Liệu việc công ty nước ngoài rời nhà máy khỏi Trung Quốc có làm gián đoạn chuỗi cung ứng?

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Đại dịch COVID-19 chưa từng có đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu và các chuỗi cung ứng đang nằm trong tầm ngắm của cơn bão. Trong bối cảnh căng thẳng về địa chính trị gia tăng, các công ty […]

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Đại dịch COVID-19 chưa từng có đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu và các chuỗi cung ứng đang nằm trong tầm ngắm của cơn bão. Trong bối cảnh căng thẳng về địa chính trị gia tăng, các công ty của một số quốc gia đang xem xét chuyển nhà máy sản xuất, chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, như một nghiên cứu gần đây của Đại học Hồng Kông Trung Quốc (The Chinese University of Hong Kong – CUHK) cho thấy, việc cắt đứt quan hệ với Trung Quốc có thể không giúp các công ty này giảm thiểu rủi ro.

Ông Jing Wu, Giáo sư trợ tá (Assistant Professor) Khoa Kinh tế quản lý và Khoa học phục vụ ra quyết định của Trường Kinh doanh thuộc CUHK và là một trong những tác giả của một công trình nghiên cứu mới, cho biết: “Ở nhiều nơi trên thế giới, có mối lo ngại rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, vốn được coi là ‘công xưởng của thế giới'”.

Những nỗ lực như vậy bao gồm các cuộc đàm phán vào tháng 8/2020 giữa Nhật Bản, Ấn Độ và Australia nhằm thiết lập một nỗ lực ba bên, được đặt tên là Supply Chain Resilience Initiative (tạm dịch: Sáng kiến ​​Khả năng phục hồi chuỗi cung ứng), nhằm xây dựng các chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Đầu năm nay, Nhật Bản cũng dành 2 tỷ USD để giúp các công ty của nước này chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc và quay trở lại các bờ biển của mình. Trên khắp Thái Bình Dương, cả Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden đã có những phát ngôn ám chỉ rằng, sau bầu cử họ sẽ tìm cách chấm dứt tình trạng nước Mỹ phụ thuộc vào sản xuất của Trung Quốc.

Công trình nghiên cứu mới đây có tiêu đề The Impact of COVID-19 on Supply Chain Credit Risk (tạm dịch: Tác động của COVID-19 đối với rủi ro tín dụng chuỗi cung ứng) do ông Jing Wu thực hiện với sự cộng tác của Giáo sư Senay Agca của Đại học George Washington, Giáo sư John Birge của Đại học Chicago và Nghiên cứu sinh Tiến sĩ Trường Kinh doanh CUHK Zi’ang Wang. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra cách hoạt động của chuỗi cung ứng phản ánh vào rủi ro tín dụng trong các giai đoạn khác nhau của đại dịch COVID-19.

Ông Jing Wu nhận xét: “Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng kết nối với nhau, đến mức việc có các quan hệ chuỗi cung ứng với các khu vực khác, khi đại dịch ập đến Trung Quốc đã không giảm thiểu rủi ro tín dụng vào thời điểm rủi ro tín dụng đối với các công ty có quan hệ với các đối tác chuỗi cung ứng của Trung Quốc ngày càng tăng. Khi đại dịch lan sang phần còn lại của thế giới và sự phục hồi bắt đầu ở Trung Quốc, thì chuỗi liên kết cung ứng với Trung Quốc có lợi cho các công ty, vì phần còn lại của thế giới đang trải qua thời gian kinh tế ngừng trệ hoặc hoạt động ở mức độ cầm chừng”.

Các tác giả nghiên cữu đặc biệt xem xét các khoản chênh lệch đối với Credit Default Swap – CDS (Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng) – là một công cụ tài chính hoặc hợp đồng cho phép nhà đầu tư hoán đổi hoặc bù đắp rủi ro tín dụng của mình với nhà đầu tư khác – và mối quan hệ của nó với các liên kết chuỗi cung ứng Mỹ -Trung Quốc. Nghiên cứu chủ yếu xem xét dữ liệu CDS trong hai giai đoạn của đại dịch COVID-19: khi nền kinh tế Trung Quốc đóng cửa từ ngày 31 tháng 1 đến ngày 29 tháng 2 và khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 6 tháng 4 năm nay.

Ông Jing Wu giải thích: “Bằng cách khám phá hai giai đoạn của đại dịch, chúng tôi nhận thấy rằng, sự gián đoạn và việc nối lại chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro tín dụng của các công ty Mỹ trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Rủi ro tín dụng tăng lên với sự gián đoạn chuỗi cung ứng do kinh tế ngừng hoạt động và giảm khi hoạt động chuỗi cung ứng được nối trở lại khi nền kinh tế mở cửa”.

Các tác động có ý nghĩa kinh tế, làm tăng mức chênh lệch CDS khoảng 6% đến 7% trong thời gian gián đoạn và cải thiện rủi ro tín dụng lên 16% đến 29%, khi hoạt động chuỗi cung ứng được nối trở lại trong quá trình mở cửa trở lại của nền kinh tế.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc nối lại hoạt động chuỗi cung ứng ở Trung Quốc dường như có tác động cải thiện rủi ro tín dụng rõ rệt hơn so với việc gián đoạn chuỗi cung ứng khi đại dịch lây lan ở Trung Quốc.

Yếu tố nhu cầu hộ gia đình

Ông Jing Wu và các cộng sự sau đó đã xem xét các ngành cụ thể để tìm ra những ngành nào dễ bị ảnh hưởng hơn bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Họ phát hiện ra rằng, các ngành liên quan chặt chẽ hơn đến nhu cầu hộ gia đình, chẳng hạn như điện tử và hàng tiêu dùng, không được hưởng lợi nhiều như các ngành khác, khi hoạt động chuỗi cung ứng được cải thiện trong giai đoạn hai của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc. Việc nối lại hoạt động chuỗi cung ứng ở Trung Quốc không làm giảm rủi ro tín dụng đối với các lĩnh vực này do nhu cầu hộ gia đình ở Mỹ thấp.

Theo nghiên cứu này, các lĩnh vực như dầu khí và sản xuất bị ảnh hưởng trực tiếp hơn bởi sự gián đoạn và việc nối lại hoạt động của chuỗi cung ứng. Mức chênh lệch CDS cho các lĩnh vực này tăng trong thời gian gián đoạn và giảm khi hoạt động được nối lại.

Tuy nhiên, đó là một bức tranh khác đối với các công ty Mỹ có khách hàng Trung Quốc. Khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại ở giai đoạn hai, nhu cầu hộ gia đình ở Trung Quốc tăng lên, mức chênh lệch CDS của ngành hàng tiêu dùng đã giảm đáng kể đối với các công ty Mỹ có liên kết với khách hàng Trung Quốc.

Ông Jing Wu giải thích: “Vì đây là giai đoạn nền kinh tế Mỹ đóng cửa, nên việc tiếp cận thị trường Trung Quốc có lợi cho các công ty Mỹ có khách hàng Trung Quốc, đặc biệt là đối với những công ty trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Trong số các lĩnh vực khác, các công ty trong ngành dầu khí làm việc với khách hàng Trung Quốc cũng đã giảm rủi ro tín dụng, khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại”.

Đặc điểm công ty và chuỗi cung ứng

Xét về đặc điểm của công ty, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các công ty thuộc loại đầu tư, có nhiều tiền mặt hơn và nhiều cơ hội tăng trưởng hơn ít bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong khi đại dịch COVID-19 hoành hành. Ngoài ra, các công ty có đòn bẩy tài chính cao dễ bị ảnh hưởng hơn bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng, nhưng cũng được hưởng lợi nhiều hơn khi hoạt động trở lại.

Ông Jing Wu lý giải: “Các công ty cấp độ đầu tư ngày càng xa ranh giới mặc định và do đó, có khả năng chống chọi với những diễn biến bất lợi. Các công ty có nhiều tiền mặt hơn cũng có nhiều vùng đệm hơn trong những tình huống như vậy. Ngoài ra, các cơ hội tăng trưởng dường như cho phép các công ty chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác, khi sản xuất hoặc nhu cầu của khách hàng thay đổi trong thời kỳ xảy ra đại dịch”.

