Dễ trồng và tích trữ, có lợi và được bán với giá được quy định trước và giao ngay tại nơi sản xuất, thuốc phiện trở thành loại "cây trồng lý tưởng" tại một đất nước đang xảy ra nội chiến như Afghanistan.
Afghanistan hiện là quốc gia sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới.
Theo Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Afghanistan hiện có khoảng 123.000ha cây thuốc phiện do 250.000 hộ gia đình (6% dân số nước này) trồng.
Haji Abdul Hameed, một chủ trang trại tại tỉnh Kandahar, căn cứ lịch sử của phiến quân Taliban ở miền Nam, cho biết: "Nguyên nhân chính khiến mọi người trồng thuốc phiện đó là nó đem lại lợi nhuận. Không cần nỗ lực nhiều nhưng thu lợi lớn."
Ông Jean-Luc Lemahieu, Giám đốc của UNODC tại Afghanistan nhấn mạnh, trong giai đoạn xung đột hay không có an ninh, thuốc phiện là loại cây được trồng nhiều nhất. Những kẻ buôn bán thuốc phiện đến tận trang trại, cung cấp giống, đưa trước chi phí và tới thu mua khi đến vụ thu hoạch.
Trong khi đó các ngôi chợ để người dân buôn bán lúa mỳ hay rau quả thường xa và đường xá thì rất nguy hiểm.
Theo ông Lemahieu, thuốc phiện sau khi thu hoạch được lưu kho và giữ được lâu hơn so với rau quả, loại nông sản thường bị thiệt hại lớn nếu xảy ra chiến sự và nếu không có an ninh là rối loạn thị trường.
Mặt khác, cây thuốc phiện cần nước ít hơn lúa mỳ, loại cây trồng chính tại Afghanistan, song đem lại lợi nhuận cao hơn gấp bốn lần trong năm 2010.
Ông Lemahieu cho biết, sản lượng thuốc phiện tại Afghanistan chiếm gần 90% thế giới. Chính sách xóa bỏ cây thuốc phiện được chính phủ Afghanistan và những đồng minh phương Tây thực hiện từ nhiều năm qua, chỉ có ít những tác động đến những diện tích đã trồng.
Tỉnh Kandahar và tỉnh Helmand, căn cứ của nhóm phiến quân, chiếm tới 74% sản lượng thuốc phiện tại Afghanistan. Tại những vùng này, sự hiện diện của chính phủ rất yếu và tình trạng mất an ninh rất lớn.
Năm 2011, UNODC dự báo việc trồng cây thuốc phiện sẽ tăng mạnh tại phía Bắc và Đông Bắc. Giá thuốc phiện tăng tới 306% chỉ trong vòng một năm.
Tình trạng mất an ninh tăng lên tại nhiều nơi ở những tỉnh này. Nhưng những người trồng chỉ thu đựoc một phần nhỏ từ 2 tỷ USD từ thuốc phiện. Những kẻ buôn bán, phiến quân Taliban và cả những cựu thủ lĩnh quân sự, đồng minh của Tổng thống Hamid Karzaï mới là những người hưởng lợi chính.
Trái với những dự báo, sản lượng thuốc phiện không hề giảm dưới chế độ Taliban giai đoạn 1996-2001, đã thu được lợi nhuận lớn từ việc đánh thuế.
Hiện nay, Taliban tiếp tục đánh thuế người dân tại những vùng mà họ kiểm soát. Đổi lại, Taliban bảo vệ những cánh đồng khỏi những chiến dịch xóa bỏ cây thuốc phiện của chính phủ Afghanistan.
Theo ông Lemahieu, thuốc phiện đem lại lợi nhuận cho phiến quân Taliban từ 125-155 triệu USD/năm.
Mạng lưới phân tích Afghanistan (AAN) cho biết, các cựu thủ lĩnh chiến tranh, những người có địa vị tại địa phương thậm chí là các quan chức cấp cao của chính phủ cũng bảo trợ hay bảo vệ buôn bán thuốc phiện thông qua thông qua một hệ thống tham nhũng rất phức tạp tại nước này./.
