Sáng 23/4, Bộ Nội vụ đã công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương và Tổ biên tập đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng.”
Ban Chỉ đạo Trung ương do ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng.” Từ kết quả nghiệm thu, báo cáo, đề xuất Bộ Chính trị quyết định các chủ trương giải pháp đổi cách tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng.
Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng” tập trung nghiên cứu đổi mới tuyển chọn lãnh đạo giữ các chức danh, chức vụ quản lý như: vụ trưởng, phó vụ trưởng; giám đốc sở, phó giám đốc sở; giám đốc và phó giám đốc trung tâm; trưởng phòng, phó trưởng phòng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị.
Việc triển khai đề án sẽ đáp ứng yêu cầu cải cách chế độ công chức, công vụ; đổi mới về tư duy, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ, góp phần thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời khắc phục những hạn chế của phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng hiện nay.
Các nội dung đổi mới cách tuyển chọn được dự thảo đề án đề cập đến gồm: hoàn thiện, bổ sung các quy định hiện hành về bổ nhiệm lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng; thực hiện thi tuyển cạnh tranh tuyển chọn Vụ trưởng, Giám đốc Sở, Trưởng phòng; thực hiện lãnh đạo cấp trên trực tiếp tiến cử Vụ trưởng, Giám đốc Sở, Trưởng phòng; thực hiện cơ chế Vụ trưởng, Giám đốc Sở, Trưởng phòng giới thiệu đề cử Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc Sở, Phó Trưởng phòng.
Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 11/2012, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ nghiên cứu, đánh giá hệ thống các văn bản của Đảng và Nhà nước quy định về việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng; khảo sát thực trạng việc thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng thời gian qua trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương để đưa ra các giải pháp, kiến nghị về việc đổi mới cách tuyển chọn của các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý. Ban chỉ đạo cũng tổ chức các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng; hoàn thiện các Tiểu đề án để trình Bộ Chính trị thông qua.
Tại phiên họp đầu tiên, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương đã thảo luận và cho ý kiến về một số nội dung liên quan đến việc triển khai xây dựng Đề án. Một số ý kiến cho rằng, việc thí điểm nên tập trung chủ yếu ở các cơ quan bộ, sau khi rút kinh nghiệm mới triển khai ra các địa phương, không nên thí điểm ồ ạt. Bên cạnh đó, phải đề ra chủ trương giải pháp và nội dung đổi mới là gì, đánh giá chính xác tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng hiện nay để đưa ra quan điểm đổi mới cách tuyển chọn cho phù hợp; có tiêu chí hợp lý đối với chức danh tương đương cấp vụ. Dù đổi mới cách tuyển chọn song vẫn phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng có thẩm quyền trong công tác tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng./.
Ban Chỉ đạo Trung ương do ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng.” Từ kết quả nghiệm thu, báo cáo, đề xuất Bộ Chính trị quyết định các chủ trương giải pháp đổi cách tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng.
Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng” tập trung nghiên cứu đổi mới tuyển chọn lãnh đạo giữ các chức danh, chức vụ quản lý như: vụ trưởng, phó vụ trưởng; giám đốc sở, phó giám đốc sở; giám đốc và phó giám đốc trung tâm; trưởng phòng, phó trưởng phòng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị.
Việc triển khai đề án sẽ đáp ứng yêu cầu cải cách chế độ công chức, công vụ; đổi mới về tư duy, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ, góp phần thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời khắc phục những hạn chế của phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng hiện nay.
Các nội dung đổi mới cách tuyển chọn được dự thảo đề án đề cập đến gồm: hoàn thiện, bổ sung các quy định hiện hành về bổ nhiệm lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng; thực hiện thi tuyển cạnh tranh tuyển chọn Vụ trưởng, Giám đốc Sở, Trưởng phòng; thực hiện lãnh đạo cấp trên trực tiếp tiến cử Vụ trưởng, Giám đốc Sở, Trưởng phòng; thực hiện cơ chế Vụ trưởng, Giám đốc Sở, Trưởng phòng giới thiệu đề cử Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc Sở, Phó Trưởng phòng.
Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 11/2012, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ nghiên cứu, đánh giá hệ thống các văn bản của Đảng và Nhà nước quy định về việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng; khảo sát thực trạng việc thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng thời gian qua trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương để đưa ra các giải pháp, kiến nghị về việc đổi mới cách tuyển chọn của các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý. Ban chỉ đạo cũng tổ chức các chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng; hoàn thiện các Tiểu đề án để trình Bộ Chính trị thông qua.
Tại phiên họp đầu tiên, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương đã thảo luận và cho ý kiến về một số nội dung liên quan đến việc triển khai xây dựng Đề án. Một số ý kiến cho rằng, việc thí điểm nên tập trung chủ yếu ở các cơ quan bộ, sau khi rút kinh nghiệm mới triển khai ra các địa phương, không nên thí điểm ồ ạt. Bên cạnh đó, phải đề ra chủ trương giải pháp và nội dung đổi mới là gì, đánh giá chính xác tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng hiện nay để đưa ra quan điểm đổi mới cách tuyển chọn cho phù hợp; có tiêu chí hợp lý đối với chức danh tương đương cấp vụ. Dù đổi mới cách tuyển chọn song vẫn phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng có thẩm quyền trong công tác tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)