Các công ty hoạt động trong các ngành tập trung cao, trong đó một số ít các công ty chiếm tỷ trọng sản xuất cao, bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự gián đoạn của nhà cung cấp, nhưng ít hơn do sự gián đoạn của khách hàng, vì những công ty này có nguy cơ mất thị phần thấp hơn. Điều này trái ngược với các công ty trong những lĩnh vực có sản phẩm tương tự nhau và cạnh tranh gay gắt. Khi các công ty dễ thay thế hơn, thì chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các động lực của chuỗi cung ứng. Các công ty có nhiều vốn hơn cũng có thể điều chỉnh tốt hơn với những thay đổi do chuỗi cung ứng điều chỉnh. Do đó, chúng cũng ít bị ảnh hưởng hơn trong quá trình gián đoạn chuỗi cung ứng.

Hơn nữa, các công ty có chuỗi cung ứng dài hơn phải chịu rủi ro tín dụng lớn hơn, vì các mối quan hệ này khó thay thế hơn. Các khu vực thượng nguồn ít bị ảnh hưởng hơn do nhu cầu giảm ở Trung Quốc, vì các công ty này có thể dễ dàng tìm thị trường thay thế hơn. Theo nghiên cứu, các công ty này cũng phục hồi nhanh hơn, khi hoạt động của chuỗi cung ứng được nối lại. Mặt khác, khi các công ty tập trung hơn vào mạng lưới chuỗi cung ứng, thì rủi ro tín dụng của họ ít bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn trong bất kỳ chuỗi cung ứng riêng lẻ cụ thể nào.

Nghiên cứu bổ sung cho cuộc thảo luận hiện tại về tác động của gián đoạn chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với rủi ro tín dụng của doanh nghiệp. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên xem xét sự gián đoạn chuỗi cung ứng với nhu cầu của hộ gia đình trong bối cảnh của chuỗi cung ứng.

Ông Jing Wu kết luận: “Chúng tôi đưa ra bằng chứng về sự gián đoạn chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như thế nào, khi các nền kinh tế chuyển sang các giai đoạn khác nhau của đại dịch. Những kết quả này có ý nghĩa đối với các hình thức gián đoạn sản xuất hoặc tiêu dùng khác trong khu vực và tác động của chuỗi cung ứng toàn cầu đối với việc tuyên truyền hoặc giảm thiểu những cú sốc như vậy”.

Tài liệu tham khảo

Agca Senay, Birge John R., Wang Zi’ang và Wu, Jing, The Impact of COVID-19 on Supply Chain Credit Risk. July 1, 2020 (tạm dịch: Tác động của COVID-19 đối với rủi ro tín dụng chuỗi cung ứng. Ngày 1/7/ 2020). Hiện có sẵn tại SSRN: https://ssrn.com/abstract=3639735

Bài báo này được xuất bản lần đầu trên trang web Kiến thức Kinh doanh Trung Quốc (China Business Knowledge – CBK) bởi Trường Kinh doanh, thuộc CUHK: https://bit.ly/2IYgSr3.

Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh, thuộc CUHK)

Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sĩ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 10 chương trình đại học và 18 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D.

Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times năm 2020, chương trình đào tạo của CUHK được xếp hạng thứ 50. Trong bảng xếp hạng EMBA năm 2020 của Financial Times, CUHK EMBA được xếp hạng 15 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 40.000 người) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ là lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp. Trường hiện có khoảng 4.800 sinh viên đại học và sau đại học và Giáo sư Lin Zhou là Hiệu trưởng Trường Kinh doanh thuộc CUHK.

Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với Trường Kinh doanh, thuộc CUHK trên:

Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool

Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool

LinkedIn: www.linkedin.com/school/3923680

WeChat: CUHKBusinessSchool

Tin cùng chuyên mục