Theo một nguồn tin chính thức từ Lebanon, ngày 17/2, việc thành lập chính phủ mới tại nước này đã bị trì hoãn do các đảng phái chính trị vẫn đang tranh cãi về việc phân chia quyền lực.
Phát biểu trước báo giới, một quan chức dưới quyền của Thủ tướng được chỉ định Najib Mikati cho biết, chính phủ mới sẽ chưa thể được thành lập trong tuần này.
Mặc dù không có một trở ngại thực sự nào, nhưng các đảng phái đã đưa ra những đòi hỏi cao, do đó cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục để tìm kiến một cách thức mà có thể làm thỏa mãn tất cả các bên.
Quan chức trên cũng cho biết, tỷ phú người Hồi giáo dòng Sunni Najib Mikati, được Hezbollah ủng hộ làm thủ tướng ngày 25/1 vừa qua, vẫn hy vọng sẽ thành lập được một chính phủ liên minh do Thủ tướng mãn nhiệm Saad Hariri đứng đầu. Tuy nhiên, ông Hariri đã từ chối tham gia chính phủ của ông Mikati, trừ phi tân Thủ tướng đảm bảo rằng nội các mới sẽ phối hợp với tòa án của Liên hợp quốc.
Trước đó, Thủ lĩnh phe Cơ đốc giáo Michel Aoun, một đồng minh quan trọng của Hezbollah, cho biết Thủ tướng được chỉ định Mikati đã nhất trí không trở lại các vấn đề dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ tiền nhiệm.
Theo các phương tiện truyền thông tại Lebanon, thủ lĩnh Aoun đang tìm kiếm thế mạnh trong chính phủ mới và đã ngăn chặn sự can thiệp của Tổng thống Michel Sleiman đối với các vị trí quan trọng, trong đó có Bộ Nội vụ.
Hiến pháp của Lebanon không quy định thời hạn chót để thủ tướng, được tổng thống chỉ định trên cơ sở tham vấn các nghị sỹ, thành lập nội các, và chính phủ mới trước đó đã từng phải mất nhiều tháng mới có thể thành lập được.
Chính phủ đoàn kết của ông Saad Hariri sụp đổ ngày 12/1 do các bộ trưởng của phe Hezbollah và các đồng minh đồng loạt từ chức do bất đồng kéo dài về cuộc điều tra vụ sát hại cựu Thủ tướng Rafik Hariri, cha của ông Saad Hariri hồi năm 2005. Hezbollah yêu cầu Lebanon ngừng hợp tác với tòa án của Liên hợp quốc, đồng thời cáo buộc tòa án này do Mỹ và Israel kiểm soát./.
Phát biểu trước báo giới, một quan chức dưới quyền của Thủ tướng được chỉ định Najib Mikati cho biết, chính phủ mới sẽ chưa thể được thành lập trong tuần này.
Mặc dù không có một trở ngại thực sự nào, nhưng các đảng phái đã đưa ra những đòi hỏi cao, do đó cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục để tìm kiến một cách thức mà có thể làm thỏa mãn tất cả các bên.
Quan chức trên cũng cho biết, tỷ phú người Hồi giáo dòng Sunni Najib Mikati, được Hezbollah ủng hộ làm thủ tướng ngày 25/1 vừa qua, vẫn hy vọng sẽ thành lập được một chính phủ liên minh do Thủ tướng mãn nhiệm Saad Hariri đứng đầu. Tuy nhiên, ông Hariri đã từ chối tham gia chính phủ của ông Mikati, trừ phi tân Thủ tướng đảm bảo rằng nội các mới sẽ phối hợp với tòa án của Liên hợp quốc.
Trước đó, Thủ lĩnh phe Cơ đốc giáo Michel Aoun, một đồng minh quan trọng của Hezbollah, cho biết Thủ tướng được chỉ định Mikati đã nhất trí không trở lại các vấn đề dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ tiền nhiệm.
Theo các phương tiện truyền thông tại Lebanon, thủ lĩnh Aoun đang tìm kiếm thế mạnh trong chính phủ mới và đã ngăn chặn sự can thiệp của Tổng thống Michel Sleiman đối với các vị trí quan trọng, trong đó có Bộ Nội vụ.
Hiến pháp của Lebanon không quy định thời hạn chót để thủ tướng, được tổng thống chỉ định trên cơ sở tham vấn các nghị sỹ, thành lập nội các, và chính phủ mới trước đó đã từng phải mất nhiều tháng mới có thể thành lập được.
Chính phủ đoàn kết của ông Saad Hariri sụp đổ ngày 12/1 do các bộ trưởng của phe Hezbollah và các đồng minh đồng loạt từ chức do bất đồng kéo dài về cuộc điều tra vụ sát hại cựu Thủ tướng Rafik Hariri, cha của ông Saad Hariri hồi năm 2005. Hezbollah yêu cầu Lebanon ngừng hợp tác với tòa án của Liên hợp quốc, đồng thời cáo buộc tòa án này do Mỹ và Israel kiểm soát./.
(TTXVN/Vietnam+)