Sau khi thẩm định, rà soát các hộ dân nằm trong vùng thiên tai nguy hiểm, tỉnh Lào Cai đã có kế hoạch di dời khẩn cấp 896 hộ tập trung ở các huyện Văn Bàn, Bảo Yên, Bát Xát và Sa Pa.
Theo anh Vương Văn Thang, cán bộ Chi cục phát triển nông thôn Lào Cai, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã di dời được 212 hộ, trong tổng số 492 hộ theo kế hoạch từ đầu năm, nhưng trước mùa mưa bão năm nay, qua khảo sát Chi cục lại phát hiện và đề xuất thêm 404 hộ cần di dời khẩn cấp, nâng tổng số cần di dời là 896 hộ với mức kinh phí gần 9 tỷ đồng.
Đến ngày 4/8, huyện Bảo Thắng đã di dời được 54 hộ ra khỏi vùng nguy hiểm, trở thành huyện đầu tiên hoàn thành di dân ra khỏi vùng thiên tai theo kế hoạch trong năm 2010.
Để đảm bảo an toàn cho nhân dân trước khi mùa mưa lũ đến, tỉnh Lào Cai đang tập trung di dời trên 600 hộ còn lại từ nay đến cuối tháng Tám với mức hỗ trợ mỗi hộ nằm trong vùng nguy cơ phải di dời là 10 triệu đồng; hộ đã bị thiệt hại di dời đến nơi ở mới là 20 triệu đồng.
Chủ động phòng, chống giảm nhẹ thiên tai lũ quét, sạt lở đất, Lào Cai tập trung thực hiện đồng bộ bốn giải pháp. Đó là đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; tổ chức di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai (kè, nắn suối) và cảnh báo sớm (cột tiêu, biển báo nguy hiểm) và nâng cao năng lực tổ chức ứng cứu, khắc phục thiên tai theo phương châm "bốn tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
Phó trưởng ban phòng chống lụt bão tỉnh Lào Cai, Ma Quang Trung cho biết, tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương ưu tiên phương án di chuyển và bảo đảm đời sống cho nhân dân ở vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, trọng điểm là huyện Bát Xát, đã tổ chức di chuyển hơn 200 hộ tại các xã Phìn Ngan, Pa Cheo, Nậm Pung, Bản Xèo, Mường Hum ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở; sắp xếp chín điểm dân cư tập trung mới, mỗi hộ di chuyển nhà được trợ giúp 10 triệu đồng kèm theo mặt bằng để xây dựng nhà ở vững chắc, ổn định cuộc sống.
Tại huyện Sa Pa, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão các xã Hầu Thào, Sử Pán, Thanh Kim, Thanh Phú, Nậm Sài đã di chuyển 50 hộ người Mông, Dao ở chân núi và ven suối ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống. Còn tại xã Bản Hồ, Sa Pa đã lắp đặt trạm đo mưa và trạm phát thanh cảnh báo sớm để giúp đồng bào dân tộc Tày nơi đây chủ động phòng, tránh lũ quét, lũ ống xảy ra trên thượng nguồn suối Mường Hoa.
Lào Cai đặc biệt chú trọng phát huy khả năng phòng, chống lũ quét, sạt lở đất trong cộng đồng dân cư. Theo ông Ma Quang Trung, người dân hiểu rõ nhất trong thôn bản mình thường xảy ra những loại thiên tai gì, vào thời điểm nào, do vậy phòng tránh đơn giản và hiệu quả hơn, vì vậy cần tập trung theo hướng này sẽ đạt hiệu quả hơn./.
Theo anh Vương Văn Thang, cán bộ Chi cục phát triển nông thôn Lào Cai, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã di dời được 212 hộ, trong tổng số 492 hộ theo kế hoạch từ đầu năm, nhưng trước mùa mưa bão năm nay, qua khảo sát Chi cục lại phát hiện và đề xuất thêm 404 hộ cần di dời khẩn cấp, nâng tổng số cần di dời là 896 hộ với mức kinh phí gần 9 tỷ đồng.
Đến ngày 4/8, huyện Bảo Thắng đã di dời được 54 hộ ra khỏi vùng nguy hiểm, trở thành huyện đầu tiên hoàn thành di dân ra khỏi vùng thiên tai theo kế hoạch trong năm 2010.
Để đảm bảo an toàn cho nhân dân trước khi mùa mưa lũ đến, tỉnh Lào Cai đang tập trung di dời trên 600 hộ còn lại từ nay đến cuối tháng Tám với mức hỗ trợ mỗi hộ nằm trong vùng nguy cơ phải di dời là 10 triệu đồng; hộ đã bị thiệt hại di dời đến nơi ở mới là 20 triệu đồng.
Chủ động phòng, chống giảm nhẹ thiên tai lũ quét, sạt lở đất, Lào Cai tập trung thực hiện đồng bộ bốn giải pháp. Đó là đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; tổ chức di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai (kè, nắn suối) và cảnh báo sớm (cột tiêu, biển báo nguy hiểm) và nâng cao năng lực tổ chức ứng cứu, khắc phục thiên tai theo phương châm "bốn tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ và hậu cần tại chỗ).
Phó trưởng ban phòng chống lụt bão tỉnh Lào Cai, Ma Quang Trung cho biết, tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương ưu tiên phương án di chuyển và bảo đảm đời sống cho nhân dân ở vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, trọng điểm là huyện Bát Xát, đã tổ chức di chuyển hơn 200 hộ tại các xã Phìn Ngan, Pa Cheo, Nậm Pung, Bản Xèo, Mường Hum ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở; sắp xếp chín điểm dân cư tập trung mới, mỗi hộ di chuyển nhà được trợ giúp 10 triệu đồng kèm theo mặt bằng để xây dựng nhà ở vững chắc, ổn định cuộc sống.
Tại huyện Sa Pa, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão các xã Hầu Thào, Sử Pán, Thanh Kim, Thanh Phú, Nậm Sài đã di chuyển 50 hộ người Mông, Dao ở chân núi và ven suối ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống. Còn tại xã Bản Hồ, Sa Pa đã lắp đặt trạm đo mưa và trạm phát thanh cảnh báo sớm để giúp đồng bào dân tộc Tày nơi đây chủ động phòng, tránh lũ quét, lũ ống xảy ra trên thượng nguồn suối Mường Hoa.
Lào Cai đặc biệt chú trọng phát huy khả năng phòng, chống lũ quét, sạt lở đất trong cộng đồng dân cư. Theo ông Ma Quang Trung, người dân hiểu rõ nhất trong thôn bản mình thường xảy ra những loại thiên tai gì, vào thời điểm nào, do vậy phòng tránh đơn giản và hiệu quả hơn, vì vậy cần tập trung theo hướng này sẽ đạt hiệu quả hơn./.
Lục Văn Toán (TTXVN/Vietnam+)