Từ ngày 16-18/4 (tức ngày 14-16/3 âm lịch), ban quản lý khu di tích Gò Tháp, Đồng Tháp long trọng tổ chức lễ hội Gò Tháp vía Bà Chúa Xứ tại khu di tích cấp quốc gia Gò Tháp, thuộc xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Bà Chúa Xứ được nhân dân tôn thờ là người có công khai phá vùng đất này.
Lễ hội Gò Tháp là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính xã hội cao, diễn ra từ chiều 14 đến rạng sáng ngày 16 âm lịch với hai phần là phần lễ và phần hội.
Phần lễ bao gồm lễ cúng chính, lễ cầu an, lễ cúng thần nông, lễ thỉnh sanh nhằm ca ngợi công đức các bậc tiền nhân có công khai mở đất nước, các anh hùng dân tộc cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Phần hội có các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ, giao lưu ca hát, đờn ca tài tử và đặc biệt có hơn 1.000 gian hàng mua bán các loại sản phẩm bách hóa và các loại đặc sản cây trái của vùng sông nước Đồng Tháp Mười.
Lễ hội có quy mô tổ chức lớn, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách từ mọi miền hành hương về đây.
Trên bộ, dưới sông, xuồng, ghe, xe cộ tấp nập, từng đoàn người nối tiếp nhau đổ về khu vực trung tâm lễ hội với muôn màu, muôn sắc và với cùng một tâm thế hướng thiện cộng cảm.
Lễ hội Gò Tháp là hoạt động văn hóa dân gian mang đặc thù riêng của vùng sông nước Đồng Tháp Mười, ngoài yếu tố thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo ,còn có tác dụng động viên, khuyến khích nhân dân lao động sản xuất, vui chơi giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc.
Khu di tích Gò Tháp là "cái rốn" của vùng Đồng Tháp Mười. Nơi đây hiện còn quần thể di tích của Vương quốc Phù Nam cách đây hơn 1.500 năm; có hai di tích thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cùng nhiều tầng dân hóa dân gian.
Hiện nay, Gò Tháp được tỉnh Đồng Tháp quy hoạch tổng thể với diện tích 300ha để làm khu di tích bảo tồn, bảo tàng; khu rừng sinh thái; khu dịch vụ; khu nuôi thú hoang dã Đồng Tháp Mười. Tỉnh đang quy hoạch xây dựng giữa Gò Tháp là Tháp Sen cao 110m và công trình Khu di tích xứ ủy Nam Bộ./.
Bà Chúa Xứ được nhân dân tôn thờ là người có công khai phá vùng đất này.
Lễ hội Gò Tháp là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính xã hội cao, diễn ra từ chiều 14 đến rạng sáng ngày 16 âm lịch với hai phần là phần lễ và phần hội.
Phần lễ bao gồm lễ cúng chính, lễ cầu an, lễ cúng thần nông, lễ thỉnh sanh nhằm ca ngợi công đức các bậc tiền nhân có công khai mở đất nước, các anh hùng dân tộc cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Phần hội có các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ, giao lưu ca hát, đờn ca tài tử và đặc biệt có hơn 1.000 gian hàng mua bán các loại sản phẩm bách hóa và các loại đặc sản cây trái của vùng sông nước Đồng Tháp Mười.
Lễ hội có quy mô tổ chức lớn, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách từ mọi miền hành hương về đây.
Trên bộ, dưới sông, xuồng, ghe, xe cộ tấp nập, từng đoàn người nối tiếp nhau đổ về khu vực trung tâm lễ hội với muôn màu, muôn sắc và với cùng một tâm thế hướng thiện cộng cảm.
Lễ hội Gò Tháp là hoạt động văn hóa dân gian mang đặc thù riêng của vùng sông nước Đồng Tháp Mười, ngoài yếu tố thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo ,còn có tác dụng động viên, khuyến khích nhân dân lao động sản xuất, vui chơi giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc.
Khu di tích Gò Tháp là "cái rốn" của vùng Đồng Tháp Mười. Nơi đây hiện còn quần thể di tích của Vương quốc Phù Nam cách đây hơn 1.500 năm; có hai di tích thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cùng nhiều tầng dân hóa dân gian.
Hiện nay, Gò Tháp được tỉnh Đồng Tháp quy hoạch tổng thể với diện tích 300ha để làm khu di tích bảo tồn, bảo tàng; khu rừng sinh thái; khu dịch vụ; khu nuôi thú hoang dã Đồng Tháp Mười. Tỉnh đang quy hoạch xây dựng giữa Gò Tháp là Tháp Sen cao 110m và công trình Khu di tích xứ ủy Nam Bộ./.
Nguyễn Văn Trí (TTXVN/Vietnam+)