Ngày 3/2, Liên hợp quốc cho biết, 6 tháng sau khi ra tuyên bố, nạn đói ở Somalia đã chấm dứt nhưng tình hình vẫn rất ảm đạm với gần 1/3 dân số nước này đang cần những hỗ trợ khẩn cấp.
Theo thông báo của Cơ quan phân tích an ninh năng lượng của Liên hợp quốc ở Somalia (FSNAU): “Liên hợp quốc tuyên bố chấm dứt tình trạng nạn đói ở Somalia. Việc kết hợp giữa viện trợ nhân đạo tăng cao và một vụ mùa bội thu đã giúp giảm bớt tình trạng đói kém ở Somalia."
Tuy nhiên, 3 khu vực ở Somalia lâm vào nạn đói gồm vùng Trung Shabelle ở miền nam, vùng Afgoye và khu vực tị nạn ở thủ đô Mogadishu “vẫn đang ở trong tình trạng khẩn cấp”, Liên hợp quốc cho biết.
Mark Boden, điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc tại Somalia nói: “Những tiến bộ đạt được là rất mong manh và sẽ bị đảo ngược nếu không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ. Có khoảng 1,7 triệu người ở miền nam Somalia vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng. Hàng triệu người cần lương thực, nước sạch, nơi ở và các hỗ trợ khác để sống sót và tình hình có thể sẽ nghiêm trọng hơn vào tháng Năm."
Phần lớn miền nam Somalia hiện nằm dưới sự kiểm soát của các tay súng Shebab có liên hệ với al-Qaeda và các tổ chức cứu trợ chỉ hoạt động rất hạn chế ở đây. Lực lượng Shebab đang phải đối phó với áp lực gia tăng từ các lực lượng quân sự của chính quyền ở miền bắc, quân đội Kenya ở miền nam, quân đội Ethiopia ở phía nam và phía tây, cũng như lực lượng của Liên minh châu Phi tại Mogadishu.
Theo Liên hợp quốc, nạn đói được tuyên bố đầu tiên ở các vùng Nam Bakool và Hạ Sheblle vào tháng Bảy, nhưng lan sang các vùng khác sau đó. Nạn đói khiến ít nhất 20% các gia đình ở Somalia lâm vào tình trạng thiếu lương thực và 30% thiếu dinh dưỡng với tỷ lệ tử vong lên đến 2/10.000 mỗi ngày./.
Theo thông báo của Cơ quan phân tích an ninh năng lượng của Liên hợp quốc ở Somalia (FSNAU): “Liên hợp quốc tuyên bố chấm dứt tình trạng nạn đói ở Somalia. Việc kết hợp giữa viện trợ nhân đạo tăng cao và một vụ mùa bội thu đã giúp giảm bớt tình trạng đói kém ở Somalia."
Tuy nhiên, 3 khu vực ở Somalia lâm vào nạn đói gồm vùng Trung Shabelle ở miền nam, vùng Afgoye và khu vực tị nạn ở thủ đô Mogadishu “vẫn đang ở trong tình trạng khẩn cấp”, Liên hợp quốc cho biết.
Mark Boden, điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc tại Somalia nói: “Những tiến bộ đạt được là rất mong manh và sẽ bị đảo ngược nếu không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ. Có khoảng 1,7 triệu người ở miền nam Somalia vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng. Hàng triệu người cần lương thực, nước sạch, nơi ở và các hỗ trợ khác để sống sót và tình hình có thể sẽ nghiêm trọng hơn vào tháng Năm."
Phần lớn miền nam Somalia hiện nằm dưới sự kiểm soát của các tay súng Shebab có liên hệ với al-Qaeda và các tổ chức cứu trợ chỉ hoạt động rất hạn chế ở đây. Lực lượng Shebab đang phải đối phó với áp lực gia tăng từ các lực lượng quân sự của chính quyền ở miền bắc, quân đội Kenya ở miền nam, quân đội Ethiopia ở phía nam và phía tây, cũng như lực lượng của Liên minh châu Phi tại Mogadishu.
Theo Liên hợp quốc, nạn đói được tuyên bố đầu tiên ở các vùng Nam Bakool và Hạ Sheblle vào tháng Bảy, nhưng lan sang các vùng khác sau đó. Nạn đói khiến ít nhất 20% các gia đình ở Somalia lâm vào tình trạng thiếu lương thực và 30% thiếu dinh dưỡng với tỷ lệ tử vong lên đến 2/10.000 mỗi ngày./.
Trần Trọng (Vietnam+)