Kỹ năng trò chuyện ngoài đời thực khi mạng xã hội phát triển mạnh

Khi mới gặp ai đó, nhiều người thường vội vàng bắt chuyện, hỏi han nhằm né tránh tình trạng khoảng trống im lặng, nhưng sự tinh tế lại bắt đầu từ hành động lắng nghe.

Khi mạng xã hội càng phát triển thì việc giao tiếp ngoài đời thực lại khiến không ít người lúng túng, nhất là khi bước vào môi trường mới hay gặp gỡ những người bạn, đối tác mới. Kỹ năng trò chuyện là một trong những chìa khóa thành công. Để tạo ấn tượng tốt về bản thân, nói hay chưa đủ mà cần đúng thời điểm nữa.

Hãy nghe trước khi nói

Khi mới gặp ai đó, nhiều người thường vội vàng bắt chuyện, hỏi han nhằm né tránh tình trạng khoảng trống im lặng. Tuy nhiên, sự tinh tế lại bắt đầu từ hành động lắng nghe. Điềm đạm lắng nghe là cách chúng ta bày tỏ sự tôn trọng người đối diện, đồng thời cho chúng ta thêm thời gian để hiểu họ và chuẩn bị cho mình những câu đối đáp thông minh.

Kỹ năng trò chuyện ngoài đời thực khi mạng xã hội phát triển mạnh ảnh 1

Những chủ đề nên tránh

Khi bắt chuyện với người mới gặp, hãy tránh hỏi những chủ đề mang tính cá nhân như tiền bạc, các mối quan hệ gia đình, quan điểm chính trị hoặc tuổi tác (nhất là với phụ nữ). Không ít người nghĩ việc than vãn về một vấn đề nào đó là cách để bắt chuyện, nhưng thực tế điều này có thể tạo nên ấn tượng không tốt với đối tác trong lần gặp gỡ đầu tiên.


[18 dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn là người thông minh về cảm xúc]

Nói chuyện với ai?

Khéo léo trong giao tiếp không những được phản ánh qua ngôn ngữ mà qua cả việc bạn trò chuyện với ai. Để thể hiện phép lịch sự khi ngồi giữa một nhóm người, bạn không cần nói chuyện với tất cả mọi người, nhưng ít nhất hãy có lời chào hay mỉm cười để họ biết rằng bạn có chú ý tới sự hiện diện của họ.

Giữ bí mật

Trong những mối quan hệ ban đầu, hãy lưu ý việc chia sẻ thông tin cá nhân. Bằng việc giữ khoảng cách, bạn sẽ tạo nên sự bí ẩn và kích thích trí tò mò của người đối diện. Bên cạnh đó, khi đã hết chuyện để nói, cơ hội để bạn có được những chủ đề mới và sâu sắc cho những cuộc gặp gỡ về sau sẽ giảm đi đáng kể.

Hãy nhớ tên người bạn mới

Để tạo ấn tượng thân thiện, thay vì xưng hô anh/em/bạn, hãy sử dụng tên của người bạn mới gặp trong buổi trò chuyện. Điều này không những giúp bạn nhớ tên của họ mà còn thể hiện sự tôn trọng và thái độ chân thành của bạn đối với mối quan hệ mới này./.

Bài: Trần Yên Ly
Ảnh: TH
(Đẹp/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục