Cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Libya, Shukri Ghanem nhận định quốc gia Bắc Phi này sẽ phải mất 2 năm để khôi phục sản lượng dầu mỏ về các mức trước khi xảy ra xung đột.
Theo ông, Libya khó có thể khôi phục sản lượng dầu mỏ ngay lập tức, mà quá trình này sẽ diễn ra từ từ và trở lại các mức trước xung đột trong vòng 2 năm.
Trước mắt, Libya có thể khôi phục sản lượng ở mức 400.000 thùng/ngày vào cuối năm nay, song số dầu này chủ yếu được sử dụng cho nhu cầu nội địa.
Tuy nhiên, các tranh chấp về việc ai sẽ nắm quyền lãnh đạo thời kỳ hậu Muammar Gaddafi có thể làm trì hoãn tiến trình tái xây dựng nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Libya.
Về phần mình, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Năng lượng toàn cầu (CGES) tại Anh, Manouchechr Takin cho rằng rất khó để các công ty dầu mỏ quốc tế như BP, Eni và Repsol đưa nhân viên quay trở lại Libya một khi tình hình an ninh chưa được đảm bảo.
Cùng chung quan điểm, nhà phân tích năng lượng Cliff Kupchan tại Eurasia Group cũng cho rằng khả năng khôi phục sản lượng dầu mỏ của Libya phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của các tập đoàn dầu mỏ quốc tế, nhất là khi một số tuyến đường ống dầu mỏ bị phá hủy khi giao tranh nổ ra và cần phải được sửa chữa lại.
Trong khi đó, chuyên gia năng lượng Neil Atkínon tại Công ty tư vấn Datamonitor cho rằng trở ngại lớn nhất đối với Libya là lĩnh vực hậu cần và chưa rõ liệu Bộ Dầu mỏ Libya sẽ hoạt động ra sao nếu lực lượng đối lập kiểm soát được hoàn toàn đất nước.
Trước khi nổ ra xung đột trong nước, sản lượng dầu mỏ của Libya đạt khoảng 1,6 triệu thùng/ngày và 85% số đó được xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Bên cạnh khó khăn về tái khởi động sản lượng dầu mỏ, kinh tế Libya còn phải đối mặt với nhiều thách thức khi quốc gia này không có các ngành công nghiệp độc lập trong 4 thập kỷ qua và phải nhập khẩu tới 70% lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước /.
Theo ông, Libya khó có thể khôi phục sản lượng dầu mỏ ngay lập tức, mà quá trình này sẽ diễn ra từ từ và trở lại các mức trước xung đột trong vòng 2 năm.
Trước mắt, Libya có thể khôi phục sản lượng ở mức 400.000 thùng/ngày vào cuối năm nay, song số dầu này chủ yếu được sử dụng cho nhu cầu nội địa.
Tuy nhiên, các tranh chấp về việc ai sẽ nắm quyền lãnh đạo thời kỳ hậu Muammar Gaddafi có thể làm trì hoãn tiến trình tái xây dựng nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Libya.
Về phần mình, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Năng lượng toàn cầu (CGES) tại Anh, Manouchechr Takin cho rằng rất khó để các công ty dầu mỏ quốc tế như BP, Eni và Repsol đưa nhân viên quay trở lại Libya một khi tình hình an ninh chưa được đảm bảo.
Cùng chung quan điểm, nhà phân tích năng lượng Cliff Kupchan tại Eurasia Group cũng cho rằng khả năng khôi phục sản lượng dầu mỏ của Libya phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của các tập đoàn dầu mỏ quốc tế, nhất là khi một số tuyến đường ống dầu mỏ bị phá hủy khi giao tranh nổ ra và cần phải được sửa chữa lại.
Trong khi đó, chuyên gia năng lượng Neil Atkínon tại Công ty tư vấn Datamonitor cho rằng trở ngại lớn nhất đối với Libya là lĩnh vực hậu cần và chưa rõ liệu Bộ Dầu mỏ Libya sẽ hoạt động ra sao nếu lực lượng đối lập kiểm soát được hoàn toàn đất nước.
Trước khi nổ ra xung đột trong nước, sản lượng dầu mỏ của Libya đạt khoảng 1,6 triệu thùng/ngày và 85% số đó được xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Bên cạnh khó khăn về tái khởi động sản lượng dầu mỏ, kinh tế Libya còn phải đối mặt với nhiều thách thức khi quốc gia này không có các ngành công nghiệp độc lập trong 4 thập kỷ qua và phải nhập khẩu tới 70% lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước /.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)