Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm chỉ đạo đoàn đàm phán của Chính phủ cần đẩy mạnh việc hoàn tất vòng đàm phán cuối cùng về Hiệp định đối tác và hợp tác (PCA) với EU để hai bên có thể ký trong tháng 10 tới tại Bỉ.
Tại phiên họp sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2010 của Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế ngày 28/6 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm yêu cầu Ủy ban cần phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành và các thành viên hoàn chỉnh Đề án chiến lược đàm phán Hiệp định thương mại tự do FTA của Việt Nam đến năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7; hoàn thiện báo cáo về tình hình sau 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); hoàn thành việc nghiên cứu về Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và dự án hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO.
Để hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm này, Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế cần phát huy mạnh mẽ vai trò trong việc phối hợp với đoàn đàm phán của Chính phủ; phối hợp trên các lĩnh vực hợp tác trong APEC, ASEAN, đa phương.
Bên cạnh đó, Ủy ban cần nâng cao vai trò tổng hợp, báo cáo chuyên sâu trong các lĩnh vực; trước mắt tập trung vào việc đánh giá tác động của việc hội nhập WTO đối với lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, Ủy ban cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để người dân, doanh nghiệp và các tổ chức hiểu rõ hơn về hội nhập kinh tế quốc tế.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng giao Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế làm đầu mối để giải quyết các vấn đề cạnh tranh trong hội nhập…
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, đến nay, Việt Nam và EU đã hoàn tất 7 vòng đàm phán về PCA; trong đó EU và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận 27/33 điều khoản.
Tuy nhiên, EU mới chỉ công nhận Việt Nam có 1/5 tiêu chí của nền kinh tế thị trường. Trong thời gian tới, đoàn đàm phán sẽ tiếp tục vận động, thúc đẩy để EU công nhận Việt Nam có thêm 2-3 tiêu chí của nền kinh tế thị trường, trước khi tiến hành đàm phán FTA Việt Nam-EU.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng cho biết, trong 6 tháng qua, đã có thêm Belarus công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, nâng tổng số 22 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường./.
Tại phiên họp sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2010 của Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế ngày 28/6 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm yêu cầu Ủy ban cần phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành và các thành viên hoàn chỉnh Đề án chiến lược đàm phán Hiệp định thương mại tự do FTA của Việt Nam đến năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7; hoàn thiện báo cáo về tình hình sau 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); hoàn thành việc nghiên cứu về Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và dự án hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO.
Để hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm này, Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế cần phát huy mạnh mẽ vai trò trong việc phối hợp với đoàn đàm phán của Chính phủ; phối hợp trên các lĩnh vực hợp tác trong APEC, ASEAN, đa phương.
Bên cạnh đó, Ủy ban cần nâng cao vai trò tổng hợp, báo cáo chuyên sâu trong các lĩnh vực; trước mắt tập trung vào việc đánh giá tác động của việc hội nhập WTO đối với lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, Ủy ban cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để người dân, doanh nghiệp và các tổ chức hiểu rõ hơn về hội nhập kinh tế quốc tế.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng giao Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế làm đầu mối để giải quyết các vấn đề cạnh tranh trong hội nhập…
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, đến nay, Việt Nam và EU đã hoàn tất 7 vòng đàm phán về PCA; trong đó EU và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận 27/33 điều khoản.
Tuy nhiên, EU mới chỉ công nhận Việt Nam có 1/5 tiêu chí của nền kinh tế thị trường. Trong thời gian tới, đoàn đàm phán sẽ tiếp tục vận động, thúc đẩy để EU công nhận Việt Nam có thêm 2-3 tiêu chí của nền kinh tế thị trường, trước khi tiến hành đàm phán FTA Việt Nam-EU.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng cho biết, trong 6 tháng qua, đã có thêm Belarus công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, nâng tổng số 22 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)