Lào Cai lần đầu tiên dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam của USAID công bố ngày 23/2.
Bắc Ninh và Long An là hai tỉnh chiếm vị trí tiếp theo. Bên cạnh đó, hai tỉnh Hà Tĩnh và Bình Phước cũng bất ngờ lọt vào nhóm 10 tỉnh dẫn đầu PCI năm 2011. Cao Bằng là tỉnh đứng ở vị trí cuối cùng.
PCI 2011 khảo sát gần 7.000 doanh nghiệp Việt Nam ở 63 tỉnh và thành phố cho thấy công tác điều hành kinh tế cấp tỉnh tiếp tục có sự cải thiện. Điểm số PCI của tỉnh đứng ở vị trí trung bình năm 2011 đạt hơn 59 điểm, cao hơn khoảng 1 điểm so với năm 2009 và 2010. Điểm số cải thiện phản ánh thực tế là hầu hết các tỉnh tiếp tục cam kết cải cách công tác điều hành kinh tế tại địa phương mình.
Tại lễ công bố, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh việc xây dựng và công bố chỉ số PCI nhằm hỗ trợ các tỉnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và các tỉnh đang ngày càng quan tâm, đánh giá cao về ý nghĩa và tác động của chỉ số này.
Qua việc xây dựng chỉ số PCI, khoảng cách về chất lượng điều hành giữa các tỉnh, thành phố đang có xu hướng thu hẹp lại và các tỉnh, thành phố đã có nhiều cách thức khác nhau nâng cao chất lượng điều hành và cải thiện môi trường kinh doanh của mình.
[PCI 2011: Thứ hạng biến động lớn theo chiều ngược]
Năm 2011 là năm khó khăn đối với nền kinh tế nhưng doanh nghiệp vẫn đánh giá cao việc cải thiện môi trường kinh doanh trong các lĩnh vực gia nhập thị trường, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, chất lượng đào tạo lao động, tiếp cận đất đai… Qua những thông điệp này, Chính phủ cũng như chính quyền địa phương sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kỳ vọng thời gian tới, Việt Nam không chỉ là điểm hấp dẫn của các dự án đầu tư tìm đến chi phí rẻ mà Việt Nam phải hướng tới thu hút đầu tư có giá trị gia tăng cao hơn, có công nghệ cao hơn, có sự gắn kết và lan tỏa tích cực hơn với các doanh nghiệp tại địa phương, ông Vũ Tiến Lộc cho biết.
Cũng tại lễ công bố, ông David B.Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định PCI là công cụ hữu ích để lãnh đạo các tỉnh xác định được những lĩnh vực cần cải cách và có những hành động cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh. Các nhà đầu tư cũng sử dụng chỉ số PCI để đánh giá môi trường đầu tư, ra quyết định mở rộng kinh doanh và lựa chọn địa điểm đầu tư.
PCI 2011 đã nêu bật tầm quan trọng của điều hành kinh tế trong việc thu hút đầu tư tạo việc làm và hỗ trợ tăng cường kinh tế, nó thể hiện xu hướng tiếp tục cải thiện điều hành kinh tế ở nhiều tỉnh Việt Nam./.
Bắc Ninh và Long An là hai tỉnh chiếm vị trí tiếp theo. Bên cạnh đó, hai tỉnh Hà Tĩnh và Bình Phước cũng bất ngờ lọt vào nhóm 10 tỉnh dẫn đầu PCI năm 2011. Cao Bằng là tỉnh đứng ở vị trí cuối cùng.
PCI 2011 khảo sát gần 7.000 doanh nghiệp Việt Nam ở 63 tỉnh và thành phố cho thấy công tác điều hành kinh tế cấp tỉnh tiếp tục có sự cải thiện. Điểm số PCI của tỉnh đứng ở vị trí trung bình năm 2011 đạt hơn 59 điểm, cao hơn khoảng 1 điểm so với năm 2009 và 2010. Điểm số cải thiện phản ánh thực tế là hầu hết các tỉnh tiếp tục cam kết cải cách công tác điều hành kinh tế tại địa phương mình.
Tại lễ công bố, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh việc xây dựng và công bố chỉ số PCI nhằm hỗ trợ các tỉnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và các tỉnh đang ngày càng quan tâm, đánh giá cao về ý nghĩa và tác động của chỉ số này.
Qua việc xây dựng chỉ số PCI, khoảng cách về chất lượng điều hành giữa các tỉnh, thành phố đang có xu hướng thu hẹp lại và các tỉnh, thành phố đã có nhiều cách thức khác nhau nâng cao chất lượng điều hành và cải thiện môi trường kinh doanh của mình.
[PCI 2011: Thứ hạng biến động lớn theo chiều ngược]
Năm 2011 là năm khó khăn đối với nền kinh tế nhưng doanh nghiệp vẫn đánh giá cao việc cải thiện môi trường kinh doanh trong các lĩnh vực gia nhập thị trường, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, chất lượng đào tạo lao động, tiếp cận đất đai… Qua những thông điệp này, Chính phủ cũng như chính quyền địa phương sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kỳ vọng thời gian tới, Việt Nam không chỉ là điểm hấp dẫn của các dự án đầu tư tìm đến chi phí rẻ mà Việt Nam phải hướng tới thu hút đầu tư có giá trị gia tăng cao hơn, có công nghệ cao hơn, có sự gắn kết và lan tỏa tích cực hơn với các doanh nghiệp tại địa phương, ông Vũ Tiến Lộc cho biết.
Cũng tại lễ công bố, ông David B.Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định PCI là công cụ hữu ích để lãnh đạo các tỉnh xác định được những lĩnh vực cần cải cách và có những hành động cụ thể để cải thiện môi trường kinh doanh. Các nhà đầu tư cũng sử dụng chỉ số PCI để đánh giá môi trường đầu tư, ra quyết định mở rộng kinh doanh và lựa chọn địa điểm đầu tư.
PCI 2011 đã nêu bật tầm quan trọng của điều hành kinh tế trong việc thu hút đầu tư tạo việc làm và hỗ trợ tăng cường kinh tế, nó thể hiện xu hướng tiếp tục cải thiện điều hành kinh tế ở nhiều tỉnh Việt Nam./.
Thu Hà (TTXVN)