Liên hợp quốc đã tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt bảy nước đã nới lỏng các quy chế buôn bán sinh vật hoang dã theo Công ước Liên hợp quốc về buôn bán các loài động và thực vật hoang dã (CITES).
Ngày 26/7, tại Hội nghị CITES kéo dài suốt tuần qua tại Geneva (Thụy Sĩ), 175 nước thành viên đã thỏa thuận áp đặt trừng phạt của Liên hợp quốc kể từ ngày 1/10/2012 đối với bảy quốc gia gồm Syria, Rwanda, Comoros, Guinea-Bissau, Nepal, Paraguay, quần đảo Solomon do thiếu luật pháp quốc gia về buôn bán các sinh vật hoang dã có lợi nhuận cao cũng như không có báo cáo thích hợp về các biện pháp nhằm thực hiện các quy chế buôn bán sinh vật hoang dã.
Theo lệnh trừng phạt này, bảy nước trên sẽ bị cấm buôn bán các động thực vật trong tổng số 35.000 động thực vật được coi là có nguy cơ tuyệt chủng theo đánh giá của CITES.
Ngoài ra, để tránh các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc với nguy cơ mất nhiều chục triệu USD trong buôn bán, bảy nước trên phải soạn thảo các điều luật theo yêu cầu của CITES hoặc trình báo cáo hàng năm về công tác bảo vệ và hoạt động buôn bán sinh vật hoang dã, đặc biệt là các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, lên Ban Thư ký CITES trước ngày 1/10/2012.
Cũng tại hội nghị, CITES và các nhà môi trường quốc tế đồng thời cảnh báo hoạt động buôn bán bất hợp pháp động thực vật hoang dã ngày càng tăng đã đem lại cho các tổ chức này lợi nhuận nhiều tỷ USD hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước không ban hành các luật thích hợp đủ cứng rắn để trừng phạt các phần tử săn bắn và buôn lậu sinh vật hoang dã hoặc nới lỏng các quy chế buôn bán sinh vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
Để tăng cường hiệu lực của các điều luật cấm buôn bán động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, lần đầu tiên kể từ khi ban hành lệnh cấm săn bắn voi trên toàn cầu vào năm 1989, Hội nghị các nước thành viên CITES năm 2012 đã xem xét đề nghị của Ban Thư ký CITES về việc cho phép buôn bán hợp pháp ngà voi như là một giải pháp để ngăn chặn nạn săn bắn trộm voi ở châu Phi.
Trong thập kỷ qua, mặc dù lệnh cấm săn bắn voi bất hợp pháp có hiệu lực từ năm 1989, song vấn nạn này ngày càng nghiêm trọng do nhu cầu sử dụng ngà voi làm đồ trang sức, tượng và đũa băng ngà voi ở các nước châu Á ngày càng tăng cao.
Theo đề xuất mới này, CITES sẽ thiết lập hệ thống tập trung thống nhất để kiểm soát và cho phép buôn bán ngà voi hợp pháp đối với những con voi chết tự nhiên hoặc bị vướng bẫy cũng như những con voi bị coi là mối đe dọa hoặc được lựa chọn săn bắt vì các lý do sinh thái./.
Ngày 26/7, tại Hội nghị CITES kéo dài suốt tuần qua tại Geneva (Thụy Sĩ), 175 nước thành viên đã thỏa thuận áp đặt trừng phạt của Liên hợp quốc kể từ ngày 1/10/2012 đối với bảy quốc gia gồm Syria, Rwanda, Comoros, Guinea-Bissau, Nepal, Paraguay, quần đảo Solomon do thiếu luật pháp quốc gia về buôn bán các sinh vật hoang dã có lợi nhuận cao cũng như không có báo cáo thích hợp về các biện pháp nhằm thực hiện các quy chế buôn bán sinh vật hoang dã.
Theo lệnh trừng phạt này, bảy nước trên sẽ bị cấm buôn bán các động thực vật trong tổng số 35.000 động thực vật được coi là có nguy cơ tuyệt chủng theo đánh giá của CITES.
Ngoài ra, để tránh các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc với nguy cơ mất nhiều chục triệu USD trong buôn bán, bảy nước trên phải soạn thảo các điều luật theo yêu cầu của CITES hoặc trình báo cáo hàng năm về công tác bảo vệ và hoạt động buôn bán sinh vật hoang dã, đặc biệt là các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, lên Ban Thư ký CITES trước ngày 1/10/2012.
Cũng tại hội nghị, CITES và các nhà môi trường quốc tế đồng thời cảnh báo hoạt động buôn bán bất hợp pháp động thực vật hoang dã ngày càng tăng đã đem lại cho các tổ chức này lợi nhuận nhiều tỷ USD hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước không ban hành các luật thích hợp đủ cứng rắn để trừng phạt các phần tử săn bắn và buôn lậu sinh vật hoang dã hoặc nới lỏng các quy chế buôn bán sinh vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.
Để tăng cường hiệu lực của các điều luật cấm buôn bán động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, lần đầu tiên kể từ khi ban hành lệnh cấm săn bắn voi trên toàn cầu vào năm 1989, Hội nghị các nước thành viên CITES năm 2012 đã xem xét đề nghị của Ban Thư ký CITES về việc cho phép buôn bán hợp pháp ngà voi như là một giải pháp để ngăn chặn nạn săn bắn trộm voi ở châu Phi.
Trong thập kỷ qua, mặc dù lệnh cấm săn bắn voi bất hợp pháp có hiệu lực từ năm 1989, song vấn nạn này ngày càng nghiêm trọng do nhu cầu sử dụng ngà voi làm đồ trang sức, tượng và đũa băng ngà voi ở các nước châu Á ngày càng tăng cao.
Theo đề xuất mới này, CITES sẽ thiết lập hệ thống tập trung thống nhất để kiểm soát và cho phép buôn bán ngà voi hợp pháp đối với những con voi chết tự nhiên hoặc bị vướng bẫy cũng như những con voi bị coi là mối đe dọa hoặc được lựa chọn săn bắt vì các lý do sinh thái./.
(TTXVN)