Trong hai ngày 28 và 29/4, tại Đình làng An Vĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn và gần 40 tộc họ tiền hiền và hậu hiền sinh sống trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã thành kính tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
Theo chính sử của Nhà nước phong kiến Việt Nam, đội Hoàng Sa được thành lập từ thời “đầu bản triều” tức là vào thời kỳ các chúa Nguyễn bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở vùng đất phía Nam của Tổ quốc, và hoạt động liên tục trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hơn ba thế kỷ, từ thời các chúa Nguyễn đến thời Tây Sơn và thời nhà Nguyễn sau này.
Đội Hoàng Sa sau này còn được bổ sung chức năng kiểm quản Bắc Hải (Trường Sa).
Đến thời nhà Nguyễn còn có thủy quân tập kết ở vùng biển Sa Kỳ và Lý Sơn để cùng đi Hoàng Sa nhằm đo đạc thủy trình, khai thác sản vật, canh giữ vùng biển đảo, dựng bia cắm mốc chủ quyền lãnh hải quốc gia.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được là hoạt động tâm linh của người dân huyện đảo Lý Sơn đã có từ hàng trăm năm trước.
Đứng trước lư đá khói hương nghi ngút vừa mới được Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) tặng cho Đình làng An Vĩnh, cụ Võ Hiển Đạt, một cao nhân ở Lý Sơn cho biết lễ khao lề đã trường tồn trong đời sống của người dân Lý Sơn ngay sau khi những binh phu của đảo giong buồm ra Hoàng Sa kể từ khi Chúa Nguyễn trấn nhậm phương Nam cách nay trên ba thế kỷ.
Lễ được tổ chức trang nghiêm với sự tham gia của cả cộng đồng cư dân trên đảo nhằm tri ân công đức của những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã ngã mình để bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã in sâu vào trong tâm trí của mỗi người dân huyện đảo Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, điều này không chỉ thể hiện qua sự chuẩn bị và sự nô nức đón chờ của cư dân trên đảo suốt mấy tháng qua mà còn thể hiện ở lượng khách từ nhiều địa phương trong cả nước đổ về dự lễ.
Lượng khách đổ về Lý Sơn dự lễ đông đến mức Ban quản lý cảng Lý Sơn đã phải tăng tần suất hoạt động của bốn chiếc tàu cao tốc chở khách từ đất liền ra đảo từ một chuyến mỗi ngày lên hai chuyến mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Là một trong số những người trong “Ban khánh tiết” của buổi lễ, cụ Võ Hiển Đạt cho biết ngay từ sáng sớm, hàng nghìn cư dân trên đảo đã “diện” những bộ cánh mới nhất và các bô lão áo dài khăn đóng chỉnh tề tập trung về Âm Linh Tự để làm lễ rước linh vị các hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa.
Là hậu duệ đời thứ 7 của Cai đội Phạm Hữu Nhật - một trong những vị cai đội nổi tiếng trong đội hùng binh năm xưa, ông Phạm Thoại Tuyền cho biết những hùng binh ngày ấy được triều đình trao nhiệm vụ đặc biệt và ra đi với tâm thế thực hiện trách nhiệm của thần dân với vua và với đất nước. Họ ra đi để khai thác sản vật, đo đạc thủy trình và dựng bia cắm mốc chủ quyền quốc gia trên biển.
Với phương tiện là những chiếc thuyền câu, hải hành ra Hoàng Sa là một hải trình đầy hiểm nguy, nhiều dân binh Lý Sơn đã “một đi không trở lại.” Do đó, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là lễ tế những con người ấy.
Trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, có một bộ “đồ lễ” nhất thiết không thể thiếu được đó là những chiếc thuyền chở nặng tấm lòng tri ân công đức của hậu thế đối với các bậc tiền nhân do các bô lão trong làng phục dựng.
Mỗi chiếc thuyền buồm có chiều dài 4m, rộng 1,2m, cao gần 1m, chia làm ba khoang và được các ngư dân dày dạn kinh nghiệm đi biển kính cẩn thả xuống lòng biển khơi để từng con sóng biển nâng nhẹ chiếc thuyền thẳng tiến ra đến tận chân trời.
Cùng với những chiếc thuyền là những hình nhân thế mạng được làm bằng đất sét. Tuy là hình nhân thế mạng nhưng khi được đưa xuống thuyền thì trong thẳm sâu ý thức của mỗi người, những hình nhân này đều có linh hồn. Những linh hồn ấy cùng với những chiếc thuyền buồm bé nhỏ hòa vào lòng biển cả, tái hiện một cách sinh động hình ảnh của những hùng binh năm xưa đã không quản ngại đường xa, bão tố lên đường thực thi nhiệm vụ thần dân đối với sự vẹn toàn của giang sơn Tổ quốc.
Sự tri ân đối với các bậc tiền nhân là lý do khiến Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trường tồn trong tâm trí của mỗi người dân huyện đảo Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung./.
