Libya lên án tình trạng xông vào các Đại sứ quán nước này ở châu Phi

Người phụ trách Đại sứ quán Libya tại Contonou (Benin), Busheha Busheha, đã lên án việc kêu gọi tấn công và tình trạng bao vây các đại sứ quán Libya tại một số nước châu Phi.
Libya lên án tình trạng xông vào các Đại sứ quán nước này ở châu Phi ảnh 1Một nhóm xã hội biểu tình phản đối nạn buôn bán nô lệ ở bên ngoài Đại sứ quán Libya tại Abuja, Nigeria. (Nguồn: dailypost.ng)

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 5/12, Người phụ trách Đại sứ quán Libya tại Contonou (Benin), Busheha Busheha, đã lên án việc kêu gọi tấn công và tình trạng bao vây các đại sứ quán Libya tại một số nước châu Phi để phản ứng với thông tin được phổ biến bởi một kênh truyền hình Mỹ liên quan đến việc tồn tại một "thị trường nô lệ tại Libya." 

Sau khi phát sóng tài liệu về việc buôn bán người di cư châu Phi như nô lệ đang diễn ra tại Libya, các tổ chức phi chính phủ và hiệp hội các nhà bảo vệ nhân quyền đã xông vào trụ sở Đại sứ quán Libya tại một số thủ đô của châu Phi để phản đối mạnh mẽ với đối với thực tế này.

Nhà ngoại giao Libya nhắc lại rằng các đại sứ quán được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao và chính phủ các nước này phải đảm bảo sự an ninh và an toàn cho nhân viên ngoại giao của Libya tại các quốc gia này.

[Hội nghị thượng đỉnh EU-AU: "Nóng" vấn đề buôn bán nô lệ nhập cư]

Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Cotonou, nhà ngoại giao Libya cho biết tài liệu do CNN công bố không phản ánh chính xác vai trò của Nhà nước Libya cũng như của người dân Libya về vấn đề. Ông Busheha Busheha nói rằng người dân Libya đang rất tức giận về tài liệu được công bố vì nó đi ngược lại những giá trị cơ bản của xã hội Libya và bác bỏ mọi hoạt động buôn bán người da đen và nô lệ tại quốc gia Bắc Phi.

Theo nhà ngoại giao Libya ở Cotonou, Libya là nạn nhân của các vấn đề nhập cư bất hợp pháp và chính quyền Libya đã kêu gọi các quốc gia Châu Phi quan tâm nhiều hơn việc kiểm soát đường biên giới để ngăn chặn những người nhập cư vượt qua Libya. Tuy nhiên, Libya vẫn tiếp tục chịu đựng các dòng di cư tràn vào nước này. Với tình hình chính trị và an ninh đang diễn ra, đây là một gánh nặng cho Libya về việc thiếu lương thực, thuốc men và nhiều thứ khác trong các trại tị nạn. Libya chưa bao giờ bắt buộc bất kỳ người lao động nào từ châu Phi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi hoặc công nghiệp.

Cuối cùng, nhà ngoại giao Libya nhấn mạnh rằng, Libya cảnh báo và khẳng định rằng nước này không chịu trách nhiệm về sự tồn tại của những người nhập cư trái phép, hoặc những người đang bị băng nhóm có vũ trang và các tổ chức khủng bố rải rác khắp vùng sa mạc bắt cóc dụ dỗ họ gia nhập vào quân đội của chúng hoặc di cư vào châu Âu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục