Ngày 2/12, kết thúc các cuộc thảo luận của kỳ họp thứ 65 , Ủy ban Kinh tế tài chính Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 65 đã thông qua 12 nghị quyết liên quan đến an ninh lương thực toàn cầu và đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững.
Các nghị quyết này nhấn mạnh nhu cầu tăng cường sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất và hiệu quả lao động nông nghiệp cũng như tính bền vững của sản xuất nông nghiệp.
Các văn kiện đồng thời kêu gọi các nước công nghiệp phát triển (G-8) thực hiện đồng bộ và kịp thời các cam kết huy động 20 tỷ USD trong ba năm tới để đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững ở các nước nghèo.
Đại Hội đồng Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh nhu cầu đạt các mục tiêu này thông qua đầu tư công và đầu tư tư nhân, tiếp cận tốt hơn các thị trường và tín dụng dành cho các hộ nông dân, tăng cường kế hoạch hóa sử dụng đất, đa dạng hóa cây trồng và thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp, quản lý tốt nguồn nước, tăng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh trao quyền cho phụ nữ nông thôn là nhân tố chủ chốt để phát triển nông thôn và đảm bảo an ninh lương thực.
Theo Đại Hội đồng Liên hợp quốc, khủng hoảng lương thực toàn cầu đã tác động tiêu cực đến tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) ở các nước đang phát triển. Vì vậy, các nước cần nỗ lực tăng cường năng lực khu vực nông nghiệp về dự báo, ngăn chặn tác động của biến đổi khí hậu, thực hiện các chiến lược cải thiện chức năng thị trường, đảm bảo bình đẳng cho tất cả. Tổ chức Thương mại thế giới cần thúc đẩy các chính sách có lợi cho buôn bán nông sản.
Các nghị quyết của Liên hợp quốc cũng kêu gọi các nước thúc đẩy vấn đề chống sa mạc hóa, phát triển nông nghiệp hài hòa với thiên nhiên, đảm bảo đa dạng sinh học, hạn chế tác động của các chất thải và hóa chất sử dụng trong nông nghiệp đến môi trường, phòng chống nạn tham nhũng, cải thiện điều kiện vệ sinh cho người nghèo ở nông thôn và tuyên bố năm 2013 là Năm quốc tế hợp tác về nước./.
Các nghị quyết này nhấn mạnh nhu cầu tăng cường sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất và hiệu quả lao động nông nghiệp cũng như tính bền vững của sản xuất nông nghiệp.
Các văn kiện đồng thời kêu gọi các nước công nghiệp phát triển (G-8) thực hiện đồng bộ và kịp thời các cam kết huy động 20 tỷ USD trong ba năm tới để đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững ở các nước nghèo.
Đại Hội đồng Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh nhu cầu đạt các mục tiêu này thông qua đầu tư công và đầu tư tư nhân, tiếp cận tốt hơn các thị trường và tín dụng dành cho các hộ nông dân, tăng cường kế hoạch hóa sử dụng đất, đa dạng hóa cây trồng và thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp, quản lý tốt nguồn nước, tăng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh trao quyền cho phụ nữ nông thôn là nhân tố chủ chốt để phát triển nông thôn và đảm bảo an ninh lương thực.
Theo Đại Hội đồng Liên hợp quốc, khủng hoảng lương thực toàn cầu đã tác động tiêu cực đến tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) ở các nước đang phát triển. Vì vậy, các nước cần nỗ lực tăng cường năng lực khu vực nông nghiệp về dự báo, ngăn chặn tác động của biến đổi khí hậu, thực hiện các chiến lược cải thiện chức năng thị trường, đảm bảo bình đẳng cho tất cả. Tổ chức Thương mại thế giới cần thúc đẩy các chính sách có lợi cho buôn bán nông sản.
Các nghị quyết của Liên hợp quốc cũng kêu gọi các nước thúc đẩy vấn đề chống sa mạc hóa, phát triển nông nghiệp hài hòa với thiên nhiên, đảm bảo đa dạng sinh học, hạn chế tác động của các chất thải và hóa chất sử dụng trong nông nghiệp đến môi trường, phòng chống nạn tham nhũng, cải thiện điều kiện vệ sinh cho người nghèo ở nông thôn và tuyên bố năm 2013 là Năm quốc tế hợp tác về nước./.
(TTXVN/Vietnam+)