Liệu 'chiếc cầu mềm' Brexit có phải là giải pháp kỳ diệu

Liệu 'chiếc cầu mềm' Brexit có phải là giải pháp kỳ diệu?

Lợi ích lớn nhất của cuộc chơi này là nó sẽ loại bỏ lợi thế về thời gian của EU, cho phép chính phủ Anh có thời gian chuẩn bị kỹ càng cho khả năng ra đi mà "chẳng đạt được một thỏa thuận nào."
Liệu 'chiếc cầu mềm' Brexit có phải là giải pháp kỳ diệu? ảnh 1Cờ Anh (phía dưới) và cờ EU (phía trên) tại thủ đô London, Anh. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trang mạng politico.eu đưa tin Vương quốc Anh đã tự mình làm rối beng mối quan hệ trong tương lai của họ với Liên minh châu Âu. Trước tiên là theo gương Na Uy, sau đó là làm theo Canada.

Đối mặt với điều điên rồ khó hiểu là đưa Vương quốc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) theo cách có thể chấp nhận được đối với cả quốc hội Anh lẫn Brussels, ngày càng có nhiều thành viên bảo thủ và các nhà lý luận nghĩ đến một ý tưởng: Brexit 1-2.

Cựu Bộ trưởng Nick Boles đã nêu bật quan điểm của ông về ý tưởng này trên trang đầu của báo Sunday Telegraph, nói rằng ông có thể không còn ủng hộ kế hoạch Chequers của Thủ tướng Theresa May. Và có tin đồn rằng Bộ trưởng môi trường Michael Gove vốn ủng hộ Brexit tỏ ra ủng hộ ý tưởng này.

Ý tưởng này rất đơn giản: Đầu tiên, vứt bỏ kế hoạch Chequers (và có thể mất luôn kiến trúc sư của nó là Thủ tướng Theresa May trong tiến trình này).

Tiếp theo, nhất trí “đậu xe tạm thời,” như Boles sắp đặt nó, trong thị trường chung duy nhất giống như Na Uy.

Cuối cùng, khi nước Anh rời khỏi EU, bắt đầu cuộc thương lượng về một mối quan hệ tự do thương mại lỏng lẻo hơn giống như Canada.

Ý tưởng Brexit 1-2 có vẻ là một lộ trình rời khỏi EU êm đềm hơn.

Lợi ích lớn nhất của cuộc chơi này là nó sẽ loại bỏ lợi thế về thời gian của EU, cho phép chính phủ Anh có thời gian chuẩn bị kỹ càng cho khả năng ra đi mà "chẳng đạt được một thỏa thuận nào."

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng không phải vậy. Dưới đây là 8 khó khăn khi thực thi ý tưởng này.

[Nếu không đạt thỏa thuận Brexit, thảm họa nào đang chờ nước Anh?]

Thứ nhất, cũng là cơ bản nhất, để ở lại trong thị trường chung, Anh sẽ phải gia nhập Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA). Đó là vì bạn có thể chỉ là thành viên của thị trường chung (Khu vực Kinh tế châu Âu hay EEA) nếu bạn là thành viên EU hay EFTA.

Để gia nhập EFTA, sẽ phải được bốn thành viên khác của câu lạc bộ này là Iceland, Na Uy, Liechtenstein và Thụy Sỹ, đồng ý. Đây có lẽ là cuộc chạy đua vượt rào dễ dàng nhất. Những nhân vật cấp cao trong EFTA nói Anh không thể bị chặn.

Thứ hai, cũng là quan trọng hơn nhiều, các nước EFTA không có hiệp định chung về thuế quan với EU. Điều này có nghĩa việc gia nhập EFTA không giải quyết được vấn đề biên giới của Ireland.

Nó giải thích tại sao Michel Barnier muốn Anh chấp nhận mô hình “Na Uy cộng” chưa từng có - ở lại trong thị trường chung duy nhất và hiệp định chung về thuế quan. Điều đó có nghĩa việc thương lượng về một hiệp định EFTA là có thể nhưng tốn nhiều thời gian.

Thứ ba, theo kế hoạch của Boles, nước Anh rõ ràng sẽ gia nhập EFTA trong thời gian chuyển tiếp. Các quan chức cấp cao của Anh cho biết họ tin rằng Brussels vẫn sẽ yêu cầu một điều khoản có lợi cho Ireland trong việc rút khỏi thỏa thuận thậm chí nếu Anh thay đổi ý kiến và nói rằng họ sẵn sàng ở lại thị trường chung theo như cách của Na Uy. Sở dĩ như vậy là bởi nó sẽ bảo vệ EU trước việc Anh rời khỏi thị trường chung này do sẽ có nhu cầu kiểm tra hàng hóa và hải quan ở biên giới Ireland.

Thứ tư, việc cả EFTA và EEA đều có những điều khoản ra đi của chính mình giống như Điều 50 của EU - sẽ chỉ tồi tệ hơn.

Theo Điều 127 trong hiệp định EEA, Anh phải chỉ dẫn cho các bên khác có ý định muốn rời, thiết lập thời gian 12 tháng để rời khỏi câu lạc bộ này, cũng theo các điều khoản của, nếu không thể đạt được thỏa thuận thương mại tự do trong thời gian chờ đợi.

EU sẽ có thể từ chối thương lượng một thỏa thuận thương mại tự do cho đến sau khi Anh khai báo mục đích rời khỏi EFTA. Điều này sẽ đặt nước Anh vào vị trí gần như tương tự hiện nay. Và EU có thể sẽ yêu cầu một giai đoạn chuyển tiếp, một quan chức cấp cao của chính phủ Anh cho biết.

Thứ năm, việc nhảy vào EFTA năm 2019 diễn ra gần như đồng thời với một cuộc tổng tuyển cử ở Anh trước khi nước này cuối cùng rời khỏi thị trường chung duy nhất. Nó sẽ mở ra khả năng giành chiến thắng cho đảng Lao Động và giữ Anh bên trong EEA vĩnh viễn.

Thứ sáu, thành viên thị trường chung duy có nghĩa được tự do hoạt động.

Thứ bảy, mô hình đầu tiên của EFTA có nghĩa là việc ký một hiệp định “ra đi” với EU, bao gồm cả “hóa đơn li dị” trị giá 40 tỷ bảng. Kết quả, dù phải trả hàng tỷ bảng để ra đi, nhưng vẫn duy trì được tất cả các quy tắc của thị trường chung - một thỏa thuận sẽ phải được các nghị sỹ nhất trí.

Thứ tám, và có lẽ là quan trọng nhất, gia nhập EFTA trong giai đoạn chuyển tiếp không làm thay đổi “sự khó hiểu điên rồ” của Brexit, mà chỉ đơn thuần trì hoãn việc giải quyết nó.

Trừ phi EU thay đổi quan điểm của mình để rời khỏi thị trường chung, Anh phải lựa chọn hoặc trao đổi thương mại với EU theo các điều khoản của WTO hoặc thương lượng một thỏa thuận thương mại tự do mà chỉ áp dụng cho Vương Quốc Anh, chứ không phải cho Bắc Ireland. Đây là những điều kiện của EU./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục