Tổng thống Trump

loihua-1574135680-14.jpg

Marc Boettcher bắt đầu ngày mới trước cả khi bình minh ló dạng bằng cách khởi động chiếc máy nghiền kiểu búa đập để xay ngô làm thức ăn cho những con bò đực non ở trang trại.

Từng có một buồng trống được anh dùng làm nơi vắt sữa bò trước khi chúng bị đem bán cách đây vài năm. Chỉ mới mùa Hè này, gần như cả trang trại chật ních những con gia súc với vẻ “tò mò, lo âu và kỳ cục” một cách đáng yêu, chen lấn nhau để được nhìn thấy anh. Một con “thả” một món quà vào máng nước uống cho anh. Một con khác bằng cách nào đó trèo được vào máng ăn và nằm đó, mắt chớp chớp, như thể đó là chỗ nằm hoàn hảo nhất.

“Chúng tôi đã phải vất vả một chút để đưa nó ra,” Boettcher, một nông dân thế hệ thứ tư, chớp mắt nhớ lại.

Anh đã quen với sự bấp bênh của nghề nông. Anh biết một cơn bão tuyết, một mùa xuân ẩm ướt, hay một trận hỏa hoạn ở nhà máy chế biến cách đó hàng trăm dặm có thể làm ảnh hưởng đến mình như thế nào. Anh tin rằng sự biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan hơn. Và giờ đây lại có thêm một yếu tố con người khác khiến ngành nông nghiệp vốn đang gặp khó khăn phải rùng mình: Những tranh chấp thương mại của Tổng thống Trump.

“Chẳng có ‘nếu như,’ ‘và’ hay ‘nhưng’ gì cả, tôi đã thất thu,” Boettcher thở dài khi mặt trời nhô lên phía trên ruộng đỗ tương xanh mướt như một tấm thảm tại một trong những cánh đồng của anh. Giá cả vốn đã thấp, và những đòn trừng phạt trả đũa bằng cách đánh thuế mà Trung Quốc và các nước khác áp lên các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ “là một yếu tố khác kìm hãm, hoặc đè bẹp, hoặc ngăn cản sự phát triển của nông nghiệp,” anh nói.

Lời hứa khôi phục lại sự thống trị thương mại của Tổng thống Donald Trump đã giúp ông giành được sự ủng hộ sâu rộng ở vùng nông thôn, góp phần đảm bảo chiến thắng sát nút của ông tại bang Wisconsin hồi năm 2016. Trong bối cảnh những cuộc đụng độ thương mại do ông Trump châm ngòi trực tiếp làm tổn thương người nông dân, thì thông điệp của vị tổng thống lại vô cùng đơn giản: Hãy tin tôi, tất cả rồi sẽ được đền đáp.

Người nông dân vẫn đang chờ đợi. Nhưng làn sóng các loại thuế quan mới và phi lý hơn vẫn chưa làm xáo trộn niềm tin của nhiều nông dân vào lời hứa mang lại sự công bằng cho sân chơi của tổng thống.

Boettcher, người từng hai lần bỏ phiếu cho Barack Obama, đã bỏ phiếu cho Trump và lời hứa sẽ thay đổi tình hình chính trị của ông. Đến lúc này, Boettcher vẫn cảm thấy những thiệt hại của mình là sự hy sinh xứng đáng.

Boettcher là nông dân cuối cùng trong đại gia đình của mình. Jessica Rinaldi/Globe Staff
Boettcher là nông dân cuối cùng trong đại gia đình của mình. Jessica Rinaldi/Globe Staff

Người nông dân vẫn đang chờ đợi. Nhưng làn sóng các loại thuế quan mới và phi lý hơn vẫn chưa làm xáo trộn niềm tin của nhiều nông dân vào lời hứa mang lại sự công bằng cho sân chơi của tổng thống.

“Đó chỉ là một phần nhỏ của điều mà chúng tôi cần phải làm, nhân danh nước Mỹ, để duy trì lối sống mà chúng tôi đang có,” anh nói. Nhưng anh thừa nhận rằng sự kiên nhẫn của mình với các loại thuế quan cũng có giới hạn.

