Tuần qua giá dầu tiếp tục tăng mạnh bởi căng thẳng tại Trung Đông leo thang làm giới đầu tư thêm lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung trong bối cảnh châu Âu đang phải đối mặt với một mùa Đông cực kỳ băng giá.
Sau khi Hy Lạp thông qua các biện pháp khắc khổ mới, mở đường cho nước này nhận gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tránh nguy cơ vỡ nợ giới đầu tư đã tăng cường mua vào dầu mỏ, khiến giá dầu ngọt nhẹ New York tăng khá mạnh lên 100,39 USD/thùng (tăng 2,24 USD) ngay từ đầu tuần.
Nhưng rồi thị trường dầu mỏ lại chịu áp lực đi xuống sau khi Chủ tịch khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone), Jean-Claude Juncker, thông báo hủy cuộc họp bàn về gói giải cứu Hy Lạp, càng làm dấy lên nỗi lo cuộc khủng hoảng nợ công tại nước này tiếp tục tác động xấu tới kinh tế châu Âu.
Việc hãng đánh giá tín nhiệm Moody's hạ bậc xếp hạng nợ công của một loạt nước châu Âu; đồng thời đặt Pháp, Anh và Áo vào tầm ngắm trên cơ sở viện dẫn những lo ngại gia tăng đối với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cũng tác động khá mạnh tới thị trường dầu mỏ. Thêm vào đó, giá dầu còn chịu tác động xấu bởi lo ngại rằng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của Mỹ-thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới-sẽ suy yếu trong ngắn hạn, sau khi Chính phủ thông báo doanh thu bán lẻ trong tháng Một vừa qua tăng thấp hơn dự kiến.
Theo sau đó, giá dầu ngọt nhẹ New York giảm thêm 17 xu, đóng cửa phiên 14/2 vừa qua ở mức 100,74 USD/thùng. Nhưng giá dầu Brent biển Bắc lại tăng 23 xu, chốt ở mức 118,16 USD/thùng.
Tới phiên giữa tuần 15/2 vừa qua, giá dầu đồng loạt quay đầu đi lên với mức tăng lên tới 1% đưa giá dầu ngọt nhẹ New York lên 101,80 USD/thùng và giá dầu Brent biển Bắc lên 118,93 USD/thùng khi những căng thẳng leo thang tại Trung Đông càng làm gia tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung và tâm lý lạc quan về việc triển vọng của cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
Càng về cuối tuần giá dầu càng bị chi phối bởi tình hình Trung Đông, mà trước hết là nhân tố Iran. Đó là Tehran dọa cắt đứt hoạt động xuất khẩu dầu tới 6 nước trong Liên minh châu Âu (EU) để trả đũa các biện pháp cấm vận mới của Mỹ và phương Tây; Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad loan báo một loạt tiến bộ trong chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này, trong đó có kế hoạch xây thêm bốn lò phản ứng nghiên cứu mới và Chính phủ Iran bị Tel Aviv đổ lỗi đứng đằng sau các vụ đánh bom nhằm vào các đại sứ quán Israel tại Ấn Độ và Gruzia. Góp sức đẩy giá dầu lên cao hơn còn có vụ nổ đường ống tại Syria; bãi công tại mỏ dầu lớn nhất Yemen và tranh chấp giữa Sudan với Nam Sudan.
Hệ quả là trong phiên cuối tuần 17/2 vừa qua, giá dầu Brent biển Bắc đã chạm mức cao nhất trong 8 tháng qua (120,70 USD/thùng) trước khi lùi về 119,84 USD/thùng. Còn giá dầu ngọt nhẹ New York tăng 41 xu lên 102,72 USD/thùng.
Theo nhà phân tích Carsten Fritsch từ Commerzbank, tâm lý đầu cơ vào tài sản rủi ro trỗi dậy khi lại lóe lên hy vọng về gói cứu trợ tài chính cho Athens cùng với căng thẳng leo thang giữa Iran với phương Tây càng tiếp sức cho "vàng đen."
Cho dù Iran sau đó có phủ nhận lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sang EU, nhưng các công ty dầu mỏ hàng đầu châu Âu đã quyết định giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran trong tháng Ba tới khoảng hơn 300.000 thùng/ngày. Động thái này sẽ làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ từ các nơi khác khi mà lục địa già đang chật vật chống chọi với một mùa Đông lạnh giá. EU-hiện chiếm khoảng 18% tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Iran.
Nhà kinh tế Neil MacKinnon từ VTB Capital nhận định tình hình Iran và nguy cơ gián đoạn nguồn cung sẽ vẫn là động lực chính chi phối thị trường dầu mỏ trong ngắn hạn./.
Sau khi Hy Lạp thông qua các biện pháp khắc khổ mới, mở đường cho nước này nhận gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tránh nguy cơ vỡ nợ giới đầu tư đã tăng cường mua vào dầu mỏ, khiến giá dầu ngọt nhẹ New York tăng khá mạnh lên 100,39 USD/thùng (tăng 2,24 USD) ngay từ đầu tuần.
Nhưng rồi thị trường dầu mỏ lại chịu áp lực đi xuống sau khi Chủ tịch khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone), Jean-Claude Juncker, thông báo hủy cuộc họp bàn về gói giải cứu Hy Lạp, càng làm dấy lên nỗi lo cuộc khủng hoảng nợ công tại nước này tiếp tục tác động xấu tới kinh tế châu Âu.
Việc hãng đánh giá tín nhiệm Moody's hạ bậc xếp hạng nợ công của một loạt nước châu Âu; đồng thời đặt Pháp, Anh và Áo vào tầm ngắm trên cơ sở viện dẫn những lo ngại gia tăng đối với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cũng tác động khá mạnh tới thị trường dầu mỏ. Thêm vào đó, giá dầu còn chịu tác động xấu bởi lo ngại rằng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của Mỹ-thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới-sẽ suy yếu trong ngắn hạn, sau khi Chính phủ thông báo doanh thu bán lẻ trong tháng Một vừa qua tăng thấp hơn dự kiến.
Theo sau đó, giá dầu ngọt nhẹ New York giảm thêm 17 xu, đóng cửa phiên 14/2 vừa qua ở mức 100,74 USD/thùng. Nhưng giá dầu Brent biển Bắc lại tăng 23 xu, chốt ở mức 118,16 USD/thùng.
Tới phiên giữa tuần 15/2 vừa qua, giá dầu đồng loạt quay đầu đi lên với mức tăng lên tới 1% đưa giá dầu ngọt nhẹ New York lên 101,80 USD/thùng và giá dầu Brent biển Bắc lên 118,93 USD/thùng khi những căng thẳng leo thang tại Trung Đông càng làm gia tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung và tâm lý lạc quan về việc triển vọng của cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
Càng về cuối tuần giá dầu càng bị chi phối bởi tình hình Trung Đông, mà trước hết là nhân tố Iran. Đó là Tehran dọa cắt đứt hoạt động xuất khẩu dầu tới 6 nước trong Liên minh châu Âu (EU) để trả đũa các biện pháp cấm vận mới của Mỹ và phương Tây; Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad loan báo một loạt tiến bộ trong chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này, trong đó có kế hoạch xây thêm bốn lò phản ứng nghiên cứu mới và Chính phủ Iran bị Tel Aviv đổ lỗi đứng đằng sau các vụ đánh bom nhằm vào các đại sứ quán Israel tại Ấn Độ và Gruzia. Góp sức đẩy giá dầu lên cao hơn còn có vụ nổ đường ống tại Syria; bãi công tại mỏ dầu lớn nhất Yemen và tranh chấp giữa Sudan với Nam Sudan.
Hệ quả là trong phiên cuối tuần 17/2 vừa qua, giá dầu Brent biển Bắc đã chạm mức cao nhất trong 8 tháng qua (120,70 USD/thùng) trước khi lùi về 119,84 USD/thùng. Còn giá dầu ngọt nhẹ New York tăng 41 xu lên 102,72 USD/thùng.
Theo nhà phân tích Carsten Fritsch từ Commerzbank, tâm lý đầu cơ vào tài sản rủi ro trỗi dậy khi lại lóe lên hy vọng về gói cứu trợ tài chính cho Athens cùng với căng thẳng leo thang giữa Iran với phương Tây càng tiếp sức cho "vàng đen."
Cho dù Iran sau đó có phủ nhận lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sang EU, nhưng các công ty dầu mỏ hàng đầu châu Âu đã quyết định giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran trong tháng Ba tới khoảng hơn 300.000 thùng/ngày. Động thái này sẽ làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ từ các nơi khác khi mà lục địa già đang chật vật chống chọi với một mùa Đông lạnh giá. EU-hiện chiếm khoảng 18% tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Iran.
Nhà kinh tế Neil MacKinnon từ VTB Capital nhận định tình hình Iran và nguy cơ gián đoạn nguồn cung sẽ vẫn là động lực chính chi phối thị trường dầu mỏ trong ngắn hạn./.
Hoàng Hà (TTXVN)