Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Mỹ Latinh và Caribe năm ngoái đạt 153,448 tỷ USD, tăng gần 27% so với năm 2010 và là mức cao nhất từ trước tới nay.
Theo một báo cáo do Thư ký điều hành Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC) Alicia Bárcena công bố ngày 3/5 tại thủ đô Santiago của Chile, FDI vào Mỹ Latinh và Caribe chiếm 10% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu trong năm 2011.
Các nước thu hút được nhiều FDI nhất trong năm 2011 là Brazil (66,66 tỷ USD, chiếm 43,8% dòng FDI vào khu vực), Mexico (19,44 tỷ), Chile (17,299 tỷ USD), Colombia (13,234 tỷ USD), Peru (7,659 tỷ USD), Argentina (7,243 tỷ USD), Venezuela (5,302 tỷ USD) và Uruguay (2,528 tỷ USD).
Trong số các nước này, Brazil, Chile, Colombia, Peru và Uruguay nhận được FDI cao kỷ lục.
Dòng FDI vào Trung Mỹ năm ngoái tăng 36% và các nước nhận được nhiều đầu tư nhất tại vùng này là Panama (2,79 tỷ USD), Costa Rica (2,104 tỷ) và Honduras (1,014 tỷ). FDI vào vùng Caribe tăng 20%, trong đó Cộng hòa Đominicana nhận được nhiều nhất, với 2,371 tỷ USD.
Theo bà Alicia, FDI đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nước như Nicaragua, Panama, Chile, Honduras và Uruguay bởi nó chiếm tới từ 5 đến 10% GDP của các quốc gia này.
Bản báo cáo cho biết năm ngoái lợi nhuận được tái đầu tư trở lại chiếm 46% lượng FDI tịnh tại Mỹ Latinh và Caribe, và điều này thể hiện sự tin tưởng của các công ty xuyên quốc gia và những cơ hội kinh doanh tại khu vực.
Liên minh châu Âu (EU) là khu vực “rót” FDI nhiều nhất tại Mỹ Latinh và Caribe, với bình quân 30 tỷ USD mỗi năm trong thập kỷ gần đây nhất. FDI của EU tập trung tại Nam Mỹ và được đầu tư tại nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ngành chiến lược như điện lực và ngân hàng.
Các nước đầu tư FDI nhiều nhất tại Mỹ Latinh và Caribe năm ngoái là Mỹ (18%), Tây Ban Nha (14%) và Nhật Bản (8%). Đầu tư trực tiếp giữa các nước tại Mỹ Latinh và Caribe chiếm 9% lượng FDI khu vực này nhận được trong năm 2011.
Trong khi đó, Chile là nước Mỹ Latinh đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất trong năm 2011, với 11,822 tỷ USD, xếp trên Mexico (9,64 tỷ USD) và Colombia (8,289 tỷ USD).
Theo bà Alicia Bárcena, bất chấp những bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu, dòng FDI vào khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ duy trì ở mức cao trong năm nay, có thể dao động từ mức giảm 2% tới mức tăng 8% so với năm 2011./.
Theo một báo cáo do Thư ký điều hành Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC) Alicia Bárcena công bố ngày 3/5 tại thủ đô Santiago của Chile, FDI vào Mỹ Latinh và Caribe chiếm 10% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu trong năm 2011.
Các nước thu hút được nhiều FDI nhất trong năm 2011 là Brazil (66,66 tỷ USD, chiếm 43,8% dòng FDI vào khu vực), Mexico (19,44 tỷ), Chile (17,299 tỷ USD), Colombia (13,234 tỷ USD), Peru (7,659 tỷ USD), Argentina (7,243 tỷ USD), Venezuela (5,302 tỷ USD) và Uruguay (2,528 tỷ USD).
Trong số các nước này, Brazil, Chile, Colombia, Peru và Uruguay nhận được FDI cao kỷ lục.
Dòng FDI vào Trung Mỹ năm ngoái tăng 36% và các nước nhận được nhiều đầu tư nhất tại vùng này là Panama (2,79 tỷ USD), Costa Rica (2,104 tỷ) và Honduras (1,014 tỷ). FDI vào vùng Caribe tăng 20%, trong đó Cộng hòa Đominicana nhận được nhiều nhất, với 2,371 tỷ USD.
Theo bà Alicia, FDI đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nước như Nicaragua, Panama, Chile, Honduras và Uruguay bởi nó chiếm tới từ 5 đến 10% GDP của các quốc gia này.
Bản báo cáo cho biết năm ngoái lợi nhuận được tái đầu tư trở lại chiếm 46% lượng FDI tịnh tại Mỹ Latinh và Caribe, và điều này thể hiện sự tin tưởng của các công ty xuyên quốc gia và những cơ hội kinh doanh tại khu vực.
Liên minh châu Âu (EU) là khu vực “rót” FDI nhiều nhất tại Mỹ Latinh và Caribe, với bình quân 30 tỷ USD mỗi năm trong thập kỷ gần đây nhất. FDI của EU tập trung tại Nam Mỹ và được đầu tư tại nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ngành chiến lược như điện lực và ngân hàng.
Các nước đầu tư FDI nhiều nhất tại Mỹ Latinh và Caribe năm ngoái là Mỹ (18%), Tây Ban Nha (14%) và Nhật Bản (8%). Đầu tư trực tiếp giữa các nước tại Mỹ Latinh và Caribe chiếm 9% lượng FDI khu vực này nhận được trong năm 2011.
Trong khi đó, Chile là nước Mỹ Latinh đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất trong năm 2011, với 11,822 tỷ USD, xếp trên Mexico (9,64 tỷ USD) và Colombia (8,289 tỷ USD).
Theo bà Alicia Bárcena, bất chấp những bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu, dòng FDI vào khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ duy trì ở mức cao trong năm nay, có thể dao động từ mức giảm 2% tới mức tăng 8% so với năm 2011./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)