“Phải có một lộ trình thời gian rõ ràng,” Boettcher nói. “Nếu tình hình cứ tiếp tục diễn tiến thế này, tôi cho rằng kịch bản trong trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra.”

Năm nay là một năm tồi tệ với nông dân ở Wisconsin: 718 trang trại bò sữa đã phải đóng cửa tính từ tháng 1, và những người canh tác cây trồng hàng hóa như ngô hay đậu nành giống như Boettcher cũng đang phải chịu tổn thất. Lý do rất phức tạp, nhưng nông dân và các nhà kinh tế nói rằng những vấn đề dài hạn đã trở nên trầm trọng hơn do ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh thương mại của ông Trump, thu hẹp thị trường trên toàn cầu cho các sản phẩm nông nghiệp đến từ các thị trấn ở vùng trung tâm đất nước, giống như thị trấn Bloomer ở miền Tây Nam Wisconsin này.

Ông Trump đã phá vỡ các mối quan hệ với những đối tác thương mại đáng tin cậy của Mỹ như Canada hay Mexico, đồng thời áp đặt các mức thuế bất hợp lý lên hàng hóa Trung Quốc. Những quốc gia này đã phản kháng bằng cách áp các mức thuế do họ đề ra lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đặc biệt là đậu nành và các sản phẩm nông nghiệp khác.

Theo Cục Nông nghiệp Mỹ, giá trị xuất khẩu nông nghiệp sang Trung Quốc đã giảm từ khoảng 19,5 tỷ USD năm 2017 xuống 9,1 tỷ USD hồi năm ngoái, và giảm thêm 1,3 tỷ USD nữa trong nửa đầu năm nay. Doanh số sụt giảm đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới thu nhập của người nông dân. Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019, Wisconsin đã trải qua nhiều vụ phá sản trang trại nhiều hơn bất kỳ bang nào khác ở Mỹ.

Tuy nhiên, với cuộc bầu cử năm 2020 đang đến gần, nhiều nông dân vẫn bày tỏ sự ủng hộ với đương kim tổng thống. Một cuộc khảo sát do tạp chí Farm Journal thực hiện hồi tháng 9 vừa qua với 1.138 nông dân cho thấy 76% trong số này ủng hộ hoặc ủng hộ mạnh mẽ viecj ông Trump tiếp tục tại vị, cho dù những chính sách của ông đã trực tiếp gây tổn hại đến túi tiền của họ.

Nhưng cũng có những dấu hiệu cho thấy một số nông dân sắp hết kiên nhẫn, ngay cả khi tổng thống đã tuyên bố hồi đầu năm nay rằng chính quyền của ông sẽ bảo đảm rằng “đây là thời điểm tốt để làm một nông dân.”

Khi Bộ trưởng bộ Nông nghiệp Sonny Perdue tới thăm Minnesota hồi tháng 8, một số nông dân đã bắt đầu lên tiếng phàn nàn. “Mọi thứ đang xuống dốc, và xuống dốc rất nhanh,” Brian Thalmann, cựu chủ tịch Hiệp hội Người trồng ngô của bang Minnesota chia sẻ.

Mặt trời mọc chiếu sáng những kiện cỏ khô tại trang trại của Boettcher’s. Jessica Rinaldi/Globe Staff
Mặt trời mọc chiếu sáng những kiện cỏ khô tại trang trại của Boettcher’s. Jessica Rinaldi/Globe Staff

Các chính sách khác ở Washington đã làm tăng thêm nỗi thất vọng, ví dụ như việc Cơ quan Bảo vệ Môi trường cho phép một số nhà máy lọc dầu không cần pha thêm ethanol vào các sản phẩm dầu của mình.

Các chính sách khác ở Washington đã làm tăng thêm nỗi thất vọng, ví dụ như việc Cơ quan Bảo vệ Môi trường cho phép một số nhà máy lọc dầu không cần pha thêm ethanol vào các sản phẩm dầu của mình.

