Trong phiên giao dịch ngày 26/1 tại Mỹ, giá lúa mỳ tiếp tục được đẩy lên, trước mối lo ngại nguồn cung bị thắt chặt.
Theo chân nông sản này, giá đậu tương và ngô đều phục hồi, sau khi đi xuống trong phiên trước.
Tại sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá lúa mỳ giao tháng 3/2011 tăng 18,25 cent (2,13%) so với phiên 25/1 lên 8,565 USD/bushel (1 bushel ngô, đậu tương = 25,4kg; 1 bushel lúa mỳ = 27,2kg).
Trong khi đó, giá ngô giao tháng 3/2011 tăng 13,65 cent (2,11%) lên 6,5765 USD/bushel, còn giá đậu tương cùng kỳ hạn tăng 11 cent (0,8%) lên 13,855 USD/bushel.
Theo giới phân tích, việc các quốc gia tăng cường tích trữ lương thực đang đẩy nhu cầu đối với nông sản lên cao. Bên cạnh đó, thời tiết không thuận lợi tại các khu trồng trọt của Mỹ và Trung Quốc cũng là nhân tố hỗ trợ thị trường lúa mỳ.
Sơn Đông, tỉnh trồng lúa mỳ chủ chốt của Trung Quốc, đang phải đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm. Tại Mỹ, nông dân cũng đang lo lắng về lúa mỳ vụ đông, trước tình hình thời tiết khô hạn tại Great Plains.
Đối với ngô và đậu tương, giá hai mặt hàng nông sản này đều phục hồi trở lại, nhờ nhu cầu trên thế giới tăng. Ngoài ra, thông tin cho biết sản lượng ethanol, nhiên liệu được chiết suất từ ngô, trong tuần tính đến 21/1 tăng 0,99% so với tuần trước, lên 922.000 thùng/ngày, cũng góp phần lấy lại đà tăng cho mặt hàng nông sản này.
Liên hợp quốc cảnh báo các nước xuất khẩu lương thực cần tránh hạn chế xuất khẩu, để ngăn chặn tình trạng giá lương thực tăng cao, vốn tác động tiêu cực đến người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Tại Tunisia và Ai Cập, giá lương thực tăng quá cao đã dẫn đến tình trạng bạo động./.
Theo chân nông sản này, giá đậu tương và ngô đều phục hồi, sau khi đi xuống trong phiên trước.
Tại sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá lúa mỳ giao tháng 3/2011 tăng 18,25 cent (2,13%) so với phiên 25/1 lên 8,565 USD/bushel (1 bushel ngô, đậu tương = 25,4kg; 1 bushel lúa mỳ = 27,2kg).
Trong khi đó, giá ngô giao tháng 3/2011 tăng 13,65 cent (2,11%) lên 6,5765 USD/bushel, còn giá đậu tương cùng kỳ hạn tăng 11 cent (0,8%) lên 13,855 USD/bushel.
Theo giới phân tích, việc các quốc gia tăng cường tích trữ lương thực đang đẩy nhu cầu đối với nông sản lên cao. Bên cạnh đó, thời tiết không thuận lợi tại các khu trồng trọt của Mỹ và Trung Quốc cũng là nhân tố hỗ trợ thị trường lúa mỳ.
Sơn Đông, tỉnh trồng lúa mỳ chủ chốt của Trung Quốc, đang phải đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm. Tại Mỹ, nông dân cũng đang lo lắng về lúa mỳ vụ đông, trước tình hình thời tiết khô hạn tại Great Plains.
Đối với ngô và đậu tương, giá hai mặt hàng nông sản này đều phục hồi trở lại, nhờ nhu cầu trên thế giới tăng. Ngoài ra, thông tin cho biết sản lượng ethanol, nhiên liệu được chiết suất từ ngô, trong tuần tính đến 21/1 tăng 0,99% so với tuần trước, lên 922.000 thùng/ngày, cũng góp phần lấy lại đà tăng cho mặt hàng nông sản này.
Liên hợp quốc cảnh báo các nước xuất khẩu lương thực cần tránh hạn chế xuất khẩu, để ngăn chặn tình trạng giá lương thực tăng cao, vốn tác động tiêu cực đến người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Tại Tunisia và Ai Cập, giá lương thực tăng quá cao đã dẫn đến tình trạng bạo động./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)