Ngày 29/10, Liên hợp quốc cùng Liên đoàn quốc tế bảo tồn thiên nhiên (IUCN) đã khởi động sáng kiến "Hãy cứu các loài" (SOS) nhằm kêu gọi giới doanh nhân thế giới hành động để ngăn chặn nạn tuyệt chủng các loài động thực vật, bằng cách hỗ trợ tài chính để xây dựng quỹ bảo tồn các loài động thực vật đang có nguy cơ cao bị tuyệt chủng.
Liên hợp quốc và IUCN nhấn mạnh đa dạng sinh học lành mạnh có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại, phát triển bền vững và giảm đói nghèo của con người. Tuy nhiên, hàng nghìn loài động thực vật trên thế giới đang có nguy cơ hoàn toàn biến mất trong tương lai gần và tốc độ biến mất của các loài động thực vật đã tăng nhanh gấp 1.000 lần so với tốc độ biến đổi của tự nhiên, đe dọa nghiêm trọng an ninh kinh tế và lối sống của con người.
Theo sách đỏ của IUCN, hiện tại 1 trong 4 loài động vật có vú, 1 trong 7 loài chim, 1 trong 3 loài lưỡng cư và 1 trong 3 loài san hô đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Sáng kiến SOS là phản ứng toàn cầu trước thách thức tuyệt chủng của các loài sinh vật và mất đa dạng sinh học trên toàn cầu đồng thời nhằm tập hợp sự ủng hộ tài chính từ các doanh nghiệp, kỹ năng bảo tồn thiên nhiên quốc tế và sự hợp tác của các nước thành viên Liên hợp quốc để cứu các loài đang dần tuyệt chủng.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert B. Zoellick cảnh báo sự tuyệt chủng của các loài đã trở thành hiện tượng toàn cầu đáng báo động khẩn cấp, vì vậy cần huy động nỗ lực, tri thức và nguồn lực khắp thế giới để vượt qua.
Tổng Giám đốc Tổ chức "Tiện nghi môi trường toàn cầu” (GEF), Monique Barbut, cho rằng Quỹ SOS sẽ mở ra cơ hội để giới doanh nhân hành động quyết định trong chương trình nghị sự toàn cầu vì sự thịnh vượng của thế giới, cứu môi trường tự nhiên của Trái Đất và giúp các công ty của họ đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững.
SOS sẽ cung cấp tài chính cho các nỗ lực bảo tồn sinh vật, tập trung cứu các loài đang có nguy cơ cao bị tuyệt chủng và bảo tồn môi trường sống của chúng.
Trong giai đoạn đầu tiên, Quỹ SOS lựa chọn 30 loài linh dương, chim, lưỡng cư để khôi phục số lượng và môi trường sống đã bị tàn phá của chúng. IUCN sẽ quản lý quỹ này để phục hồi các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ của IUCN./.
Liên hợp quốc và IUCN nhấn mạnh đa dạng sinh học lành mạnh có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại, phát triển bền vững và giảm đói nghèo của con người. Tuy nhiên, hàng nghìn loài động thực vật trên thế giới đang có nguy cơ hoàn toàn biến mất trong tương lai gần và tốc độ biến mất của các loài động thực vật đã tăng nhanh gấp 1.000 lần so với tốc độ biến đổi của tự nhiên, đe dọa nghiêm trọng an ninh kinh tế và lối sống của con người.
Theo sách đỏ của IUCN, hiện tại 1 trong 4 loài động vật có vú, 1 trong 7 loài chim, 1 trong 3 loài lưỡng cư và 1 trong 3 loài san hô đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Sáng kiến SOS là phản ứng toàn cầu trước thách thức tuyệt chủng của các loài sinh vật và mất đa dạng sinh học trên toàn cầu đồng thời nhằm tập hợp sự ủng hộ tài chính từ các doanh nghiệp, kỹ năng bảo tồn thiên nhiên quốc tế và sự hợp tác của các nước thành viên Liên hợp quốc để cứu các loài đang dần tuyệt chủng.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert B. Zoellick cảnh báo sự tuyệt chủng của các loài đã trở thành hiện tượng toàn cầu đáng báo động khẩn cấp, vì vậy cần huy động nỗ lực, tri thức và nguồn lực khắp thế giới để vượt qua.
Tổng Giám đốc Tổ chức "Tiện nghi môi trường toàn cầu” (GEF), Monique Barbut, cho rằng Quỹ SOS sẽ mở ra cơ hội để giới doanh nhân hành động quyết định trong chương trình nghị sự toàn cầu vì sự thịnh vượng của thế giới, cứu môi trường tự nhiên của Trái Đất và giúp các công ty của họ đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững.
SOS sẽ cung cấp tài chính cho các nỗ lực bảo tồn sinh vật, tập trung cứu các loài đang có nguy cơ cao bị tuyệt chủng và bảo tồn môi trường sống của chúng.
Trong giai đoạn đầu tiên, Quỹ SOS lựa chọn 30 loài linh dương, chim, lưỡng cư để khôi phục số lượng và môi trường sống đã bị tàn phá của chúng. IUCN sẽ quản lý quỹ này để phục hồi các loài có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ của IUCN./.
(TTXVN/Vietnam+)