Phiên họp cấp cao Hội nghị quốc tế về Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc đã chính thức khai mạc ngày 16/6, tại Hà Nội.
Hội nghị “Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc: Bài học kinh nghiệm và hướng tới tương lai” diễn ra với sự tham dự của hơn 260 đại biểu đến từ 8 nước thí điểm thực hiện Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc, 8 nước tự nguyện Sáng kiến, 7 nước được mời tham dự để chia sẻ kinh nghiệm, 22 nước tài trợ và có quan tâm đến tiến trình cải cách của Liên hợp quốc, đại diện cấp cao của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các đoàn ngoại giao tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, sau 65 năm tồn tại và phát triển, tổ chức Liên hợp quốc đã có nhiều đóng góp to lớn cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. Đồng thời, hơn sáu thập kỷ qua cũng cho thấy Liên hợp quốc cần được cải tổ toàn diện để thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được Hiến chương Liên hợp quốc giao phó, đáp ứng hiệu quả hơn yêu cầu của tình hình mới.
Cùng với nỗ lực tăng cường vai trò của Đại hội đồng, cải tổ Hội đồng Bảo an, các quốc gia thành viên mong muốn đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc để Liên hợp quốc có thể hỗ trợ tốt hơn cho các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG).
Thủ tướng nêu rõ, xuất phát từ mong muốn đó và vì lợi ích phát triển của chính mình, 8 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã tự nguyện tiến hành thí điểm thực hiện Sáng kiến Thống nhất Hành động của Liên hợp quốc.
Với sự chủ động của Chính phủ các nước thí điểm và nỗ lực của các tổ chức Liên hợp quốc, sự ủng hộ và hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ, sáng kiến này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các nước.
Sau hơn ba năm triển khai, đã có thêm nhiều nước tự nguyện tham gia và thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Theo Thủ tướng, hội nghị cấp cao lần này là dịp để các bên cùng nhìn lại chặng đường đã qua, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết, đề ra những định hướng lớn cho việc triển khai Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc trong thời gian tới.
Hội nghị cũng sẽ khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và các nước thí điểm cũng như của Liên hợp quốc và các nhà tài trợ trong việc triển khai Sáng kiến quan trọng này.
Nêu bật một số thành tựu và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, Thủ tướng đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và khẳng định, Chính phủ Việt Nam trân trọng từng đồng vốn hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và luôn làm hết sức mình để sự hỗ trợ đó được sử dụng hiệu quả nhất phục vụ cho quá trình phát triển nhanh bền vững của đất nước.
Vì vậy, Việt Nam đã chủ động, tích cực tiến hành thí điểm mô hình Một Liên hợp quốc tại Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc, phù hợp với yêu cầu và lợi ích quốc gia và nguyên tắc hợp tác, đối tác phát triển.
Chính phủ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Liên hợp quốc xây dựng các chương trình hợp tác hiệu quả và ngày càng mang tính chiến lược lâu dài, toàn diện. Đặc biệt, vai trò làm chủ của Chính phủ qua việc thực hiện Sáng kiến này ngày càng được nâng cao, đảm bảo tiếng nói quyết định của Chính phủ trong quá trình hợp tác với các tổ chức Liên hợp quốc.
Bên cạnh đó, việc thực hiện Sáng kiến còn là đóng góp của Việt Nam, cũng như các nước thí điểm khác, đối với quá trình cải tổ Liên hợp quốc và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về tăng cường thống nhất toàn hệ thống và về các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc.
Để tiếp tục triển khai thành công Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc tại Việt Nam và các nước, Thủ tướng đề nghị hội nghị cũng như Tuyên bố của hội nghị tập trung vào một số vấn đề như: Các nước thí điểm cần tiếp tục đi đầu trong việc triển khai Sáng kiến này, tăng cường tính làm chủ và vai trò lãnh đạo của Chính phủ.