Chính quyền Trump đã cố gắng bù đắp thiệt hại từ các tranh chấp thương mại bằng cách phê duyệt khoảng 28 tỷ USD tiền cứu trợ cho nông dân, nhưng với một số người, số tiền đó cũng chẳng thấm vào đâu.

“Tôi không biết chủ nghĩa xã hội là gì nếu không phải là nhận được một tờ séc từ chính phủ,” Les Danielson, một nông dân 49 tuổi trồng ngô và đậu nành sống ở Cadott, một cộng đồng nông nghiệp khác cách Bloomer khoảng 30 phút đi xe chia sẻ. Anh không ủng hộ Trump hay các chính sách thuế quan của ông, và anh tin rằng sẽ có thêm nhiều nông dân nữa có cùng quan điểm với mình khi cuộc chiến thương mại tiếp tục kéo dài.

“Chúng tôi phải tỏ ra rằng mình là người yêu nước trong khi đang bị tổn thất một đống tiền sao?” anh nói.

Doug Danielson, anh trai của Les, từng lái máy kéo dưới bầu trời mùa hè xanh thẳm, cày bừa những mảnh đất hoang lấm chấm hoa dừa cạn và những con cò đồi cát để chuẩn bị gieo trồng cỏ ba lá và cỏ linh lăng cho đàn bò của mình.

Cánh đồng ở Cadott đã kể câu chuyện về cách mọi thứ đang diễn ra trong thời gian gần đây. Nó từng thuộc sở hữu của một nông dân nuôi bò sữa bị phá sản, và rồi được thuê bởi một người khác, nhưng người này cũng chẳng thể canh tác được gì ở đó vì mùa xuân quá ẩm ướt.

Sarah Kurtz nuôi một con bê tại trang trại Polzin ở Cadott.Jessica Rinaldi/Globe Staff
Sarah Kurtz nuôi một con bê tại trang trại Polzin ở Cadott.Jessica Rinaldi/Globe Staff

Cũng giống anh trai của mình, Danielson không bỏ phiếu cho Trump. Anh biết cuộc khủng hoảng sữa xảy ra trước cả nhiệm kỳ tổng thống, nhưng anh tin rằng nông dân Mỹ cần phát triển thị trường sữa, và anh muốn các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ.

Bây giờ, Danielson, người đã chăn nuôi bò sữa từ những năm 1980, chuẩn bị thử sức ở đây. Anh có một đàn bò sữa 440 con, những chuồng nuôi cao ráo và một phòng vắt sữa hoạt động gần như suốt ngày đêm. Nhưng vào thời điểm này, sau nhiều năm giá sữa giảm mạnh khiến ngành chăn nuôi bò sữa rơi vào khủng hoảng, ngày càng khó để bám trụ, và anh cho biết mình đang phải lạm cả vào vốn để có tiền trang trải cuộc sống.

“Tôi từng nghĩ rằng mình làm việc này khá tốt, nhưng hóa ra là tôi không giỏi đến thế,” Danielson tâm sự với một chút thất vọng về bản thân.

Cũng giống anh trai của mình, Danielson không bỏ phiếu cho Trump. Anh biết cuộc khủng hoảng sữa xảy ra trước cả nhiệm kỳ tổng thống, nhưng anh tin rằng nông dân Mỹ cần phát triển thị trường sữa, và anh muốn các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ.

Danielson không mong gì hơn việc con trai anh cùng làm nông với mình, nhưng anh không kìm nổi một giọt nước mắt khi biết rằng điều đó sẽ không bao giờ hợp lý về mặt tài chính. “Tôi sẽ là thế hệ làm nông nghiệp cuối cùng trong gia đình mình,” anh nói.

Gần đây, giá sữa đã tăng trở lại, nhưng không đủ để bù đắp cho nhiều năm tổn thất. Những cuộc vật lộn về kinh tế trong những năm gần đây được thể hiện rõ ở khắp mọi nơi tại Cadott, nếu bạn biết phải nhìn vào đâu. Các cửa hàng tạp hóa đã biến mất, và khoảng không từng được dùng làm nơi buôn bán máy kéo giờ bỏ không. Trên hành trình đi vào thị trấn, George Polzin, một nông dân nuôi bò sữa hiện đã chuyển sang nghiên cứu di truyền bò sữa và các sản phẩm khác, chỉ tay về những chuồng nuôi trống không nằm rải rác trong thị trấn nơi gia đình anh đã làm nghề nông suốt nhiều thế hệ.

