Kinh tế thế giới đang đứng trước bờ vực suy thoái mạnh và năm 2012 cũng như 2013 sẽ chứng kiến sự tăng trưởng yếu ớt của nền kinh tế toàn cầu.
Liên hợp quốc đưa ra cảnh báo này trong báo cáo nhan đề "Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2012 (WESP), công bố ngày 17/1.
Báo cáo cho biết kinh tế toàn cầu chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 2,6% trong năm 2012 và 3,2% trong năm 2013, so với 4% năm 2010.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng này chỉ đạt được nếu châu Âu ngăn chặn thành công cuộc khủng hoảng nợ công và các nước phát triển ngừng áp dụng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng."
Theo WESP, các nước phát triển có nguy cơ rơi vào vòng xoáy suy thoái vì các vấn đề như nợ công lớn, tài chính bấp bênh, cầu thấp và sự tê liệt về chính sách. Tất cả những vấn đề này đã hiện hữu và chỉ cần một yếu tố xấu đi cũng đủ gây ra sự hỗn loạn nghiêm trọng về tài chính và sự sụt giảm về tăng trưởng kinh tế.
Các nước đang phát triển và các nền kinh tế trong thời kỳ quá độ tiếp tục là động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng trung bình 5,4% năm 2012 và 5,8% năm 2013, song thấp hơn nhiều so với tốc độ 7,1% năm 2010.
Trong số những nền kinh tế mới nổi, Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng mạnh, nhưng sẽ giảm dần trong các năm 2012 và 2013.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc giảm từ 10,3% năm 2010 xuống lần lượt 9,3% năm 2011 và xuống dưới 9% trong 2 năm tiếp theo. GDP của Ấn Độ được dự báo chỉ tăng trong khoảng 7,7-7,9% trong năm nay và năm tới, so với 8,5% năm 2010.
Các nước có thu nhập thấp đã trải qua thời kỳ suy giảm nhẹ tính về thu nhập theo đầu người, với mức tăng thu nhập giảm từ 3,8% năm 2010 xuống 3,5% năm 2011. Riêng các nước nghèo hơn và các nước kém phát triển nhất, tốc độ tăng thu nhập trung bình bằng hoặc cao hơn một chút trong năm 2012 và 2013.
Về vấn đề việc làm, Liên hiệp quốc ước tính thế giới thiếu 64 triệu việc làm trong năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước phát triển trung bình lên đến 8,3% trong năm này, cao hơn nhiều so với 5,8% thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Gần 1/3 trong số những người thất nghiệp, tương đương 15 triệu lao động, chịu cảnh "ăn không ngồi rồi" từ hơn một năm nay. Tình trạng này sẽ kéo dài, tác động bất lợi tới người lao động nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Ở những nước đang phát triển, mức tăng việc làm có phần mạnh hơn, trở lại mức tiền khủng hoảng hoặc dưới mức này ở hầu hết các nước châu Á. Tăng trưởng việc làm cũng đã phục hồi ở hầu hết các nước Mỹ Latinh.
Tuy nhiên, các nước đang phát triển tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn do phần lớn những người vốn bán thất nghiệp và được trả lương thấp dễ mất việc làm và không được hưởng bất kỳ hình thức an sinh nào.
Nếu các nước phát triển vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm như dự báo thì hết năm 2015, thế giới vẫn không thể trở lại với tỷ lệ người có việc làm thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong báo cáo, Liên hiệp quốc cho rằng việc các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ, không giải quyết được vấn đề nợ công và không ổn định được khu vực vực tài chính sẽ tạo nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu trong năm 2012 và 2013.
Vốn có liên hệ chặt chẽ về kinh tế, những khó khăn ở một trong 2 nền kinh tế này có thể dễ dàng ảnh hưởng đến nền kinh tế kia và đẩy thể giới vào một cuộc suy thoái mới.
Liên hiệp quốc hối thúc các nước phát triển không áp dụng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" một cách vội vàng và kêu gọi thế giới tăng cường phối hợp các biện pháp kích thích kinh tế, tạo việc làm, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, sử dụng năng lượng hiệu quả, đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định và an ninh lương thực./.
Liên hợp quốc đưa ra cảnh báo này trong báo cáo nhan đề "Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2012 (WESP), công bố ngày 17/1.
Báo cáo cho biết kinh tế toàn cầu chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 2,6% trong năm 2012 và 3,2% trong năm 2013, so với 4% năm 2010.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng này chỉ đạt được nếu châu Âu ngăn chặn thành công cuộc khủng hoảng nợ công và các nước phát triển ngừng áp dụng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng."
Theo WESP, các nước phát triển có nguy cơ rơi vào vòng xoáy suy thoái vì các vấn đề như nợ công lớn, tài chính bấp bênh, cầu thấp và sự tê liệt về chính sách. Tất cả những vấn đề này đã hiện hữu và chỉ cần một yếu tố xấu đi cũng đủ gây ra sự hỗn loạn nghiêm trọng về tài chính và sự sụt giảm về tăng trưởng kinh tế.
Các nước đang phát triển và các nền kinh tế trong thời kỳ quá độ tiếp tục là động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng trung bình 5,4% năm 2012 và 5,8% năm 2013, song thấp hơn nhiều so với tốc độ 7,1% năm 2010.
Trong số những nền kinh tế mới nổi, Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng mạnh, nhưng sẽ giảm dần trong các năm 2012 và 2013.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc giảm từ 10,3% năm 2010 xuống lần lượt 9,3% năm 2011 và xuống dưới 9% trong 2 năm tiếp theo. GDP của Ấn Độ được dự báo chỉ tăng trong khoảng 7,7-7,9% trong năm nay và năm tới, so với 8,5% năm 2010.
Các nước có thu nhập thấp đã trải qua thời kỳ suy giảm nhẹ tính về thu nhập theo đầu người, với mức tăng thu nhập giảm từ 3,8% năm 2010 xuống 3,5% năm 2011. Riêng các nước nghèo hơn và các nước kém phát triển nhất, tốc độ tăng thu nhập trung bình bằng hoặc cao hơn một chút trong năm 2012 và 2013.
Về vấn đề việc làm, Liên hiệp quốc ước tính thế giới thiếu 64 triệu việc làm trong năm 2011. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước phát triển trung bình lên đến 8,3% trong năm này, cao hơn nhiều so với 5,8% thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Gần 1/3 trong số những người thất nghiệp, tương đương 15 triệu lao động, chịu cảnh "ăn không ngồi rồi" từ hơn một năm nay. Tình trạng này sẽ kéo dài, tác động bất lợi tới người lao động nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Ở những nước đang phát triển, mức tăng việc làm có phần mạnh hơn, trở lại mức tiền khủng hoảng hoặc dưới mức này ở hầu hết các nước châu Á. Tăng trưởng việc làm cũng đã phục hồi ở hầu hết các nước Mỹ Latinh.
Tuy nhiên, các nước đang phát triển tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn do phần lớn những người vốn bán thất nghiệp và được trả lương thấp dễ mất việc làm và không được hưởng bất kỳ hình thức an sinh nào.
Nếu các nước phát triển vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm như dự báo thì hết năm 2015, thế giới vẫn không thể trở lại với tỷ lệ người có việc làm thời kỳ tiền khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong báo cáo, Liên hiệp quốc cho rằng việc các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ, không giải quyết được vấn đề nợ công và không ổn định được khu vực vực tài chính sẽ tạo nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu trong năm 2012 và 2013.
Vốn có liên hệ chặt chẽ về kinh tế, những khó khăn ở một trong 2 nền kinh tế này có thể dễ dàng ảnh hưởng đến nền kinh tế kia và đẩy thể giới vào một cuộc suy thoái mới.
Liên hiệp quốc hối thúc các nước phát triển không áp dụng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" một cách vội vàng và kêu gọi thế giới tăng cường phối hợp các biện pháp kích thích kinh tế, tạo việc làm, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, sử dụng năng lượng hiệu quả, đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định và an ninh lương thực./.
(TTXVN/Vietnam+)