Theo chính sử của Nhà nước phong kiến Việt Nam, đội Hoàng Sa được thành lập từ thời “đầu bản triều” tức là vào thời kỳ các chúa Nguyễn bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở vùng đất phía Nam của Tổ quốc, và hoạt động liên tục trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hơn ba thế kỷ, từ thời các chúa Nguyễn đến thời Tây Sơn và thời nhà Nguyễn sau này.
Đội Hoàng Sa sau này còn được bổ sung chức năng kiểm quản Bắc Hải (Trường Sa).
Đến thời nhà Nguyễn còn có thủy quân tập kết ở vùng biển Sa Kỳ và Lý Sơn để cùng đi Hoàng Sa nhằm đo đạc thủy trình, khai thác sản vật, canh giữ vùng biển đảo, dựng bia cắm mốc chủ quyền lãnh hải quốc gia.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được là hoạt động tâm linh của người dân huyện đảo Lý Sơn đã có từ hàng trăm năm trước.
Đứng trước lư đá khói hương nghi ngút vừa mới được Ủy ban Nhân dân huyện Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) tặng cho Đình làng An Vĩnh, cụ Võ Hiển Đạt, một cao nhân ở Lý Sơn cho biết lễ khao lề đã trường tồn trong đời sống của người dân Lý Sơn ngay sau khi những binh phu của đảo giong buồm ra Hoàng Sa kể từ khi Chúa Nguyễn trấn nhậm phương Nam cách nay trên ba thế kỷ.
Lễ được tổ chức trang nghiêm với sự tham gia của cả cộng đồng cư dân trên đảo nhằm tri ân công đức của những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã ngã mình để bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã in sâu vào trong tâm trí của mỗi người dân huyện đảo Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm nay có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, điều này không chỉ thể hiện qua sự chuẩn bị và sự nô nức đón chờ của cư dân trên đảo suốt mấy tháng qua mà còn thể hiện ở lượng khách từ nhiều địa phương trong cả nước đổ về dự lễ.
Lượng khách đổ về Lý Sơn dự lễ đông đến mức Ban quản lý cảng Lý Sơn đã phải tăng tần suất hoạt động của bốn chiếc tàu cao tốc chở khách từ đất liền ra đảo từ một chuyến mỗi ngày lên hai chuyến mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Là một trong số những người trong “Ban khánh tiết” của buổi lễ, cụ Võ Hiển Đạt cho biết ngay từ sáng sớm, hàng nghìn cư dân trên đảo đã “diện” những bộ cánh mới nhất và các bô lão áo dài khăn đóng chỉnh tề tập trung về Âm Linh Tự để làm lễ rước linh vị các hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa.
Là hậu duệ đời thứ 7 của Cai đội Phạm Hữu Nhật - một trong những vị cai đội nổi tiếng trong đội hùng binh năm xưa, ông Phạm Thoại Tuyền cho biết những hùng binh ngày ấy được triều đình trao nhiệm vụ đặc biệt và ra đi với tâm thế thực hiện trách nhiệm của thần dân với vua và với đất nước. Họ ra đi để khai thác sản vật, đo đạc thủy trình và dựng bia cắm mốc chủ quyền quốc gia trên biển.
Với phương tiện là những chiếc thuyền câu, hải hành ra Hoàng Sa là một hải trình đầy hiểm nguy, nhiều dân binh Lý Sơn đã “một đi không trở lại.” Do đó, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là lễ tế những con người ấy.
Trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, có một bộ “đồ lễ” nhất thiết không thể thiếu được đó là những chiếc thuyền chở nặng tấm lòng tri ân công đức của hậu thế đối với các bậc tiền nhân do các bô lão trong làng phục dựng.
Mỗi chiếc thuyền buồm có chiều dài 4m, rộng 1,2m, cao gần 1m, chia làm ba khoang và được các ngư dân dày dạn kinh nghiệm đi biển kính cẩn thả xuống lòng biển khơi để từng con sóng biển nâng nhẹ chiếc thuyền thẳng tiến ra đến tận chân trời.
Cùng với những chiếc thuyền là những hình nhân thế mạng được làm bằng đất sét. Tuy là hình nhân thế mạng nhưng khi được đưa xuống thuyền thì trong thẳm sâu ý thức của mỗi người, những hình nhân này đều có linh hồn. Những linh hồn ấy cùng với những chiếc thuyền buồm bé nhỏ hòa vào lòng biển cả, tái hiện một cách sinh động hình ảnh của những hùng binh năm xưa đã không quản ngại đường xa, bão tố lên đường thực thi nhiệm vụ thần dân đối với sự vẹn toàn của giang sơn Tổ quốc.
Sự tri ân đối với các bậc tiền nhân là lý do khiến Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trường tồn trong tâm trí của mỗi người dân huyện đảo Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung./.
Nguyễn Đăng Lâm-Đoàn Hữu Trung (Vietnam+)