Biểu tình đã diễn ra trên khắp Lebanon ngày 25/1 để phản đối việc Tổng thống Michel Suleiman chỉ định ông trùm truyền thông Najib Mikati, nhân vật được phong trào Hezbollah của người Shiite ủng hộ, giữ chức Thủ tướng.
Theo hiến pháp Lebanon, Thủ tướng là người Hồi giáo dòng Sunni, Chủ tịch Quốc hội là người Shiite và Tổng thống là người Cơ đốc giáo Maronit.
Là một chính khách dòng Sunni, song ông Mikati được đánh giá là một nhân vật trung lập, có quan hệ với cả Arập Xêút vốn ủng hộ liên minh của người Sunni và Syria được cho là hậu thuẫn Hezbollah.
Tại cuộc tham vấn của quốc hội kết thúc chiều 25/1, ông Mikati được 68 phiếu ủng hộ của nghị sỹ trong quốc hội 128 ghế, đối thủ của ông là Thủ tướng tạm quyền Saad Hariri chỉ được 60 ghế.
Những người Sunni ủng hộ ông Hariri đã phát động "ngày nổi dậy" để phản đối Hezbollah "can thiệp vào các vấn đề của người Sunni." Những người biểu tình đã đốt lốp xe, phong tỏa nhiều đường phố trên cả nước và tuyên bố bất cứ ai chấp nhận sự đề cử của Hezbollah để thành lập chính phủ mới đều bị coi là "phản bội."
Theo tổ chức Chữ thập Đỏ Lebanon, khoảng 51 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình ở nhiều nơi. Ông Hariri đã kêu gọi người ủng hộ kiềm chế và khẳng định sẽ phản đối bất cứ cuộc biểu tình nào mang tính bạo lực.
Trong khi đó, phát biểu sau khi chấp nhận sự chỉ định của Tổng thống, ông Mikati cho biết ông sẽ bắt đầu thương lượng thành lập chính phủ vào ngày 26/1 và kêu gọi các phe phái ở Lebanon bỏ qua các bất đồng, hợp tác để cùng nhau giải quyết các thách thức hiện nay. Ông cam kết chính phủ mới sẽ mở rộng cửa đối với tất cả các phe phái.
Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah cũng kêu gọi ông Mikati thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc. Phát biểu trước những người biểu tình ở thành phố Baalbeck ngày 25/1, ông khẳng định ông Mikati không phải là ứng cử viên của Hezbollah, nhưng là một nhân vật hòa hoãn được Hezbollah ủng hộ.
Ông Nasrallah cũng nhấn mạnh: "Hezbollah không muốn nắm quyền, và chính phủ mới không phải là một chính phủ Hezbollah cũng không do Hezbollah lãnh đạo."
Phản ứng với diễn biến mới tại Lebanon, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng việc thành lập một chính phủ do Hezbollah chi phối "chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mỹ và Lebanon." Nhà Trắng cáo buộc Hezbollah đã sử dụng các thủ đoạn đe dọa và gây sức ép để đạt được các mục đích chính trị.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Pháp Bernard Valero cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc một chính phủ mới ở Lebanon được thành lập "thông qua đối thoại và không có sự can thiệp." Ông kêu gọi chính phủ sắp tới của Lebanon tôn trọng các cam kết quốc tế của chính phủ tiền nhiệm, đặc biệt là các cam kết với Tòa án Đặc biệt về Lebanon (STL) điều tra vụ sát hại cựu Thủ tướng Rafik Hariri năm 2005.
Dư luận lo ngại việc thành lập một chính phủ mới do Hezbollah đứng đầu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tòa án này vì Hezbollah đang tìm cách ngăn cản STL buộc tội một số thành viên của phong trào này dính líu vào vụ ám sát./.
Theo hiến pháp Lebanon, Thủ tướng là người Hồi giáo dòng Sunni, Chủ tịch Quốc hội là người Shiite và Tổng thống là người Cơ đốc giáo Maronit.
Là một chính khách dòng Sunni, song ông Mikati được đánh giá là một nhân vật trung lập, có quan hệ với cả Arập Xêút vốn ủng hộ liên minh của người Sunni và Syria được cho là hậu thuẫn Hezbollah.
Tại cuộc tham vấn của quốc hội kết thúc chiều 25/1, ông Mikati được 68 phiếu ủng hộ của nghị sỹ trong quốc hội 128 ghế, đối thủ của ông là Thủ tướng tạm quyền Saad Hariri chỉ được 60 ghế.
Những người Sunni ủng hộ ông Hariri đã phát động "ngày nổi dậy" để phản đối Hezbollah "can thiệp vào các vấn đề của người Sunni." Những người biểu tình đã đốt lốp xe, phong tỏa nhiều đường phố trên cả nước và tuyên bố bất cứ ai chấp nhận sự đề cử của Hezbollah để thành lập chính phủ mới đều bị coi là "phản bội."
Theo tổ chức Chữ thập Đỏ Lebanon, khoảng 51 người đã bị thương trong các cuộc biểu tình ở nhiều nơi. Ông Hariri đã kêu gọi người ủng hộ kiềm chế và khẳng định sẽ phản đối bất cứ cuộc biểu tình nào mang tính bạo lực.
Trong khi đó, phát biểu sau khi chấp nhận sự chỉ định của Tổng thống, ông Mikati cho biết ông sẽ bắt đầu thương lượng thành lập chính phủ vào ngày 26/1 và kêu gọi các phe phái ở Lebanon bỏ qua các bất đồng, hợp tác để cùng nhau giải quyết các thách thức hiện nay. Ông cam kết chính phủ mới sẽ mở rộng cửa đối với tất cả các phe phái.
Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah cũng kêu gọi ông Mikati thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc. Phát biểu trước những người biểu tình ở thành phố Baalbeck ngày 25/1, ông khẳng định ông Mikati không phải là ứng cử viên của Hezbollah, nhưng là một nhân vật hòa hoãn được Hezbollah ủng hộ.
Ông Nasrallah cũng nhấn mạnh: "Hezbollah không muốn nắm quyền, và chính phủ mới không phải là một chính phủ Hezbollah cũng không do Hezbollah lãnh đạo."
Phản ứng với diễn biến mới tại Lebanon, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng việc thành lập một chính phủ do Hezbollah chi phối "chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mỹ và Lebanon." Nhà Trắng cáo buộc Hezbollah đã sử dụng các thủ đoạn đe dọa và gây sức ép để đạt được các mục đích chính trị.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Pháp Bernard Valero cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc một chính phủ mới ở Lebanon được thành lập "thông qua đối thoại và không có sự can thiệp." Ông kêu gọi chính phủ sắp tới của Lebanon tôn trọng các cam kết quốc tế của chính phủ tiền nhiệm, đặc biệt là các cam kết với Tòa án Đặc biệt về Lebanon (STL) điều tra vụ sát hại cựu Thủ tướng Rafik Hariri năm 2005.
Dư luận lo ngại việc thành lập một chính phủ mới do Hezbollah đứng đầu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tòa án này vì Hezbollah đang tìm cách ngăn cản STL buộc tội một số thành viên của phong trào này dính líu vào vụ ám sát./.
(TTXVN/Vietnam+)