Liệu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có cần một định dạng mới?

Các nhà bình luận chiến lược đã đưa ra một số đánh giá về vai trò của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như những điều mà Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cần.
Liệu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có cần một định dạng mới? ảnh 1

Trang mạng Kalinga International đã đăng bài viết "Liệu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có cần một định dạng mới?" của giáo sư Pankaj Jha - Đại học toàn cầu Jindal.

Nội dung bài viết như sau:

Tuyên bố chung sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 vào tháng 8/2018 cho rằng bất kỳ khái niệm nào về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phải thừa nhận "vai trò trung tâm của ASEAN" và đề nghị rằng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có thể cùng với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) tạo ra một sự hiệp lực mang tính thể chế.

Ngay trong số các thành viên ASEAN cũng đã có các cuộc thảo luận về nhấn mạnh "trung tâm ASEAN" như thế nào trong bất kỳ sự nhất trí thể chế hoặc các khái niệm địa chính trị mới như Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Các nhà bình luận chiến lược đã đưa ra một số đánh giá về vai trò của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như những điều mà Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cần.

Xét theo không gian và địa lý, Ấn Độ và Nhật Bản quan niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao gồm toàn bộ Ấn Độ Dương bao gồm biển Đông châu Phi và Thái Bình Dương hợp nhất với nhau.

Tuy nhiên, Australia phân định Ấn Độ và Vịnh Bengal là giới hạn phía Tây và Nam Thái Bình Dương đánh dấu cạnh phía Tây theo hiểu biết của nước này về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tương tự, đối với Mỹ, khu vực địa lý của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao gồm Ấn Độ và phân định trước đó ở châu Á-Thái Bình Dương.

Theo kết quả của những hiểu biết địa lý này, các biểu thức như Ấn Độ Dương- châu Á-Thái Bình Dương hoặc châu Á-Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã tìm thấy tài liệu tham khảo trong các tài liệu chiến lược và đặt một dấu hỏi về tương lai của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ngoài ra, người ta cũng kêu gọi thể chế hóa các tương tác giữa Hội nghị Hải quân Ấn Độ Dương (IONS) và Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS) vì hợp tác hàng hải và hải quân tốt hơn.

Tương tự như vậy, có một niềm tin mạnh mẽ rằng khi Ấn Độ được kết nối với châu Á-Thái Bình Dương thông qua các cam kết thể chế trong các tổ chức như APEC thì mục tiêu của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ được đáp ứng.

Trong khi người ta háo hức về tương lai của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thì hầu hết các cường quốc đang chơi trò chơi mạo hiểm, đặt ra câu hỏi liệu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một tầm nhìn tương lai quan trọng hay là một giấc mơ mơ hồ.

Lập luận về vấn đề này là khi có các cơ chế thể chế khả thi liên quan tới phần lớn các bên chơi chính ở khu vực châu Á thì tiếp đó cần thiết phải xây dựng một câu lạc bộ riêng.

Trong bối cảnh này, đề xuất về cơ chế An ninh Khu vực Đông Á (EARS) sẽ là một lựa chọn tốt hơn. Điều này dựa trên niềm tin rằng các lằn ranh địa lý của các nước thuộc hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và các nước thuộc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trùng nhau, bên cạnh thực tế là Trung Quốc và Nga bị loại khỏi cấu trúc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

[Tham vọng kết nối Á-Âu của EU qua con mắt báo chí và chuyên gia]

Cơ chế EARS sẽ tạo ra ít nhất 5 lợi ích để mở ra một cách tiếp cận gắn kết cũng như xây dựng lòng tin giữa các đối tác đối thoại và duy trì "trung tâm ASEAN" làm hạt nhân.

Thứ nhất, EAS vẫn là một cấu trúc không chính thức và trong trường hợp nó được thể chế hóa thành một cơ chế chính thức, nó sẽ cung cấp nền tảng cho các nước tham gia thảo luận mở về xây dựng kiến trúc an ninh và được chấp nhận như một cơ chế khu vực.

ASEAN đã phát triển thành công các cấu trúc hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống bao gồm cứu hộ thiên tai, an ninh hàng hải, thực phẩm, nước, đại dịch và an ninh mạng dưới EAS. Tuy nhiên, các vấn đề an ninh cốt lõi chưa được giải quyết chủ yếu do những hạn chế như sự đồng thuận giữa các thành viên ASEAN.

Thứ hai, ASEAN đã thành lập cơ chế đối thoại Bộ trưởng Quốc phòng với các đối tác ngoài khu vực (ADMM+), diễn đàn hàng hải ASEAN mở rộng (EAMM), hội nghị thượng đỉnh ASEAN+1 (đối tác đối thoại), giải quyết các vấn đề liên quan quốc phòng và an ninh.

Tuy nhiên, các nhóm này cần điều chỉnh chương trình nghị sự để bao gồm các vấn đề liên quan đến khu vực lớn hơn thay vì tập trung vào khu vực Đông Nam Á và chương trình nghị sự cụ thể của ASEAN.

Thứ ba, theo mặc định, việc bao gồm Nga và Trung Quốc sẽ tạo ra bàn đối thoại cấp cao nếu không thì BRI của Trung Quốc và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ mâu thuẫn và dẫn đến những xung đột.

Ví dụ, sự khác biệt về thực thi phán quyết từ Tòa Trọng tài quốc tế về tranh chấp ở Biển Đông và sự thiếu hiểu biết giữa Trung Quốc và Mỹ đã làm cho vùng biển này trở thành điểm nóng tiềm năng.

Thứ tư, sự hiểu biết mới giữa Mỹ và Triều Tiên khuyến khích Bình Nhưỡng tham gia vào quá trình này. Và một cuộc họp không chính thức giữa các thành viên cơ chế an ninh khu vực Đông Á và Triều Tiên có thể được dự tính cho một giải pháp dài hạn.

Cuối cùng, các tiến trình hiện có được đề cập ở trên là đủ để tạo ra một cơ chế bao trùm, có thể tránh được "những xung đột chiến lược" đồng thời tạo khả năng về "sự phối hợp đồng bộ mang tính tập thể". Do đó, cơ chế EARS sẽ cung cấp một diễn đàn cụ thể với mục tiêu phát triển các nguyên tắc cơ bản về hợp tác an ninh.

Nhiều thành viên ASEAN như Indonesia, Philippines, Việt Nam và Singapore đã lập luận về một kiến trúc mở và bao trùm. Hơn nữa, các đối tác đối thoại như Ấn Độ và Hàn Quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết đối thoại và thảo luận một cách minh bạch và dựa trên luật lệ như là trụ cột của bất kỳ khuôn khổ an ninh nào.

Tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau chỉ có thể tạo ra trách nhiệm lớn hơn so với những "ồn ào" diễn ra trong thời gian qua. Các thành viên ASEAN và các đối tác đối thoại đều nhất trí về sự cần thiết cốt yếu về phát triển kinh tế và xã hội, và tin rằng sự tương tác thường xuyên có thể thiết lập trách nhiệm rõ ràng hơn (so với sự phản ứng tức thì sau khi nghe chuông báo động quân sự).

Do hầu hết các khái niệm đều cần sự hỗ trợ về thể chế cũng như tầm nhìn kinh tế, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một khái niệm với các câu trả lời chung đã gây được tiếng vang trong hầu hết các cuộc tranh luận và thảo luận giữa các quyền lực.

Tuy nhiên, vẫn cần có một khuôn khổ mang tính thể chế bao trùm và có thể được tất cả các bên chấp nhận. Việc xác định cấu trúc được chấp nhận và khả thi nhất sẽ là bước đầu tiên hướng tới kiến trúc an ninh khu vực toàn diện./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục