, Trần Đức và A Yuet là cán bộ của ban trong lúc ngồi uống nước tại nhà A Tủ-là điểm kiểm soát của Ban ở thôn Gia Tul đã bị khoảng 20 thanh niên lạ mặt dùng hung khí tấn công tới tấp.
Sự việc diễn ra quá nhanh và bất ngờ khiến các cán bộ trên không kịp trở tay. Hậu quả, anh Hồ Thanh Vương đã bị chúng bắt tại chỗ. Sau một hồi tra trấn bằng gậy gộc, mặc cho sự can ngăn của người dân ở thôn Gia Tul những thanh niên trên vẫn không tha.
Theo lời kể của anh Vương, sau khi mọi người trong làng can ngăn, bọn chúng không những không buông tha mà còn đánh nhiều hơn, anh Vương chỉ biết dùng 2 tay ôm lấy đầu. “Tôi chẳng nhớ gì, chỉ biết chúng đánh tới tấp cho đến khi tôi ngất đi". Tưởng nạn nhân chết, nhóm côn đồ trên đã bỏ đi. Tỉnh dậy không thấy ai, anh Vương tìm đường bò về làng để kêu cứu.
Trong khi đó, sau khi biết anh Vương bị bắt những người còn lại đã gọi điện cầu cứu, ngay trong đêm khoảng gần 40 cán bộ gồm: lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hồi cùng các chiến sỹ công an huyện, công an, du kích xã cùng lực lượng kiểm lâm và Ban đã chia nhau đi tìm. Đúng lúc đó, Đoàn đã bị chúng mật phục 2 bên đường dùng đá ném khiến kính xe ôtô bị vỡ, Đinh Quốc Hoàn- Xã Đội trưởng Đắk Ang bị ném đá trúng đầu...
“Chúng tôi cũng có phương tiện hỗ trợ nhưng chúng mật phục, đánh bất ngờ chẳng thể trở tay kịp nên không ai dám chống trả. Có 2 xe máy và một xe tải ở ngoài đường, không biết xe này để chở gỗ hay chở người đến tấn công lực lượng” - anh Nguyễn Hữu Thế chưa hết bàng hoàng nói.
Ngã ba bãi cát Đắk Gô đang là điểm nóng của cả vùng về khai thác lâm sản trái phép. Theo anh Vũ Đình Chi-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Ang cho biết, sau khi đưa anh Vương đến bệnh viện, anh em có ra khu vực bãi cát ngã ba Đắk Gô thì phát hiện có 16 hộp gỗ lâm tặc khai thác, tập kết đưa về nhưng chưa kịp tẩu tán hết. Số gỗ trên khoảng 2m3. “Có lẽ chúng tưởng anh em mật phục bắt gỗ lậu như những lần trước nên tổ chức mật phục và đánh,” anh Chi khẳng định.
Theo quan sát của chúng tôi, ngã ba bãi cát Đắk Gô trên là khu vực giáp ranh giữa 2 huyện Ngọc Hồi và Đắk Glei. Đây là điểm giao giữa suối Đắk Na và sông Pôkô. Theo các cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ thi nơi đây được xem là điểm nóng, nơi tập kết gỗ lậu khai thác được không chỉ 2 huyện trên mà cả Tu Mơ Rông.
Theo anh Chi, lâm tặc thường khai thác vào ban đêm. Mỗi lần khai thác có 3 nhóm với các nhiệm vụ khác nhau. Một nhóm sẽ có nhiệm vụ cưa, xẻ. Một nhóm có nhiệm vụ kéo gỗ từ trên rừng xuống sông Pôkô. Sau đó gỗ được kết lại gắn phao là các lốp xe được bơm hơi để khi thả xuống sông thì gỗ không chìm và chạy về điểm tập kết. Tại đây nhóm 3 có nhiệm vụ kéo gỗ lên bờ và vận chuyển đi.
Bình thường ban ngày chúng đóng giả làm người đi thả lưới nhưng thực chất là canh gác, phòng từ xa để khi thấy động (có lực lượng chức năng) là báo đồng bọn qua điện thoại. Riêng con đường dẫn xuống ngã ba nếu thấy động thì lâm tặc sẽ rãi hàng loạt đinh lớn ở dọc đường hoặc đinh được đóng vào miếng gỗ nhỏ để khi xe cán phải sẽ thủng săm. Quả thật, khi tới ngã ba bãi cát Đắk Gô này dọc con đường vào (khoảng 500m) thì có hàng loạt chướng ngại vật như anh Chi kể, vì vậy chúng tôi phải xuống đi bộ và dọn đường cho xe chạy. Dọc theo dòng sông Pôkô có hàng loạt “cung đường” mòn của gỗ lậu chạy dài từ đỉnh núi đi xuống sông.
Theo anh Chi thì để giữ rừng và bắt được tang vật và lâm tặc thì các cán bộ của Ban Quản lý rừng phòng hộ chỉ có một cách là phải cắm chốt tại rừng để canh. Ngoài ra, điểm ngã ba bãi cát Đắk Gô là vùng giáp ranh 2 huyện nên cần phải có sự phối hợp giữa các đơn vị. Khu vực ngã ba này cần phải có một trạm kiểm soát liên ngành. “Lâm tặc gần như ngày nào cũng khai thác nhưng khó bắt lắm. Buổi tối nếu chỉ có 4-5 anh em là không dám vào. Nhiều khi phát hiện, chúng tôi còn bị truy đuổi ngược,” một thành viên trong Ban Quản lý rừng phòng hộ cho biết.
Theo phản ánh của các cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ thì tình trạng khai thác gỗ lậu ở quanh khu vực trên gần đây có dấu hiệu tăng, lâm tặc cũng hung hăng và táo tợn hơn trước nhiều khiến công tác quản lý vào bảo vệ những cánh rừng nơi đây càng thêm gian khó. Điều đáng buồn là các cán bộ chiến sĩ nơi đây vẫn ngày đêm phải "nếm" những trận truy sát của lâm tặc./.
Sự việc diễn ra quá nhanh và bất ngờ khiến các cán bộ trên không kịp trở tay. Hậu quả, anh Hồ Thanh Vương đã bị chúng bắt tại chỗ. Sau một hồi tra trấn bằng gậy gộc, mặc cho sự can ngăn của người dân ở thôn Gia Tul những thanh niên trên vẫn không tha.
Theo lời kể của anh Vương, sau khi mọi người trong làng can ngăn, bọn chúng không những không buông tha mà còn đánh nhiều hơn, anh Vương chỉ biết dùng 2 tay ôm lấy đầu. “Tôi chẳng nhớ gì, chỉ biết chúng đánh tới tấp cho đến khi tôi ngất đi". Tưởng nạn nhân chết, nhóm côn đồ trên đã bỏ đi. Tỉnh dậy không thấy ai, anh Vương tìm đường bò về làng để kêu cứu.
Trong khi đó, sau khi biết anh Vương bị bắt những người còn lại đã gọi điện cầu cứu, ngay trong đêm khoảng gần 40 cán bộ gồm: lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Ngọc Hồi cùng các chiến sỹ công an huyện, công an, du kích xã cùng lực lượng kiểm lâm và Ban đã chia nhau đi tìm. Đúng lúc đó, Đoàn đã bị chúng mật phục 2 bên đường dùng đá ném khiến kính xe ôtô bị vỡ, Đinh Quốc Hoàn- Xã Đội trưởng Đắk Ang bị ném đá trúng đầu...
“Chúng tôi cũng có phương tiện hỗ trợ nhưng chúng mật phục, đánh bất ngờ chẳng thể trở tay kịp nên không ai dám chống trả. Có 2 xe máy và một xe tải ở ngoài đường, không biết xe này để chở gỗ hay chở người đến tấn công lực lượng” - anh Nguyễn Hữu Thế chưa hết bàng hoàng nói.
Ngã ba bãi cát Đắk Gô đang là điểm nóng của cả vùng về khai thác lâm sản trái phép. Theo anh Vũ Đình Chi-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Ang cho biết, sau khi đưa anh Vương đến bệnh viện, anh em có ra khu vực bãi cát ngã ba Đắk Gô thì phát hiện có 16 hộp gỗ lâm tặc khai thác, tập kết đưa về nhưng chưa kịp tẩu tán hết. Số gỗ trên khoảng 2m3. “Có lẽ chúng tưởng anh em mật phục bắt gỗ lậu như những lần trước nên tổ chức mật phục và đánh,” anh Chi khẳng định.
Theo quan sát của chúng tôi, ngã ba bãi cát Đắk Gô trên là khu vực giáp ranh giữa 2 huyện Ngọc Hồi và Đắk Glei. Đây là điểm giao giữa suối Đắk Na và sông Pôkô. Theo các cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ thi nơi đây được xem là điểm nóng, nơi tập kết gỗ lậu khai thác được không chỉ 2 huyện trên mà cả Tu Mơ Rông.
Theo anh Chi, lâm tặc thường khai thác vào ban đêm. Mỗi lần khai thác có 3 nhóm với các nhiệm vụ khác nhau. Một nhóm sẽ có nhiệm vụ cưa, xẻ. Một nhóm có nhiệm vụ kéo gỗ từ trên rừng xuống sông Pôkô. Sau đó gỗ được kết lại gắn phao là các lốp xe được bơm hơi để khi thả xuống sông thì gỗ không chìm và chạy về điểm tập kết. Tại đây nhóm 3 có nhiệm vụ kéo gỗ lên bờ và vận chuyển đi.
Bình thường ban ngày chúng đóng giả làm người đi thả lưới nhưng thực chất là canh gác, phòng từ xa để khi thấy động (có lực lượng chức năng) là báo đồng bọn qua điện thoại. Riêng con đường dẫn xuống ngã ba nếu thấy động thì lâm tặc sẽ rãi hàng loạt đinh lớn ở dọc đường hoặc đinh được đóng vào miếng gỗ nhỏ để khi xe cán phải sẽ thủng săm. Quả thật, khi tới ngã ba bãi cát Đắk Gô này dọc con đường vào (khoảng 500m) thì có hàng loạt chướng ngại vật như anh Chi kể, vì vậy chúng tôi phải xuống đi bộ và dọn đường cho xe chạy. Dọc theo dòng sông Pôkô có hàng loạt “cung đường” mòn của gỗ lậu chạy dài từ đỉnh núi đi xuống sông.
Theo anh Chi thì để giữ rừng và bắt được tang vật và lâm tặc thì các cán bộ của Ban Quản lý rừng phòng hộ chỉ có một cách là phải cắm chốt tại rừng để canh. Ngoài ra, điểm ngã ba bãi cát Đắk Gô là vùng giáp ranh 2 huyện nên cần phải có sự phối hợp giữa các đơn vị. Khu vực ngã ba này cần phải có một trạm kiểm soát liên ngành. “Lâm tặc gần như ngày nào cũng khai thác nhưng khó bắt lắm. Buổi tối nếu chỉ có 4-5 anh em là không dám vào. Nhiều khi phát hiện, chúng tôi còn bị truy đuổi ngược,” một thành viên trong Ban Quản lý rừng phòng hộ cho biết.
Theo phản ánh của các cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ thì tình trạng khai thác gỗ lậu ở quanh khu vực trên gần đây có dấu hiệu tăng, lâm tặc cũng hung hăng và táo tợn hơn trước nhiều khiến công tác quản lý vào bảo vệ những cánh rừng nơi đây càng thêm gian khó. Điều đáng buồn là các cán bộ chiến sĩ nơi đây vẫn ngày đêm phải "nếm" những trận truy sát của lâm tặc./.
Hoàng Cao Nguyên (TTXVN)