Afghanistan hiện là quốc gia sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới.
Theo Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Afghanistan hiện có khoảng 123.000ha cây thuốc phiện do 250.000 hộ gia đình (6% dân số nước này) trồng.
Haji Abdul Hameed, một chủ trang trại tại tỉnh Kandahar, căn cứ lịch sử của phiến quân Taliban ở miền Nam, cho biết: "Nguyên nhân chính khiến mọi người trồng thuốc phiện đó là nó đem lại lợi nhuận. Không cần nỗ lực nhiều nhưng thu lợi lớn."
Ông Jean-Luc Lemahieu, Giám đốc của UNODC tại Afghanistan nhấn mạnh, trong giai đoạn xung đột hay không có an ninh, thuốc phiện là loại cây được trồng nhiều nhất. Những kẻ buôn bán thuốc phiện đến tận trang trại, cung cấp giống, đưa trước chi phí và tới thu mua khi đến vụ thu hoạch.
Trong khi đó các ngôi chợ để người dân buôn bán lúa mỳ hay rau quả thường xa và đường xá thì rất nguy hiểm.
Theo ông Lemahieu, thuốc phiện sau khi thu hoạch được lưu kho và giữ được lâu hơn so với rau quả, loại nông sản thường bị thiệt hại lớn nếu xảy ra chiến sự và nếu không có an ninh là rối loạn thị trường.
Mặt khác, cây thuốc phiện cần nước ít hơn lúa mỳ, loại cây trồng chính tại Afghanistan, song đem lại lợi nhuận cao hơn gấp bốn lần trong năm 2010.
Ông Lemahieu cho biết, sản lượng thuốc phiện tại Afghanistan chiếm gần 90% thế giới. Chính sách xóa bỏ cây thuốc phiện được chính phủ Afghanistan và những đồng minh phương Tây thực hiện từ nhiều năm qua, chỉ có ít những tác động đến những diện tích đã trồng.
Tỉnh Kandahar và tỉnh Helmand, căn cứ của nhóm phiến quân, chiếm tới 74% sản lượng thuốc phiện tại Afghanistan. Tại những vùng này, sự hiện diện của chính phủ rất yếu và tình trạng mất an ninh rất lớn.
Năm 2011, UNODC dự báo việc trồng cây thuốc phiện sẽ tăng mạnh tại phía Bắc và Đông Bắc. Giá thuốc phiện tăng tới 306% chỉ trong vòng một năm.
Tình trạng mất an ninh tăng lên tại nhiều nơi ở những tỉnh này. Nhưng những người trồng chỉ thu đựoc một phần nhỏ từ 2 tỷ USD từ thuốc phiện. Những kẻ buôn bán, phiến quân Taliban và cả những cựu thủ lĩnh quân sự, đồng minh của Tổng thống Hamid Karzaï mới là những người hưởng lợi chính.
Trái với những dự báo, sản lượng thuốc phiện không hề giảm dưới chế độ Taliban giai đoạn 1996-2001, đã thu được lợi nhuận lớn từ việc đánh thuế.
Hiện nay, Taliban tiếp tục đánh thuế người dân tại những vùng mà họ kiểm soát. Đổi lại, Taliban bảo vệ những cánh đồng khỏi những chiến dịch xóa bỏ cây thuốc phiện của chính phủ Afghanistan.
Theo ông Lemahieu, thuốc phiện đem lại lợi nhuận cho phiến quân Taliban từ 125-155 triệu USD/năm.
Mạng lưới phân tích Afghanistan (AAN) cho biết, các cựu thủ lĩnh chiến tranh, những người có địa vị tại địa phương thậm chí là các quan chức cấp cao của chính phủ cũng bảo trợ hay bảo vệ buôn bán thuốc phiện thông qua thông qua một hệ thống tham nhũng rất phức tạp tại nước này./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)