Liệu pháp tắm lạnh giúp cải thiện sức khỏe

Dùng liệu pháp tắm lạnh ở nhiệt độ âm 130-âm 180 độ C giúp cải thiện hệ tuần hoàn, trao đổi chất và củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.
Mặc áo lông, đi ủng và găng ấm để du lịch Bắc Cực khi nhiệt độ tụt tới âm 80 độ C là một chuyện, còn cởi trần vào phòng lạnh âm 180 độ C lại là chuyện khác. Điều gì xảy ra khi cơ thể bị tác động, có đúng là có lợi hay không?

Liệu pháp lạnh có một số chống chỉ định, nhưng thực tiễn y học khẳng định cần áp dụng liệu pháp lạnh?

Có một loạt chống chỉ định chính thức khi áp dụng liệu pháp lạnh.

Trước hết là những trường hợp các cơ quan và hệ nội tạng tổn thương, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ung thư, nghẽn tắc mạch, các bệnh truyền nhiễm sức khỏe yếu và cơ thể không chịu được lạnh.

Liệu pháp lạnh có thể thanh toán mọi trục trặc về miễn dịch của cơ thể từ các bệnh dị ứng đến bệnh suy giảm miễn dịch?

Đúng như vậy. Liệu pháp lạnh hiện đã phát triển thành một lĩnh vực riêng của y học lạnh. Liệu pháp lạnh chữa khỏi những căn bệnh thuộc vê bộ máy vận động, các bệnh phụ khoa và ngoài da.

Sở dĩ đạt được hiệu quả chữa bệnh chung là nhờ khả năng điều khiển nhiệt của cơ thể. Ai cũng biết bình thường nhiệt độ chuẩn của con người là 36,6 độ C.

Khi nhiệt độ môi trường tụt mạnh thì cơ thể phản ứng ngày lập tức với nó nhằm ngăn ngừa sự lạnh đi của cơ thể bằng cách tăng cường tuần hoàn máu và bạch huyết, thúc đẩy trao đổi chất và sản sinh ra nhiều nhiệt hơn.

Kết quả là da được làm giàu oxy, hệ miễn dịch được củng cố, giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng và các bệnh ngoài da.

Nhiệt độ dưới âm 180 độ C tác động có hại tới cơ thể, làm cảm lạnh và không kích thích các lực lượng miễn dịch?

Đúng là như vậy. Với khoảng âm 130 đến âm 180 độ C khi tắm lạnh thì có thể thu được hiệu quả chữa bệnh và thẫm mỹ thực sự. Với nhiệt độ thấp hơn thì trong trường hợp tốt nhất có thể thu được hiệu quả rèn luyện cơ thể bình thường, còn xấu nhất là bị cảm.

Dùng nhiệt độ siêu lạnh để tác động chớp nhoáng trong vòng 2-3 phút vì cơ thể không thể bị đóng băng hay cảm lạnh vì chỉ bị mất nhiệt bề mặt. Nhiệt độ ở lớp da giảm ở khoảng 0 đến 2 độ C, còn nhiệt độ ở bên trong cơ thể vẫn bình thường 36,6 độ C.

Khi tắm lạnh cần bảo vệ tay, chân và cơ quan sinh dục?

Đúng. Để tác động tối đa đến lớp biểu bì, người ta xông hơi trong phòng lạnh ở trạng thái bán khỏa thân, nam giới mặc quần lót, phụ nữ mặc quần áo tăm bằng vải bông không có phụ trang bằng kim loại. Để bảo vệ bàn tay và bàn chân khỏi lạnh, có thể mang găng tay và tất chân.

Dùng liệu pháp lạnh ở vùng ngực có thể gây ung thư tuyến vú?

Đây là chuyện huyễn hoặc nảy sinh do cấm chỉ định nhiều liệu pháp vật lý trị liệu đối với trạng thái bên ngoài của ngực. Đương nhiên khi tuyến vú đang bị bệnh thì trước khi dùng liệu pháp lạnh để tác động cần trao đổi ý kiến với bác sĩ chuyên khoa.

Sau khi dùng liệu pháp lạnh thì trạng thái cơ thể chậm trở lại mức bình thường?

Ngược lại, sau khi dùng liệu pháp lạnh sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Bề mặt của da được làm lạnh thì ban đầu các mạch máu co lại, sau đó giãn nở ra. Kết quả là cải thiện được hệ tuần hoàn, bình thường hóa trao đổi chất và củng cố hệ miễn dịch.

Ngoài ra sự thay đổi đột ngột nhiệt độ giúp sản sinh ra endorphin - hoócmôn sung sướng, vì vậy tâm trạng người bệnh trở nên phấn chấn. Tâm trạng vui vẻ được duy trì sau 3-4 giờ áp dụng liệu pháp lạnh đến cuối ngày thì ngủ ngon và yên giấc.

Dùng liệu pháp lạnh thì hại tóc?

Ngược lại liệu pháp lạnh được dùng để chữa trị nhiều loại bệnh về tóc. Nhờ tác động ngắn hạn của nitơ lỏng tới da mà lưu thông máu được cải thiện, da đầu ít tiết ra chất nhờn và các quá trình trao đổi chất được thúc đẩy.

Hiệu quả thẩm Mỹ của việc dùng liệu pháp lạnh để làm trẻ hóa không kéo dài?

Đây là quan niệm sai lầm. Trên thực tế hiệu quả thẩm mỹ của liệu pháp lạnh thật bất ngờ vượt quá sự mong đợi. Kết quả còn tùy thuộc vào phương pháp được chọn.

Liệu pháp lạnh có thể dùng tẩy nốt ruồi, vết nám, vết nhưn ở những vị trí khó với tới như mi mắt chẳng hạn. Để mịn da, xóa vết nhăn cần tiến hành 10-15 buổi trị liệu kết hợp với các chế độ mátxa khác nhau và mátxa tạo hình cổ truyền./.

(KH&CN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục