Ngày 4/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình chung "Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm có nguy cơ tại Việt Nam," thực hiện tại 6 tỉnh, với tổng kinh phí là 3,55 triệu USD.
Chương trình do Quỹ thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ Tây Ban Nha tài trợ thông qua Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Chương trình chung "Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm có nguy cơ tại Việt Nam" được triển khai từ tháng 1/2010 đến 1/2012, gia hạn đến tháng Sáu năm nay tại 6 tỉnh gồm Cao Bằng, Điện Biên, Đắc Lắk, Kon Tum, Ninh Thuận và An Giang. Chương trình bao gồm 2 hợp phần: hợp phần dinh dưỡng do Bộ Y tế thực hiện và hợp phần an ninh lương thực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: Chương trình kết thúc sẽ mở ra một trang mới trong việc lồng ghép đa ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng và an ninh lương thực trong tương lai. Kết quả của Chương trình chung này sẽ được tiếp tục triển khai bền vững, cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em tại Việt Nam; đồng thời góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ tại Việt Nam.
Giám đốc Ban Quản lý chương trình, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) Nguyễn Đức Vinh cho biết Chương trình chung đã giúp cải thiện tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở 6 tỉnh trọng điểm; đồng thời tổ chức một số hoạt động hỗ trợ nông dân nhằm tăng khả năng cung cấp các loại thực phẩm an toàn, có chất lượng. Đến nay, chương trình đã thiết lập và duy trì 66 nhóm hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ tại các xã của 3 tỉnh An Giang, Điện Biên và Ninh Thuận. Các nhóm nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào thôn, bản được thành lập tại một số địa bàn tỉnh An Giang giúp tăng tỷ lệ cho con bú từ 80% lên 92%; tỷ lệ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu từ 0% lên 12%...
Chương trình cũng đã triển khai thực hiện Bệnh viện bạn hữu trẻ em tại các bệnh viện tỉnh và huyện của 6 tỉnh dự án; đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo chất lượng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, sắt folic và các sản phẩm bổ sung vi chất. Nhờ vậy, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, 100% bà mẹ mang thai tại các huyện của 2 tỉnh Cao Bằng và Đắc Lắk được bổ sung viên sắt. Bên cạnh đó, chương trình chung còn hỗ trợ kỹ thuật về tăng năng suất và bảo quản giống lúa; tổ chức đào tạo cho 200 nông dân; hỗ trợ tham gia sản xuất lúa theo mô hình quản lý lúa thích hợp cho 1.622 hộ nông dân của 6 tỉnh dự án...
Thông qua chương trình chung, hệ thống Giám sát Dinh dưỡng quốc gia đã được cải thiện; đồng thời việc sử dụng các chỉ số được quốc tế khuyến khích và các số liệu phân bổ theo vị trí địa lý, dân tộc, giới và tình hình kinh tế-xã hội cũng đã được thực hiện nhằm ưu tiên các khu vực cần được hỗ trợ nhất. Chương trình cũng đưa vào áp dụng thành công các mô hình bệnh viện hiệu quả và điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp trầm trọng dựa vào cộng đồng bằng thực phẩm trị liệu được sản xuất trong nước.../.
Chương trình do Quỹ thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ Tây Ban Nha tài trợ thông qua Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Chương trình chung "Lồng ghép dinh dưỡng và an ninh lương thực cho trẻ em và nhóm có nguy cơ tại Việt Nam" được triển khai từ tháng 1/2010 đến 1/2012, gia hạn đến tháng Sáu năm nay tại 6 tỉnh gồm Cao Bằng, Điện Biên, Đắc Lắk, Kon Tum, Ninh Thuận và An Giang. Chương trình bao gồm 2 hợp phần: hợp phần dinh dưỡng do Bộ Y tế thực hiện và hợp phần an ninh lương thực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: Chương trình kết thúc sẽ mở ra một trang mới trong việc lồng ghép đa ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng và an ninh lương thực trong tương lai. Kết quả của Chương trình chung này sẽ được tiếp tục triển khai bền vững, cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em tại Việt Nam; đồng thời góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ tại Việt Nam.
Giám đốc Ban Quản lý chương trình, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) Nguyễn Đức Vinh cho biết Chương trình chung đã giúp cải thiện tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở 6 tỉnh trọng điểm; đồng thời tổ chức một số hoạt động hỗ trợ nông dân nhằm tăng khả năng cung cấp các loại thực phẩm an toàn, có chất lượng. Đến nay, chương trình đã thiết lập và duy trì 66 nhóm hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ tại các xã của 3 tỉnh An Giang, Điện Biên và Ninh Thuận. Các nhóm nuôi con bằng sữa mẹ dựa vào thôn, bản được thành lập tại một số địa bàn tỉnh An Giang giúp tăng tỷ lệ cho con bú từ 80% lên 92%; tỷ lệ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu từ 0% lên 12%...
Chương trình cũng đã triển khai thực hiện Bệnh viện bạn hữu trẻ em tại các bệnh viện tỉnh và huyện của 6 tỉnh dự án; đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo chất lượng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, sắt folic và các sản phẩm bổ sung vi chất. Nhờ vậy, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, 100% bà mẹ mang thai tại các huyện của 2 tỉnh Cao Bằng và Đắc Lắk được bổ sung viên sắt. Bên cạnh đó, chương trình chung còn hỗ trợ kỹ thuật về tăng năng suất và bảo quản giống lúa; tổ chức đào tạo cho 200 nông dân; hỗ trợ tham gia sản xuất lúa theo mô hình quản lý lúa thích hợp cho 1.622 hộ nông dân của 6 tỉnh dự án...
Thông qua chương trình chung, hệ thống Giám sát Dinh dưỡng quốc gia đã được cải thiện; đồng thời việc sử dụng các chỉ số được quốc tế khuyến khích và các số liệu phân bổ theo vị trí địa lý, dân tộc, giới và tình hình kinh tế-xã hội cũng đã được thực hiện nhằm ưu tiên các khu vực cần được hỗ trợ nhất. Chương trình cũng đưa vào áp dụng thành công các mô hình bệnh viện hiệu quả và điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp trầm trọng dựa vào cộng đồng bằng thực phẩm trị liệu được sản xuất trong nước.../.
Thu Phương (TTXVN)