Ngày 12/10, Cơ quan đại diện Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Họp mặt truyền thống các thế hệ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, kỷ niệm 65 năm thành lập TTXVN (15/9/1945-15/9/2010) và 50 năm Ngày thành lập Thông tấn xã Giải phóng (12/10/1960-12/10/2010) - người anh em ruột thịt "tuy hai mà một" - một bộ phận không thể tách rời của TTXVN.
Tại buổi họp mặt, Tổng giám đốc TTXVN Trần Mai Hưởng đã ôn lại những ký ức hào hùng của chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển Việt Nam Thông tấn xã (nay là TTXVN) với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc và tưởng nhớ đến hơn 260 người con của TTXVN và Thông tấn xã Giải phóng đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh độc lập, tự do của Tổ quốc.
65 năm đã trôi qua kể từ ngày Việt Nam Thông tấn xã phát đi bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử (15/9/1945), đánh dấu sự ra đời chính thức của cơ quan thông tấn nhà nước của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.
Trong hành trình vĩ đại cùng toàn thể dân tộc chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước và giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng với đội ngũ báo chí cả nước, lớp lớp các thế hệ cán bộ, phóng viên TTXVN, trong đó có các cán bộ, phóng viên Thông tấn xã Giải phóng đã nêu cao tinh thần dũng cảm, không ngại hy sinh, gian khổ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung, làm nên truyền thống vẻ vang của một cơ quan thông tấn Nhà nước hai lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng: Anh hùng Lực lượng Vũ trang và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.
Riêng đối với Thông tấn xã Giải phóng, trước yêu cầu của cách mạng miền Nam, từ một nhóm phóng viên của Phòng Việt Nam Thông tấn xã chi nhánh Nam Bộ, Thông tấn xã Giải phóng đã ra mắt tại chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh) vào ngày 12/10/1960.
Kể từ đó, lực lượng của Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã được rải khắp các chiến trường. Vừa cầm bút, cầm máy ảnh, vừa cầm súng, những phóng viên Thông tấn xã Giải phóng và Việt Nam Thông tấn xã ngày ấy đã vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ và chính trong hoàn cảnh ác liệt đó, họ đã thể hiện bản lĩnh của những người chiến sĩ cách mạng. Nhiều phóng viên Thông tấn xã Giải phóng đã trở thành "Dũng sĩ diệt Mỹ," "Dũng sĩ diệt xe tăng," "Dũng sĩ diệt máy bay"...
Sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã được hợp nhất thành TTXVN, kể từ đó TTXVN thống nhất trong cả nước, phát triển đồng đều và vững chắc, từng bước đi lên hiện đại hóa.
TTXVN ngày nay đã lớn mạnh với gần 2.300 cán bộ, phóng viên, có 63 phân xã trong nước và 27 phân xã ngoài nước, có trên 40 sản phẩm thông tin, với các loại hình báo chí đa dạng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử... đang phấn đấu trở thành tập đoàn truyền thông quốc gia mạnh, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Tại buổi họp mặt, Tổng giám đốc TTXVN Trần Mai Hưởng đã ôn lại những ký ức hào hùng của chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển Việt Nam Thông tấn xã (nay là TTXVN) với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc và tưởng nhớ đến hơn 260 người con của TTXVN và Thông tấn xã Giải phóng đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh độc lập, tự do của Tổ quốc.
65 năm đã trôi qua kể từ ngày Việt Nam Thông tấn xã phát đi bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử (15/9/1945), đánh dấu sự ra đời chính thức của cơ quan thông tấn nhà nước của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.
Trong hành trình vĩ đại cùng toàn thể dân tộc chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước và giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng với đội ngũ báo chí cả nước, lớp lớp các thế hệ cán bộ, phóng viên TTXVN, trong đó có các cán bộ, phóng viên Thông tấn xã Giải phóng đã nêu cao tinh thần dũng cảm, không ngại hy sinh, gian khổ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung, làm nên truyền thống vẻ vang của một cơ quan thông tấn Nhà nước hai lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng: Anh hùng Lực lượng Vũ trang và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.
Riêng đối với Thông tấn xã Giải phóng, trước yêu cầu của cách mạng miền Nam, từ một nhóm phóng viên của Phòng Việt Nam Thông tấn xã chi nhánh Nam Bộ, Thông tấn xã Giải phóng đã ra mắt tại chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh) vào ngày 12/10/1960.
Kể từ đó, lực lượng của Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã được rải khắp các chiến trường. Vừa cầm bút, cầm máy ảnh, vừa cầm súng, những phóng viên Thông tấn xã Giải phóng và Việt Nam Thông tấn xã ngày ấy đã vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ và chính trong hoàn cảnh ác liệt đó, họ đã thể hiện bản lĩnh của những người chiến sĩ cách mạng. Nhiều phóng viên Thông tấn xã Giải phóng đã trở thành "Dũng sĩ diệt Mỹ," "Dũng sĩ diệt xe tăng," "Dũng sĩ diệt máy bay"...
Sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã được hợp nhất thành TTXVN, kể từ đó TTXVN thống nhất trong cả nước, phát triển đồng đều và vững chắc, từng bước đi lên hiện đại hóa.
TTXVN ngày nay đã lớn mạnh với gần 2.300 cán bộ, phóng viên, có 63 phân xã trong nước và 27 phân xã ngoài nước, có trên 40 sản phẩm thông tin, với các loại hình báo chí đa dạng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử... đang phấn đấu trở thành tập đoàn truyền thông quốc gia mạnh, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)