Lần đầu tiên quan sát được sự ra đời của hố đen

Các nhà thiên văn học lần đầu quan sát được sự hình thành hố đen khi theo dõi một siêu tân tinh cách Trái Đất 50 triệu năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn họa lần đầu tiên quan sát được sự hình thành của một hố đen khi theo dõi một siêu tân tinh nằm cách Trái Đất 50 triệu năm ánh sáng trong một thời gian dài.

Các nhà thiên văn học xác nhận ánh sáng từ một siêu tân tinh do một nhà thiên văn học nghiệp dư nhìn thấy năm 1979 có thể bị che khuất bởi một hố đen đang hình thành sau vụ “đổ sập” của một ngôi sao lớn.

Theo nguồn tin trên, các thiết bị hiện đại trong đó có tháp quan sát tia X Chandra của NASA đã theo dõi một siêu tân tinh nằm cách Trái Đất 50 triệu năm ánh sáng trong một thời gian dài.

Kết quả quan sát đã cung cấp cho các nhà khoa học bằng chứng về một hố đen ẩn sau ánh sáng phát ra từ vụ nổ này.

Tờ The Independent của Anh ngày 18/11 cho biết dữ liệu thu được từ các quan sát khác nhau đã giúp các nhà thiên văn dò được những tia X phát ra từ vụ nổ của siêu tân tinh trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2007. Dựa trên các dữ liệu này, các nhà thiên văn đã xác định được có một hố đen bên trong siêu tân tinh đang hút các vật chất vào trong.

Daniel Patnaude thuộc Trung tâm vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian ở Cambridge cho biết: “Nếu những lý giải của chúng tôi là chính xác, đây chính là một ví dụ gần nhất về sự ra đời một hố đen được quan sát thấy.”

Các nhà khoa học tin rằng đây là cách hình thành hố đen điển hình nhất của những siêu tân tinh này và cũng lý giải vì sao khám phá này thú vị đến vậy. Abraham Loeb thuộc trung tâm Harvard cho biết: “Đây có thể là lần đầu tiên quá trình hình thành một hố đen có thể quan sát được. Tuy nhiên, rất khó để kiểm tra sự hình thành của một hố đen vì phải mất đến hàng thập kỷ quan sát tia X đủ để đưa ra những kết luận chính xác”./.

Cao Phong (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục