Sau thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, Trung tâm giống Nông - Lâm - Ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang, đã lai tạo thành công nhiều giống lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân và chế biến gạo xuất khẩu đạt giá trị kinh tế cao.
Cụ thể như các giống lúa GKG8, GKG9, GKG13, GKG15, OM 6976, OM 7347, OM 5954, OM 5451... Đây là những giống lúa chất lượng tốt thích hợp với điều kiện đất đai từng vùng, tiểu vùng sản xuất trên đồng ruộng Kiên Giang.
Điểm nổi trội của các giống lúa này là thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày, khả năng kháng sâu bệnh cao, chống chịu phèn và mặn, năng suất 7 - 9 tấn/ha, phẩm cấp gạo thơm ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…
Thạc sĩ Lê Hữu Toàn, Trưởng phòng Kế hoạch sản xuất, Trung tâm giống Nông - Lâm - Ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang cho biết nhóm giống GKG và OM vừa lai tạo thành công với những điểm trội của nó hoàn toàn có thể thay thế giống lúa chất lượng thấp như IR50404 và các giống khác.
Đặc biệt, một số giống lúa thích ứng tốt trên nền sản xuất luân canh lúa - tôm và lúa vụ 3.
Đây là một trong những cơ sở, điều kiện thuận lợi để tỉnh khống chế diện tích gieo sạ giống IR50404 tối đa chỉ 15%/vụ mùa, nâng cao chất lượng lúa thương phẩm hàng hóa, đáp ứng yêu cầu chế biến gạo xuất khẩu.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, việc sản xuất, kinh doanh lúa giống của nhiều tổ chức, cá nhân còn nhiều bất cập như giống lúa kinh doanh không có nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và địa chỉ, chất lượng hạt lúa giống không đảm bảo, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu.
Ngoài việc khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa chất lượng cao, các giống vừa lai tạo thành công để gieo trồng, tỉnh quy định, hướng dẫn thực hiện quản lý, nâng cao chất lượng hạt lúa giống phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
Cụ thể là đăng ký chứng nhận hợp quy, tự đánh giá hợp quy trong sản xuất, kinh doanh giống lúa nguyên chủng, xác nhận; kiểm định ruộng giống về mẫu giống, nguồn gốc, đặc điểm chủ yếu, quy trình sản xuất lúa giống, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật…/.
Cụ thể như các giống lúa GKG8, GKG9, GKG13, GKG15, OM 6976, OM 7347, OM 5954, OM 5451... Đây là những giống lúa chất lượng tốt thích hợp với điều kiện đất đai từng vùng, tiểu vùng sản xuất trên đồng ruộng Kiên Giang.
Điểm nổi trội của các giống lúa này là thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày, khả năng kháng sâu bệnh cao, chống chịu phèn và mặn, năng suất 7 - 9 tấn/ha, phẩm cấp gạo thơm ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…
Thạc sĩ Lê Hữu Toàn, Trưởng phòng Kế hoạch sản xuất, Trung tâm giống Nông - Lâm - Ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang cho biết nhóm giống GKG và OM vừa lai tạo thành công với những điểm trội của nó hoàn toàn có thể thay thế giống lúa chất lượng thấp như IR50404 và các giống khác.
Đặc biệt, một số giống lúa thích ứng tốt trên nền sản xuất luân canh lúa - tôm và lúa vụ 3.
Đây là một trong những cơ sở, điều kiện thuận lợi để tỉnh khống chế diện tích gieo sạ giống IR50404 tối đa chỉ 15%/vụ mùa, nâng cao chất lượng lúa thương phẩm hàng hóa, đáp ứng yêu cầu chế biến gạo xuất khẩu.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, việc sản xuất, kinh doanh lúa giống của nhiều tổ chức, cá nhân còn nhiều bất cập như giống lúa kinh doanh không có nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và địa chỉ, chất lượng hạt lúa giống không đảm bảo, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu.
Ngoài việc khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa chất lượng cao, các giống vừa lai tạo thành công để gieo trồng, tỉnh quy định, hướng dẫn thực hiện quản lý, nâng cao chất lượng hạt lúa giống phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
Cụ thể là đăng ký chứng nhận hợp quy, tự đánh giá hợp quy trong sản xuất, kinh doanh giống lúa nguyên chủng, xác nhận; kiểm định ruộng giống về mẫu giống, nguồn gốc, đặc điểm chủ yếu, quy trình sản xuất lúa giống, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu kỹ thuật…/.
Lê Huy Hải (TTXVN)