Tình hình Kyrgyzstan lại trở nên bất ổn sau khi ngày 24/3 Phong trào xã hội "Mắt dân" tổ chức cuộc tuần hành với sự tham gia của 10.000-15.000 người tại tỉnh lỵ Suzak của tỉnh Dzhalal-Abad, miền Nam nước này.
Những người tham gia cuộc tuần hành đã nêu yêu sách đòi quốc hữu hóa mỏ vàng Kumtor có sự đầu tư của Canada và thanh lọc cơ cấu chính phủ nhằm loại trừ các quan chức tham nhũng.
Họ tuyên bố nếu chính quyền không đáp ứng những yêu sách này thì phong trào "Mắt dân" sẽ tự thành lập chính quyền nhân dân địa phương ở khu vực miền Nam Kyrgyzstan.
Khoảng 700 cảnh sát và dân phòng đã được huy động để ngăn chặn bạo động xảy ra.
Trong lịch sử Kyrgyzstan đương đại, hai cuộc nổi dậy trước đây của dân chúng ở miền Nam đã khiến chính quyền sụp đổ và Tổng thống Askar Akayev (năm 2005) cùng Tổng thống Kurmanbek Bakiev (năm 2010) đã phải cùng người thân bỏ ra nước ngoài lánh nạn.
Cuộc bạo động quần chúng tháng 4/2010 ở Kyrgyzstan đã làm 87 người thiệt mạng và khoảng 180 người bị thương./.
Những người tham gia cuộc tuần hành đã nêu yêu sách đòi quốc hữu hóa mỏ vàng Kumtor có sự đầu tư của Canada và thanh lọc cơ cấu chính phủ nhằm loại trừ các quan chức tham nhũng.
Họ tuyên bố nếu chính quyền không đáp ứng những yêu sách này thì phong trào "Mắt dân" sẽ tự thành lập chính quyền nhân dân địa phương ở khu vực miền Nam Kyrgyzstan.
Khoảng 700 cảnh sát và dân phòng đã được huy động để ngăn chặn bạo động xảy ra.
Trong lịch sử Kyrgyzstan đương đại, hai cuộc nổi dậy trước đây của dân chúng ở miền Nam đã khiến chính quyền sụp đổ và Tổng thống Askar Akayev (năm 2005) cùng Tổng thống Kurmanbek Bakiev (năm 2010) đã phải cùng người thân bỏ ra nước ngoài lánh nạn.
Cuộc bạo động quần chúng tháng 4/2010 ở Kyrgyzstan đã làm 87 người thiệt mạng và khoảng 180 người bị thương./.
(Vietnam+)