Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) ngày 9/9 cho biết trong tháng Tám vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - một chỉ số cơ bản trong tính tỷ lệ lạm phát, của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã tăng nhẹ trở lại trong bối cảnh giá lương thực và thực phẩm tăng cao, ảnh hưởng đến việc đưa ra các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế của chính quyền Bắc Kinh.
Trong tháng 8/2012, CPI của Trung Quốc tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức này tăng trong tháng Bảy là 1,8% và tháng Sáu là 2,2%.
Theo các phân tích của NBS, nguyên nhân dẫn tới việc CPI của tháng Tám tăng trở lại là do giá lương thực và thực phẩm tăng vì chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu cũng như giá lương thực trên thị trường thế giới tăng cao. Giá lương thực và thực phẩm ở Trung Quốc tháng qua tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn đáng kể so với mức tăng 2,4% của tháng trước đó.
Cũng theo số liệu được NBS công bố, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng Tám giảm mạnh 3,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng so với mức 2,9% của tháng Bảy và là tháng thứ sáu giảm liên tiếp kể từ tháng Ba vừa qua.
Ước tính, trong quý 2/2012, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,6%, mức thấp nhất trong vòng ba năm qua. Hồi đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng kỷ lục 9,2% của năm 2011 và 10,4% của năm 2010.
Những số liệu đầu tiên trong quý 3/2012 cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang ở tình trạng tăng trưởng chậm, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong tình trạng u ám, trong khi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt và nền kinh tế Mỹ không có tín hiệu lạc quan.
Để thúc đẩy nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng nguồn cung tiền tệ, giảm thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ, khuyến khích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tư nhân.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, cũng như hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại trong nước để đẩy mạnh cho vay đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả của những chính sách này cho tới nay vẫn chưa được thể hiện rõ ràng về mặt kinh tế./.
Trong tháng 8/2012, CPI của Trung Quốc tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức này tăng trong tháng Bảy là 1,8% và tháng Sáu là 2,2%.
Theo các phân tích của NBS, nguyên nhân dẫn tới việc CPI của tháng Tám tăng trở lại là do giá lương thực và thực phẩm tăng vì chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu cũng như giá lương thực trên thị trường thế giới tăng cao. Giá lương thực và thực phẩm ở Trung Quốc tháng qua tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn đáng kể so với mức tăng 2,4% của tháng trước đó.
Cũng theo số liệu được NBS công bố, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng Tám giảm mạnh 3,5% so với cùng kỳ năm trước, tăng so với mức 2,9% của tháng Bảy và là tháng thứ sáu giảm liên tiếp kể từ tháng Ba vừa qua.
Ước tính, trong quý 2/2012, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,6%, mức thấp nhất trong vòng ba năm qua. Hồi đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng kỷ lục 9,2% của năm 2011 và 10,4% của năm 2010.
Những số liệu đầu tiên trong quý 3/2012 cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn đang ở tình trạng tăng trưởng chậm, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong tình trạng u ám, trong khi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt và nền kinh tế Mỹ không có tín hiệu lạc quan.
Để thúc đẩy nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng nguồn cung tiền tệ, giảm thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ, khuyến khích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tư nhân.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, cũng như hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại trong nước để đẩy mạnh cho vay đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả của những chính sách này cho tới nay vẫn chưa được thể hiện rõ ràng về mặt kinh tế./.
(TTXVN)