Sau hơn 3 năm triển khai, cần tiến hành tổng kết những bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện tại các nước thí điểm để từ đó chia sẻ rộng rãi với các nước, tạo điều kiện cho việc nhân rộng mô hình này trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với lợi ích của mỗi quốc gia.
Liên hợp quốc tiếp tục nỗ lực cùng các nước triển khai sáng kiến này, trong đó có việc xem xét thể chế hóa một số kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện thí điểm. Đồng thời, trong quá trình xây dựng các kế hoạch chung, cần lưu ý phát huy tối đa lợi thế của Liên hợp quốc, tập trung nguồn lực để đáp ứng những ưu tiên phát triển của quốc gia.
Các nhà tài trợ tiếp tục ủng hộ sáng kiến này, cung cấp tài chính ổn định cho các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc cũng như trên cơ sở song phương.
Thủ tướng cho rằng, cải cách là một quá trình lâu dài và nhiều thách thức, đòi hỏi cam kết và nỗ lực bền bỉ của các quốc gia cũng như của Liên hợp quốc. Điều quan trọng là thành công của cải cách sẽ đem lại những kết quả to lớn, đóng góp vào nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, nâng cao đời sống của mỗi người dân.
Thủ tướng tin tưởng với cam kết mạnh mẽ của tất cả các bên liên quan trong tiến trình này, Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc nhất định sẽ đạt những kết quả tốt đẹp như mong muốn.
Bà Asha-Rose Migiro, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực của các nước, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ trong việc thực hiện Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc, trong đó Việt Nam là thành viên tích cực.
Bà Asha-Rose Migiro cho rằng, qua thảo luận của các đại biểu tham dự với 5 trụ cột chính của Sáng kiến là kế hoạch và chương trình chung, ngân sách chung, bộ qui tắc quản lý và ngôi nhà chung, lãnh đạo chung, tiếng nói chung sẽ góp phần cải thiện hơn nữa việc triển khai các trụ cột này ở các nước thí điểm cũng như các nước tự nguyện…/.
Hội nghị “Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc: Bài học kinh nghiệm và hướng tới tương lai” diễn ra với sự tham dự của hơn 260 đại biểu đến từ 8 nước thí điểm thực hiện Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc, 8 nước tự nguyện Sáng kiến, 7 nước được mời tham dự để chia sẻ kinh nghiệm, 22 nước tài trợ và có quan tâm đến tiến trình cải cách của Liên hợp quốc, đại diện cấp cao của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các đoàn ngoại giao tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, sau 65 năm tồn tại và phát triển, tổ chức Liên hợp quốc đã có nhiều đóng góp to lớn cho hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. Đồng thời, hơn sáu thập kỷ qua cũng cho thấy Liên hợp quốc cần được cải tổ toàn diện để thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được Hiến chương Liên hợp quốc giao phó, đáp ứng hiệu quả hơn yêu cầu của tình hình mới.
Cùng với nỗ lực tăng cường vai trò của Đại hội đồng, cải tổ Hội đồng Bảo an, các quốc gia thành viên mong muốn đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc để Liên hợp quốc có thể hỗ trợ tốt hơn cho các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG).
Thủ tướng nêu rõ, xuất phát từ mong muốn đó và vì lợi ích phát triển của chính mình, 8 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã tự nguyện tiến hành thí điểm thực hiện Sáng kiến Thống nhất Hành động của Liên hợp quốc.
Với sự chủ động của Chính phủ các nước thí điểm và nỗ lực của các tổ chức Liên hợp quốc, sự ủng hộ và hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ, sáng kiến này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các nước.
Sau hơn ba năm triển khai, đã có thêm nhiều nước tự nguyện tham gia và thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Theo Thủ tướng, hội nghị cấp cao lần này là dịp để các bên cùng nhìn lại chặng đường đã qua, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết, đề ra những định hướng lớn cho việc triển khai Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc trong thời gian tới.
