Đến dự có ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam; đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên trườngĐại học Y Hà Nội.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh ThếHuynh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo sư-bác sỹ Trần Hữu Tước - người đãhiến dâng cả cuộc đời cho Cách mạng.
Ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh, cuộc đời và sự nghiệp, tài năng và đức độ của giáosư là tấm gương sáng, để lại nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu cho nhữngngười làm nghề y, làm khoa học nước nhà. Giáo sư là biểu tượng ccho thế hệ trẻhôm nay học tập về tinh thần phấn đấu, vượt qua khó khăn để đạt đỉnh cao trong khoa học,đem tài năng và sức lực cống hiến nhiều nhất, thiết thực nhất cho Tổ quốc.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh giáo sư Trần Hữu Tước, Trưởng Ban Tuyên giáo Trungương đề nghị cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành Y tế không ngừng phấnđấu, rèn luyện, nâng cao y đức, trao dồi y thuật; nêu cao tinh thần "Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;" noi gương giáo sư-bác sỹ Trần Hữu Tước;giữ gìn bản chất tốt đẹp của đội ngũ Thầy thuốc Việt Nam. Xây dựng ngành y tếnước nhà theo phương châm khoa học, dân tộc và đại chúng, nhân đạo và nhân văn,tạo được sự tin yêu của nhân dân.
Các trường đại học, cao đẳng y dược ngoài việc đào tạo về chuyên môn cần chútrọng giáo dục y đức cho sinh viên; tuyên truyền cho sinh viên, học viên vềtruyền thống tốt đẹp của nền y học dân tộc và những gương sáng, những nhân cáchlớn của y học nước nhà như đại danh y Lê Hữu Trác, đại danh y Tuệ Tĩnh, giáo sưTrần Hữu Tước, giáo sư Tôn Thất Tùng...
Giáo dục y đức phải được coi là chương trình bắt buộc đối với sinh viên cáctrường y dược, để sau này đất nước có những thầy thuốc có đức, có tài, hết lòngvì người bệnh, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Giáo sư Trần Hữu Tước sinh ngày 13/10/1913 trong một gia đình trung lưu tại làngBạch Mai, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phốHà Nội.
Ông là một học sinh xuất sắc của trường Albert Sarraut và được cử sang Pháp học,sau thi đậu vào trường Đại học Y Paris. Năm 1940, ông bảo vệ xuất sắc luận ántốt nghiệp được nhà trường giữ lại làm trợ lý cho giáo sư Lơ-mi-e, chuyên giaTai-Mũi-Họng nổi tiếng thời đó.
Năm 1946, với lòng yêu nước và khát khao được cống hiến cho Tổ quốc, theo tiếnggọi của Cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo sư Trần Hữu Tước đã từ bỏ cuộcsống giàu sang về nước phục vụ Cách mạng.
Vượt qua khó khăn, thử thách, ông đã không ngừng sáng tạo về y lý, thể hiện nhâncách của một bác sỹ tài năng; là tấm gương sáng về y đức, y nghiệp trong côngtác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Giáo sư Trần Hữu Tước đã đảm nhiệm các cương vị công tác như giảng viên TrườngĐại học Y Dược tại chiến khu Việt Bắc, Trưởng Bộ môn Tai-Mũi-Họng Việt Nam, Việntrưởng đầu tiên của Viện Tai-Mũi-Họng Trung ương và nhiều chức vụ quan trọngkhác.
Giáo sư là người đóng góp nhiều công sức, trí tuệ để xây dựng, hoàn thiện chuyênngành Tai Mũi Họng Việt Nam . Ông để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trịkhoa học, thực tiễn như ung thư tai-mũi-họng, viêm tai-xương chũm hài nhi, điếctrẻ em, dị ứng trong tai-mũi-họng và nội soi...
Giáo sư-bác sỹ Trần Hữu Tước được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùngLao động (năm 1966), Huân chương Độc lập hạng Nhất (1983), truy tặng Giải thưởngHồ Chí Minh về khoa học và kỹ thuật (đợt I năm 1996)...
Tại Thủ đô Hà Nội có một con đường mang tên Giáo sư Trần Hữu Tước thuộc phườngNam Đồng, quận Đống Đa./.