Liệu Thụy Sĩ có gia nhập Liên minh châu Âu?

Thụy Sĩ đang chuẩn bị "ôm lấy" thế giới một cách chặt chẽ hơn, chẳng hạn như tính đến việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Theo tạp chí Nhà kinh tế, câu hỏi này xem ra vô lý ngay sau khi nước này bỏ phiếu chống lại việc xây dựng các giáo đường hồi giáo. Việc này đã bị các nước láng giềng châu Âu cũng như các nước hồi giáo khiển trách gay gắt.
Thụy Sĩ đang chuẩn bị "ôm lấy" thế giới một cách chặt chẽ hơn, chẳng hạn như tính đến việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Theo tạp chí Nhà kinh tế, câu hỏi này xem ra vô lý ngay sau khi nước này bỏ phiếu chống lại việc xây dựng các giáo đường hồi giáo. Việc này đã bị các nước láng giềng châu Âu cũng như các nước hồi giáo khiển trách gay gắt.

Việc cấm mới chỉ là sự bắt đầu

Với nạn thất nghiệp có thể lên tới 5% trong năm tới (cao hơn so với tiêu chuẩn của Thụy Sĩ, các nhà chính trị Thụy Sĩ đang tự trói mình để tìm cách bảo vệ công nhân nước họ từ cuộc cạnh tranh nước ngoài.

Trong thời đại cách mạng này, nhiều chính phủ giàu có EU đã giữ những hạn chế đối với công nhân nước ngoài từ các nước thành viên mới nhất, nghèo nhất của câu lạc bộ của họ, như Bulgaria và Romania.

Đây là một đòn "tấn công" vào những nét đặc biệt của việc mở cửa biên giới của EU. Tuy nhiên, các nhà chính trị Thụy Sĩ lại đi xa hơn, kêu gọi hạn chế những người nhập cư lành nghề từ cả các nước láng giềng giàu có.

Trong tháng 10, một chiến dịch chống lại những người đi lại thường xuyên qua biên giới từ Pháp đã giúp Phong trào các công dân Geneva trở thành đảng lớn thứ hai trong nghị viện địa phương, dưới ngọn cờ "Geneva và người Geneva trước hết".

Một học thuyết - cho rằng công dân sinh ra ở địa phương trội hơn người nhập cư - đang thịnh hành trong nghị viện liên bang ở Bern, với bức tượng William Tell và những tặng phẩm có các từ về những đức hạnh của Thụy Sĩ như "Sáng suốt" và "Thịnh vượng".

Những người dân của đảng Nhân dân Thụy Sĩ (SVP), những đảng viên của nó kêu gọi tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc xây dựng các giáo đường hồi giáo, muốn loại bỏ hoặc dừng hiệp định "tự do đi lại" cho phép công dân EU sống và làm việc tại Thụy Sĩ và ngược lại.

Điều này sẽ không xảy ra

Những người bảo thủ trong đảng Nhân dân Dân chủ Cơ đốc (CVP) gọi đó là sự "tự sát" nếu xé bỏ hiệp định này. Tuy nhiên, dù cho họ có muốn đưa vào "điều khoản bảo vệ" khẩn cấp cho phép các hạn ngạch tạm thời đối với người nhập cư, kể cả những người nhập cư từ Pháp và Đức.

Những điều kiện ngặt nghèo phải được đáp ứng để có được điều khoản bảo vệ và liên minh cầm quyền nước này đã bác bỏ việc sử dụng nó chỉ vài tháng trước đây. Nhưng các nhà chính trị vẫn cảm thấy họ phải kêu gọi hãm phanh đối với việc nhập cư. Christophe Darbellay, chủ tịch đảng SVP nói: "Để có được sự tin cậy trong mắt nhân dân, chúng ta phải hành động."

Dẫu sao, có thể là kỳ cục khi nghĩ về giây phút chín muồi để xem xét lại vấn đề quan hệ của Thụy Sĩ với EU. Đây là câu chuyện rắc rối về các cuộc trưng cầu dân ý thắng và bại đã khiến cho nước này nằm bên trong khu vực Schengen tự do biên giới, nhưng vẫn nằm ngoài khu vực kinh tế châu Âu.

Các mối quan hệ với EU của Thụy Sĩ bị chi phối bởi khoảng 120 hiệp định và hiệp ước và cách tiếp cận song phương này vẫn là sự lựa chọn ưa thích của chính phủ, giới kinh doanh và hầu hết cử tri.

Trong tháng 9, một báo cáo của chính phủ về chính sách ngoại giao đã gây ra câu hỏi liệu Thụy Sĩ có gia nhập EU hay không, mặc dù "rất bẽn lẽn"- như lời của bà Christa Markwalder, một người tự do và là thành viên nghị viện thân EU.

Trong tháng 11/2009, nghị viện đã ủng hộ sáng kiến của bà yêu cầu chính phủ liên bang báo cáo liệu khuôn khổ hiện nay của các mối quan hệ Thụy Sĩ-EU vẫn còn có lợi cho Thụy Sĩ hay không.

Nhiều đồng nghiệp nói với bà rằng họ chống lại việc Thụy Sĩ trở thành thành viên của EU, bà Christa Markwalder thừa nhận thua cuộc, nhưng những người này đã chấp nhận cần phải có một cuộc tranh luận mới.

Lý giải những nguyên nhân

Báo cáo chính sách ngoại giao mới của chính phủ chứa đầy những số liệu mập mờ về tỷ trọng đang giảm đi của giới giàu có trong của cải toàn cầu và dân số châu Âu đang giảm đi.

Tại Bern, người ta cũng nghe thấy một lập luận mơ hồ hơn nói rằng EU đang trở thành đối tác song phương cứng rắn hơn nhiều. Ngay cả trước khi suy thoái, sự bí mật ngân hàng của Thụy Sĩ và tỷ lệ thuế thấp ở các bang đã bị chỉ trích.

EU ngày càng gộp các hiệp định lại với nhau đến mức các cử tri Thụy Sĩ nếu có buộc lòng hợp tác trong một khu vực thì họ lại bỏ qua nhiều khu vực khác. Kể từ khi bị cuộc khủng hoảng tác động, Thụy Sĩ đã vấp phải một loạt sự bẽ mặt.

Peer Steinbruck, Bộ trưởng tài chính Đức lúc đó, đe dọa "ra doi" đối với Thụy Sĩ nếu nước này không nới lỏng bí mật ngân hàng. Chính phủ Italy đã phái cảnh sát đi quay phim những kẻ được cho là trốn thuế khi chúng vượt qua biên giới.

Libya đã gửi kiến nghị lên Liên hợp quốc đòi loại bỏ Thụy Sĩ trong vụ tranh cãi mới nhất nổ ra sau khi cảnh sát Thụy Sĩ bắt giữ con rể của lãnh tụ Libya, Muammar Qadafi, vì ông này bị nghi ngờ đã ngược đãi những người phục vụ Thụy Sĩ (những lời tố cáo này sau đó đã bị hủy bỏ).

Libya đã cắt nguồn cung cấp dầu và vẫn còn giữ 2 doanh nhân Thụy Sĩ như các con tin thực sự, ngay cả khi tổng thống Thụy Sĩ bay sang Libya xin lỗi về vụ bắt giữ này.

Những sự sỉ nhục như vậy đã làm cho một số người Thụy Sĩ tức giận, những người khác lo ngại về sự cô lập. Cuộc khủng hoảng này đã khiến cho EU quyết tâm tìm kiếm các quy định tài chính cứng rắn hơn và áp đặt những hạn chế về tiếp cận thị trường duy nhất bởi các hãng nước ngoài.

Ngoại trưởng Thụy Sỹ Micheline Calmy-Rey ghi nhận: "Do không phải là thành viên của câu lạc bộ (EU), chúng tôi là mục tiêu lý tưởng cho sự phân biệt đối xử. Đó là một nguy cơ ngày càng tăng. Con đường song phương đang ngày càng trở nên khó khăn hơn."

Theo Ngoại trưởng Micheline Calmy-Rey, Thụy Sĩ có quá nhiều cái để cân bằng đối với việc gia nhập EU như tỷ lệ thuế thấp, các ngân hàng vẫn kín đáo, sự đóng góp lớn hơn cho EU như một thành viên đầy đủ.

Người dân Thụy Sĩ sợ thực thể của họ có thể bị "tan vỡ" trong EU. Thụy Sĩ một lần nữa đang cân nhắc lợi ích và những thiệt hại của việc tiến gần lại với EU./.

Minh Tuấn/Geneva (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục