Không coi giúp việc là một nghề, đa số người giúp việc tự thỏa thuận thời gian làm việc, mức lương... với chủ nhà bằng miệng thay vì ký kết hợp đồng lao động. Chính vì vậy, họ đã gặp nhiều rủi ro, nguy cơ hơn hẳn lao động các ngành nghề khác.
Đây cũng chính là vấn đề được đưa ra mổ xẻ tại hội thảo triển khai hướng dẫn quy định của Bộ Luật Lao động năm 2012 về lao động giúp việc gia đình do Bộ Lao động Thương binh và Xã hôi tổ chức ngày 18/10.
Hơn 30% lao động bị bạo hành
Tại hội thảo, một nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới thực hiện trong năm 2011 trên 600 lao động giúp việc tại nhà đã đưa ra những số liệu đáng báo động về những rủi ro mà đối tượng lao động này gặp phải.
Theo kết quả nghiên cứu, nhiều lao động giúp việc bị bạo hành khi hành nghề. Hơn 30% lao động giúp việc tại gia bị bạo hành; trong đó 27% người lao động từng bị mắng chửi và tát, 0,7% người lao động bị đánh. Nguyên nhân chủ yếu là do người giúp việc chưa làm đúng hoặc làm theo yêu cầu của chủ hoặc bị nghi trộm đồ, tiền bạc.
Một bộ phận lao động nữ giúp việc gia đình thường xuyên nghe những lời tán tỉnh, thậm chí bị đề nghị quan hệ tình dục và cưỡng bức (0,3% đã từng bị ép phải quan hệ tình dục).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa phần lao động giúp việc không có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Kết quả trong gần 300 người giúp việc gia đình ở tại nhà chủ chỉ có 3% có bảo hiểm xã hội và 18% có bảo hiểm y tế. Số này phần lớn là tự mua hoặc do Nhà nước chi trả vì thuộc diện hộ nghèo.
Theo số liệu mới đây của Vụ Bình đẳng giới, hiện nay có 200 lao động nước ngoài làm nghề giúp việc gia đình trú tại Quận 2 (thành phố Hồ Chí Minh). Lương của các lao động này từ 700-1.200 USD nhưng chưa được chi trả các khoản bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội khác.
Đa phần người lao động đi làm giúp việc không coi đây là một nghề. Vì vậy họ chỉ sử dụng khoảng 50% thời gian để làm nghề, số còn lại có thể làm thêm các công việc thời vụ khác như làm ruộng, buôn bán vặt… Có tới 50% số lao động nghĩ đây là việc làm thời vụ và 100% số lao động đi giúp việc không coi đây là công việc.
Cần cụ thể hóa bằng Nghị định
Nhiều chuyên gia cho rằng, để đảm bảo quyền lợi của lao động giúp việc, các quy định về lĩnh vực này cần phải được làm rõ hơn trong các Nghị định về hợp đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc, tố cáo bạo hành…
Mặt khác, dù lao động giúp việc gia đình đã được đưa vào đối tượng điều chỉnh trong Luật Lao động mới song hầu hết các quy định vẫn chỉ mang tính chất chung chung, chưa đủ sức mạnh để bảo vệ quyền lợi cho nhóm lao động này.
Theo Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, chuyên viên Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), luật chưa có những quy định cụ thể thế nào là lao động giúp việc tại nhà nên các nội dung kèm theo cũng chưa được rõ ràng.
Đồng tình với quan điểm này, bà Natsu Nogami, chuyên gia tư vấn về pháp luật lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đánh giá việc đưa lao động giúp việc gia đình vào Bộ luật lao động năm 2012 là tiến bộ vượt bậc của Việt Nam. Tuy nhiên, theo bà Natsu Nogami, Việt Nam cần xây dựng một Nghị định hướng dẫn để làm rõ các điểm như: quy định bảo vệ người lao động khỏi bị phân biệt đối xử khi mang thai, quấy rối tình dục và bạo lực tại nơi làm việc, quy định độ tuổi tối thiểu và bản chất độc hại của nhiều loại hình công việc giúp việc gia đình của trẻ em…
Mặc dù đồng ý rằng cần phải có các văn bản dưới luật để cụ thể hóa các quy định song theo bà Diệu Hồng thì phần lớn lao động giúp việc gia đình hiện nay có trình độ văn hóa thấp, họ thích thỏa thuận lao động bằng miệng hơn việc ký hợp đồng. Vì vậy, nếu Nghị định hướng dẫn được luật hóa quá sâu sắc thì khi đưa vào thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng: “Trước mắt cần tuyên truyền để người lao động thấy rõ được nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân khi tham gia ký kết hợp đồng lao động. Có như vậy, thì việc quản lý đối tượng lao động này mới được thực hiện”./.
Đây cũng chính là vấn đề được đưa ra mổ xẻ tại hội thảo triển khai hướng dẫn quy định của Bộ Luật Lao động năm 2012 về lao động giúp việc gia đình do Bộ Lao động Thương binh và Xã hôi tổ chức ngày 18/10.
Hơn 30% lao động bị bạo hành
Tại hội thảo, một nghiên cứu của Viện Gia đình và Giới thực hiện trong năm 2011 trên 600 lao động giúp việc tại nhà đã đưa ra những số liệu đáng báo động về những rủi ro mà đối tượng lao động này gặp phải.
Theo kết quả nghiên cứu, nhiều lao động giúp việc bị bạo hành khi hành nghề. Hơn 30% lao động giúp việc tại gia bị bạo hành; trong đó 27% người lao động từng bị mắng chửi và tát, 0,7% người lao động bị đánh. Nguyên nhân chủ yếu là do người giúp việc chưa làm đúng hoặc làm theo yêu cầu của chủ hoặc bị nghi trộm đồ, tiền bạc.
Một bộ phận lao động nữ giúp việc gia đình thường xuyên nghe những lời tán tỉnh, thậm chí bị đề nghị quan hệ tình dục và cưỡng bức (0,3% đã từng bị ép phải quan hệ tình dục).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa phần lao động giúp việc không có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Kết quả trong gần 300 người giúp việc gia đình ở tại nhà chủ chỉ có 3% có bảo hiểm xã hội và 18% có bảo hiểm y tế. Số này phần lớn là tự mua hoặc do Nhà nước chi trả vì thuộc diện hộ nghèo.
Theo số liệu mới đây của Vụ Bình đẳng giới, hiện nay có 200 lao động nước ngoài làm nghề giúp việc gia đình trú tại Quận 2 (thành phố Hồ Chí Minh). Lương của các lao động này từ 700-1.200 USD nhưng chưa được chi trả các khoản bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội khác.
Đa phần người lao động đi làm giúp việc không coi đây là một nghề. Vì vậy họ chỉ sử dụng khoảng 50% thời gian để làm nghề, số còn lại có thể làm thêm các công việc thời vụ khác như làm ruộng, buôn bán vặt… Có tới 50% số lao động nghĩ đây là việc làm thời vụ và 100% số lao động đi giúp việc không coi đây là công việc.
Cần cụ thể hóa bằng Nghị định
Nhiều chuyên gia cho rằng, để đảm bảo quyền lợi của lao động giúp việc, các quy định về lĩnh vực này cần phải được làm rõ hơn trong các Nghị định về hợp đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc, tố cáo bạo hành…
Mặt khác, dù lao động giúp việc gia đình đã được đưa vào đối tượng điều chỉnh trong Luật Lao động mới song hầu hết các quy định vẫn chỉ mang tính chất chung chung, chưa đủ sức mạnh để bảo vệ quyền lợi cho nhóm lao động này.
Theo Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, chuyên viên Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), luật chưa có những quy định cụ thể thế nào là lao động giúp việc tại nhà nên các nội dung kèm theo cũng chưa được rõ ràng.
Đồng tình với quan điểm này, bà Natsu Nogami, chuyên gia tư vấn về pháp luật lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đánh giá việc đưa lao động giúp việc gia đình vào Bộ luật lao động năm 2012 là tiến bộ vượt bậc của Việt Nam. Tuy nhiên, theo bà Natsu Nogami, Việt Nam cần xây dựng một Nghị định hướng dẫn để làm rõ các điểm như: quy định bảo vệ người lao động khỏi bị phân biệt đối xử khi mang thai, quấy rối tình dục và bạo lực tại nơi làm việc, quy định độ tuổi tối thiểu và bản chất độc hại của nhiều loại hình công việc giúp việc gia đình của trẻ em…
Mặc dù đồng ý rằng cần phải có các văn bản dưới luật để cụ thể hóa các quy định song theo bà Diệu Hồng thì phần lớn lao động giúp việc gia đình hiện nay có trình độ văn hóa thấp, họ thích thỏa thuận lao động bằng miệng hơn việc ký hợp đồng. Vì vậy, nếu Nghị định hướng dẫn được luật hóa quá sâu sắc thì khi đưa vào thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho rằng: “Trước mắt cần tuyên truyền để người lao động thấy rõ được nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân khi tham gia ký kết hợp đồng lao động. Có như vậy, thì việc quản lý đối tượng lao động này mới được thực hiện”./.
Hồng Kiều (Vietnam+)