Hiện nay tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn Nước Biếc thuộc núi Sa Lác, xã Trà Thọ, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi, lợi dụng khu vực này đang bước vào mùa mưa, các sông, suối có nhiều nước, bọn lâm tặc tập trung phá rừng, vận chuyển gỗ một cách công khai.
Sau khi đốn hạ những cây gỗ có đường kính từ 0,6m đến gần 1m, lâm tặc cho xẻ gỗ ra thành phách có chiều dài từ 3,5-4m rồi thuê người dân địa phương khiêng kéo, vận chuyển suốt ngày vượt sông Tang để đưa lên xe tải chuyển về các huyện đồng bằng hoặc xuôi theo sông đến các điểm tập kết.
Những người vận chuyển gỗ cho biết, họ là dân địa phương được chủ nậu thuê làm công. Cứ vận chuyển một phách gỗ từ núi Sa Lác vượt qua sông Tang đưa lên tập kết họ được trả công 40.000 đồng. Nếu lực lượng kiểm lâm phát hiện, bắt giữ thì cũng khó tìm ra chủ nậu tàn phá rừng lấy gỗ, vì các chủ nậu không xuất hiện mà chỉ điều khiển thuê người qua nhiều tầng nấc khác nhau.
Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Tây Trà cho biết trong những ngày vừa qua, Hạt nhận được thông tin phản ánh có hàng chục người ở xã Trà Thọ khuân vác gỗ trong rừng ra để tập kết, Hạt đã bố trí lực lượng và chờ các chủ nậu đưa xe vào vận chuyển gỗ để bắt quả tang.
Còn ông Hồ Văn Quế, một người dân ở xã Trà Trung, huyện Tây Trà cho biết, cứ thứ Bẩy, Chủ Nhật là ngày nghỉ làm việc của cơ quan nhà nước, bọn lâm tặc lại đưa xe tải vào rừng vận chuyển gỗ đi.
Nếu việc xử lý, ngăn chặn những vụ phá rừng chỉ chờ khi bọn lâm tặc đưa gỗ ra khỏi rừng mới bắt xử lý như theo cách giải thích của lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Tây Trà thì các khu rừng nguyên sinh ở huyện vùng cao này chỉ vài tháng mùa mưa sẽ bị bọn lâm tặc chặt hạ hàng trăm, hàng nghìn mét khối và có nguy cơ bị xóa sạch. Do đó lãnh đạo huyện Tây Trà cần chỉ đạo các ngành chức năng của huyện tập trung kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng phá rừng đầu nguồn đang diễn ra công khai ở xã Trà Thọ./.
Sau khi đốn hạ những cây gỗ có đường kính từ 0,6m đến gần 1m, lâm tặc cho xẻ gỗ ra thành phách có chiều dài từ 3,5-4m rồi thuê người dân địa phương khiêng kéo, vận chuyển suốt ngày vượt sông Tang để đưa lên xe tải chuyển về các huyện đồng bằng hoặc xuôi theo sông đến các điểm tập kết.
Những người vận chuyển gỗ cho biết, họ là dân địa phương được chủ nậu thuê làm công. Cứ vận chuyển một phách gỗ từ núi Sa Lác vượt qua sông Tang đưa lên tập kết họ được trả công 40.000 đồng. Nếu lực lượng kiểm lâm phát hiện, bắt giữ thì cũng khó tìm ra chủ nậu tàn phá rừng lấy gỗ, vì các chủ nậu không xuất hiện mà chỉ điều khiển thuê người qua nhiều tầng nấc khác nhau.
Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Tây Trà cho biết trong những ngày vừa qua, Hạt nhận được thông tin phản ánh có hàng chục người ở xã Trà Thọ khuân vác gỗ trong rừng ra để tập kết, Hạt đã bố trí lực lượng và chờ các chủ nậu đưa xe vào vận chuyển gỗ để bắt quả tang.
Còn ông Hồ Văn Quế, một người dân ở xã Trà Trung, huyện Tây Trà cho biết, cứ thứ Bẩy, Chủ Nhật là ngày nghỉ làm việc của cơ quan nhà nước, bọn lâm tặc lại đưa xe tải vào rừng vận chuyển gỗ đi.
Nếu việc xử lý, ngăn chặn những vụ phá rừng chỉ chờ khi bọn lâm tặc đưa gỗ ra khỏi rừng mới bắt xử lý như theo cách giải thích của lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Tây Trà thì các khu rừng nguyên sinh ở huyện vùng cao này chỉ vài tháng mùa mưa sẽ bị bọn lâm tặc chặt hạ hàng trăm, hàng nghìn mét khối và có nguy cơ bị xóa sạch. Do đó lãnh đạo huyện Tây Trà cần chỉ đạo các ngành chức năng của huyện tập trung kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các đối tượng phá rừng đầu nguồn đang diễn ra công khai ở xã Trà Thọ./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN/Vietnam+)