Hội nghị cũng sẽ khẳng định cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và các nước thí điểm cũng như của Liên hợp quốc và các nhà tài trợ trong việc triển khai Sáng kiến quan trọng này.
Nêu bật một số thành tựu và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, Thủ tướng đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và khẳng định, Chính phủ Việt Nam trân trọng từng đồng vốn hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và luôn làm hết sức mình để sự hỗ trợ đó được sử dụng hiệu quả nhất phục vụ cho quá trình phát triển nhanh bền vững của đất nước.
Vì vậy, Việt Nam đã chủ động, tích cực tiến hành thí điểm mô hình Một Liên hợp quốc tại Việt Nam trong khuôn khổ Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc, phù hợp với yêu cầu và lợi ích quốc gia và nguyên tắc hợp tác, đối tác phát triển.
Chính phủ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Liên hợp quốc xây dựng các chương trình hợp tác hiệu quả và ngày càng mang tính chiến lược lâu dài, toàn diện. Đặc biệt, vai trò làm chủ của Chính phủ qua việc thực hiện Sáng kiến này ngày càng được nâng cao, đảm bảo tiếng nói quyết định của Chính phủ trong quá trình hợp tác với các tổ chức Liên hợp quốc.
Bên cạnh đó, việc thực hiện Sáng kiến còn là đóng góp của Việt Nam, cũng như các nước thí điểm khác, đối với quá trình cải tổ Liên hợp quốc và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về tăng cường thống nhất toàn hệ thống và về các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc.
Để tiếp tục triển khai thành công Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc tại Việt Nam và các nước, Thủ tướng đề nghị hội nghị cũng như Tuyên bố của hội nghị tập trung vào một số vấn đề như: Các nước thí điểm cần tiếp tục đi đầu trong việc triển khai Sáng kiến này, tăng cường tính làm chủ và vai trò lãnh đạo của Chính phủ.
Sau hơn 3 năm triển khai, cần tiến hành tổng kết những bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện tại các nước thí điểm để từ đó chia sẻ rộng rãi với các nước, tạo điều kiện cho việc nhân rộng mô hình này trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với lợi ích của mỗi quốc gia.
Liên hợp quốc tiếp tục nỗ lực cùng các nước triển khai sáng kiến này, trong đó có việc xem xét thể chế hóa một số kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện thí điểm. Đồng thời, trong quá trình xây dựng các kế hoạch chung, cần lưu ý phát huy tối đa lợi thế của Liên hợp quốc, tập trung nguồn lực để đáp ứng những ưu tiên phát triển của quốc gia.
Các nhà tài trợ tiếp tục ủng hộ sáng kiến này, cung cấp tài chính ổn định cho các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc cũng như trên cơ sở song phương.
Thủ tướng cho rằng, cải cách là một quá trình lâu dài và nhiều thách thức, đòi hỏi cam kết và nỗ lực bền bỉ của các quốc gia cũng như của Liên hợp quốc. Điều quan trọng là thành công của cải cách sẽ đem lại những kết quả to lớn, đóng góp vào nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, nâng cao đời sống của mỗi người dân.
Thủ tướng tin tưởng với cam kết mạnh mẽ của tất cả các bên liên quan trong tiến trình này, Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc nhất định sẽ đạt những kết quả tốt đẹp như mong muốn.
Bà Asha-Rose Migiro, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao nỗ lực của các nước, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ trong việc thực hiện Sáng kiến Thống nhất hành động của Liên hợp quốc, trong đó Việt Nam là thành viên tích cực.
Bà Asha-Rose Migiro cho rằng, qua thảo luận của các đại biểu tham dự với 5 trụ cột chính của Sáng kiến là kế hoạch và chương trình chung, ngân sách chung, bộ qui tắc quản lý và ngôi nhà chung, lãnh đạo chung, tiếng nói chung sẽ góp phần cải thiện hơn nữa việc triển khai các trụ cột này ở các nước thí điểm cũng như các nước tự nguyện…/.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)