“Có một chuồng trống gần như còn mới nguyên ở phía đó. Chúng tôi rất buồn,” Polzin nói khi lái xe qua chuồng bò sơn màu đỏ tinh khôi để vào thị trấn. “Nông trại từng ở ngay đây, với bốn thế hệ làm nông. Mùa xuân này, chúng tôi phải bán hết. Không kiếm được đủ tiền để nuôi sống gia đình.”

Danielson đã trèo lên máy kéo trên mảnh đất bị mất bởi một nông dân khác gần đây ở Cadott. Jessica Rinaldi/Globe Staff
Danielson đã trèo lên máy kéo trên mảnh đất bị mất bởi một nông dân khác gần đây ở Cadott. Jessica Rinaldi/Globe Staff

“Bạn không mua được thiết bị mới. Bạn cũng chẳng mua được thiết bị cũ. Bạn chỉ có thể chết đứng ở đó – Ví dụ, tôi phải lợp lại mái chuồng. Tốn 17.000 USD. Tôi sẽ không tiêu số tiền đó vào lúc này,” Les Danielson cho biết.

Với rất nhiều trang trại treo biển rao bán, ngày càng nhiều gia đình người Amish đã chuyển vào thị trấn, do đó không khó để bắt gặp những con ngựa và xe ngựa nhỏ tại đây.

Gần đây, thuế quan đã ăn vào lợi nhuận của những nông dân vẫn còn kinh doanh, làm giảm khả năng chi tiêu tại thị trấn của họ.

“Bạn không mua được thiết bị mới. Bạn cũng chẳng mua được thiết bị cũ. Bạn chỉ có thể chết đứng ở đó – Ví dụ, tôi phải lợp lại mái chuồng. Tốn 17.000 USD. Tôi sẽ không tiêu số tiền đó vào lúc này,” Les Danielson cho biết.

Polzin biết rằng thuế quan không phải là nguyên nhân của tất cả những tai ương ở đây. Nhưng anh cũng nói rằng chúng là thứ cuối cùng mà mọi người cần. “Đây là lần đầu tiên trong đời mà tôi không chắc chắn rằng chuyện gì sẽ xảy ra,” anh chia sẻ.

Marc Boettcher, 51 tuổi, xuất thân từ một gia đình có truyền thống làm nông dân. Ông nội của anh đã canh tác ở khu vực này từ đầu những năm 1900, và Boettcher là một trong 18 đứa cháu của ông – nhưng trong số tất cả các anh chị em họ, anh là người duy nhất còn giữ nghề.

Những con bò quan sát khi Sarah Kurtz giữ lấy chiếc xe cút kít tại trang trại Polzin ở Cadott. Jessica Rinaldi/Globe Staff
Những con bò quan sát khi Sarah Kurtz giữ lấy chiếc xe cút kít tại trang trại Polzin ở Cadott. Jessica Rinaldi/Globe Staff

Đã từng có 7 nông dân nuôi bò sữa ở gần đây, nhưng giờ chỉ còn lại 1 người.

Anh đã chứng kiến nền kinh tế nông nghiệp thay đổi xung quanh mình. Các trang trại lớn lên ngôi và những hoạt động nhỏ lẻ ở phạm vi gia đình dần trở nên kém lợi nhuận hơn. Đã từng có 7 nông dân nuôi bò sữa ở gần đây, nhưng giờ chỉ còn lại 1 người.

“Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn thế này, Donald Trump sẽ không bao giờ trở thành tổng thống,” Boettcher nói.

Hạt Chippewa, nơi có thị trấn Bloomer và Cadott, đã giúp Trump chiến thắng với số phiếu 19% trong năm 2016 sau khi mang lại chiến thắng cho ứng viên Mitt Romney của đảng Cộng Hòa trước đối thủ Obama vào năm 2012 với 160 phiếu nhiều hơn.

Những sự thay đổi như vậy đã góp phần vào chiến thắng sát nút của đương kim tổng thống trước ứng viên Hillary Clinton tại bang Wisconsin, ở đây ông đã thắng với chênh lệch chưa tới 23.000 phiếu. Đảng Dân chủ và Cộng hòa coi Wisconsin là một chiến trường quan trọng vào năm 2020, và thăm dò dư luận cho thấy một cuộc đua sát nút, bất kể ứng viên của Đảng Dân chủ là ai.

Danielson nghĩ rằng nhiều nông dân sẽ nhìn thấy mọi thứ theo cách của mình khi cuộc chiến thương mại kéo dài. Jessica Rinaldi/Globe Staff
Danielson nghĩ rằng nhiều nông dân sẽ nhìn thấy mọi thứ theo cách của mình khi cuộc chiến thương mại kéo dài. Jessica Rinaldi/Globe Staff

Sau khi Boettcher cho bầy gia súc ăn xong, khoảng 7 giờ 15 sáng hôm đó, anh có một nhiệm vụ khác: tập bóng bầu dục tại trường trung học Bloomer, nơi anh đang là trợ lý huấn luyện viên phòng ngự. Anh từng chơi ở vị trí trung vệ và hậu vệ khi còn học ở trường này – hồi đó gần như tất cả các thành viên trong đội là “con nhà nông”. Bây giờ, theo lời anh, hầu hết đám trẻ trong đội là “trẻ con thành phố”. Chúng vẫn sống ở vùng nông thôn Wisconsin này, nhưng gia đình chúng không làm nông nữa.

Boettcher vẫn giữ được dáng vẻ thể thao của mình. Anh và vợ, Diane, là những người Công giáo sùng đạo, và họ có một cặp sinh đôi 8 tuổi cùng một người con trai lớn, Cole, hiện đang ở trong quân đội. Boettcher hy vọng một ngày nào đó Cole sẽ trở về nhà để điều hành trang trại.

Trong bữa sáng – có trứng và thịt xông khói tại quán cà phê Main Street, Boettcher ước tính anh đã mất khoảng 15% thu nhập để đóng thuế, mặc dù anh cho rằng khó có thể phân định rạch ròi nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của mình. Tất cả đều bị tổn thương, nhưng trang trại của anh vẫn có thể tồn tại.

“Tôi hoàn toàn không chắc chắn rằng mình sẽ bỏ phiếu cho ai,” Boettcher chia sẻ. “Lúc này, bất kỳ ai cũng có thể làm tôi đổi ý. Tôi đang cảm thấy rất bấp bênh.”

Boettcher biết anh và anh em nhà Danielson không đồng tình với nhau khi nói về Trump. Nhưng lúc này, anh sẵn sàng chấp nhận hy sinh với hy vọng rằng cuộc chiến thương mại của Trump rồi cũng sẽ giúp các trang trại ở Wisconsin khởi sắc hơn. Tuy nhiên, sự ngờ vực của anh với Washington đã tăng lên trong vài tháng qua, dẫn tới một điều không chắc chắn nữa trong đời anh: anh không biết mình sẽ ủng hộ ai giữ chức tổng thống vào năm 2020 tới.

“Tôi hoàn toàn không chắc chắn rằng mình sẽ bỏ phiếu cho ai,” Boettcher chia sẻ. “Lúc này, bất kỳ ai cũng có thể làm tôi đổi ý. Tôi đang cảm thấy rất bấp bênh.”

Boettcher đã bỏ phiếu cho Barack Obama hai lần và cho Trump vào năm 2016. Lần này, ông không chắc chắn lắm. Bất cứ ai cũng có thể làm ảnh hưởng đến tôi vào thời điểm này, ông nói. Jessica Rinaldi/Globe Staff
Boettcher đã bỏ phiếu cho Barack Obama hai lần và cho Trump vào năm 2016. Lần này, ông không chắc chắn lắm. Bất cứ ai cũng có thể làm ảnh hưởng đến tôi vào thời điểm này, ông nói. Jessica Rinaldi/Globe Staff