‘Mớ bòng bong đấu thầu tập trung’

bia-1565688616-0.jpg

Lời tòa soạn!

Trong một lần dự lễ phát động ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa, có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, doanh nghiệp và đông đảo người dân, phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus đã được lãnh đạo một doanh nghiệp thu gom rác tiết lộ thông tin gây “sốc” rằng: “Khí thế như vậy nhưng sự thực là Hà Nội sắp ngập rác rồi nhà báo ạ. Chúng tôi (những doanh nghiệp lĩnh vực môi trường-PV) không kham nổi nữa, chắc phải ‘trả rác’ cho thành phố…”

Những chia sẻ của người đàn ông có khuôn mặt đầy sạm đen vì nắng gió và trĩu nặng tâm tư về rác không khỏi khiến chúng tôi ngỡ ngàng. Hóa ra, đằng sau chuyện “làm sạch thành phố” là hàng loạt “khoảng tối” của rác, mà căn nguyên sâu xa nhất có lẽ từ chính sách đấu thầu, được những người làm môi trường gọi nôm na là “ma trận đấu thầu rác!”

Từ chia sẻ của vị giám đốc nói trên, với một nỗi lo thực sự cận kề về nguy cơ ngập rác thải trong môi trường sống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, chúng tôi đã đi sâu vào thực tế để tìm hiểu và phát hiện ra vô vàn “điều kỳ lạ” của công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố.

Những bài thầu “o ép” doanh nghiệp bởi một loạt quy đinh khó hiểu, từ việc lập hồ sơ mời thầu kê khai, đăng ký khối lượng không đúng thực tế; đăng ký, quyết toán cho nhà thầu chiều dài một số tuyến đường thấp hơn hàng trăm km thực tế; trong khi giá dịch vụ thu gom rác quá thấp, thu không đủ bù chi đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh “ôm” nợ và ngấp nghé bên bờ vực phá sản.

Điều đáng nói là, những bất cập, quy định “kỳ lạ” nêu trên đều đã được doanh nghiệp kiến nghị lên lãnh đạo các cấp quận, huyện, sở ngành và thành phố nhiều lần. Thanh tra thành phố Hà Nội cũng đã có kết luận chỉ ra những bất cập và kiến nghị điều chỉnh… Nhưng, đến nay, sau hơn 2 năm nhận gói thầu, nhiều doanh nghiệp thu gom rác, nhất là doanh nghiệp tư nhân ở các huyện ngoại thành vẫn đang mỏi mòn đợi chờ thành phố điều chỉnh đúng thực tế.

Đã có một số doanh nghiệp “quá mệt mỏi,” không thể tiếp tục chịu cảnh “áp thầu” đã phải trả lại địa bàn, giảm hạng mục không có trong gói thầu để tự “cứu” mình. Trong khi đó, để tránh ngập rác, chính quyền địa phương lại phải giao trách nhiệm cho các xã tự tổ chức thu gom rác, cũng như bỏ ra một khoản lớn tiền ngân sách để đầu tư mua sắm trang thiết bị như xe đẩy để phục vụ công tác thu gom-một công việc mà vốn dĩ khiến họ “quá đau đầu.” Nhất là khi quy định của bài thầu “có vấn đề” chưa được điều chỉnh, số lượng người thu gom rác liên tục bị cắt giảm.

Không thể phủ nhận, chủ trương đấu thầu công tác duy trì vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020 đã góp phần cắt giảm các khâu trung gian, giảm chi phí ngân sách, nhất là xóa bỏ tình trạng lợi ích nhóm, mafia rác… Song khi đi vào thực tế, việc bài thầu đưa ra các quy định, tiêu chí sai thực tế, mang tính “áp đặt,” khiến các doanh nghiệp thua lỗ đến mức phải trả lại địa bàn, gây sự bức xúc cũng như gánh nặng giải quyến rác tồn đọng ùn ứ cho lãnh đạo chính quyền cấp cơ sở và người dân đã phần nào cho thấy việc thực hiện chủ trương “làm sạch thành phố” đã và đang làm ngược với mục đích.

Đáng lo ngại hơn, trong số các nhà thầu đã trả lại các hạng mục không có trong gói thầu có cả các doanh nghiệp trực thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội). Việc doanh nghiệp Nhà nước “không thể tiếp tục gồng mình chịu lỗ” và phải trả lại địa bàn đã phần nào cho thấy sức ép “khủng khiếp” từ công tác thu gom rác ở các huyện ngoại thành. Đây cũng là lý do khiến số doanh nghiệp tư nhân làm công tác thu gom rác đang tiếp tục tuyên bố trả rác lại địa bàn đang ngày một gia tăng…

Thực trạng này thực sự nguy hiểm và không thể trì hoãn tháo gỡ, giải quyết, bởi nếu công tác thu gom rác thải không được triển khai hợp lý, chính sách và quy định bài thầu không được điều chỉnh, nguy cơ “Thủ đô ngập rác” như doanh nghiệp cảnh báo, nhất là trong bối cảnh mỗi khi bãi rác Nam Sơn “hắt xì,” cả Hà Nội lại “sổ mũi,” là thực tế nhãn tiền.

Để góp một cái nhìn toàn cảnh về câu chuyện rác thải này, Báo Điện tử VietnamPlus xin mời quý độc giả cùng phóng viên thâm nhập vào “thế giới rác thải” ở Hà Nội, để tìm hiểu về những “điểm nghẽn” bất cập trong công tác thu gom, những gói thầu “làm ngược chủ trương” xuất phát từ “ma trận” đấu thầu rác thải tập trung./.

Nhà tôi ‘ngập rác’

“Hơn hai năm qua, chúng tôi đóng tiền dịch vụ thu gom rác theo quy định, chủ trương làm sạch đường làng, ngõ xóm, đảm bảo vệ sinh môi trường của thành phố, vậy mà, hàng ngày vẫn phải mang rác đi đổ, vẫn phải ngửi mùi ô nhiễm. Dù rất bức xúc, nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay cũng không thay đổi được gì…”

Đó là chia sẻ của bà Đỗ Thị Thử, 62 tuổi sống ở thôn Trung Oai, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, khi đề cập tới vấn đề rác thải tại địa phương mình.

11 giờ trưa tháng 7, trời nắng như đổ lửa, bà Thử tất tả xách tải rác từ trong ngõ nhỏ, vừa đi vừa nhặt thêm những túi rác ven đường mang tới điểm thu gom rác bên cạnh nhà văn hóa thôn Trung Oai tập kết.

“Thời gian qua, gia đình tôi đóng đầy đủ số tiền 3.000 đồng/khẩu theo quy định của thành phố để chi trả cho công tác thu gom rác, nhưng hàng ngày vẫn phải mang rác đi đổ, bởi những người công nhân thu gom rác được trả tiền, ‘ăn lương’ của dân không làm. Họ bảo là quy định công việc của họ sẽ không vào thu gom ở những ngõ xóm mà lối vào nhỏ (dưới 2m-PV),” bà Thử bức xúc.

“Cũng vì người dân trả tiền dịch vụ môi trường nhưng ngày ngày vẫn phải tự đưa rác đi đến điểm tập kết cách nhà gần 1km để đổ nên gần đây, nhiều bà con đã không đóng tiền nữa. “Việc này không phải là để chống đối, mà là để đòi quyền lợi chính đáng,” bà Thử phân bua.

Dẫn phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus đi khảo sát thực tế, ông Nguyễn Đăng Truyền, Trưởng thôn Trung Oai, xã Tiên Dương khẳng định, trước năm 2017, khi chưa có chủ trương đấu thầu thu gom rác thải tập trung, công tác thu gom rác được địa phương triển khai rất hiệu quả, mỗi hộ dân đóng 4-5 nghìn đồng/tháng, nhưng tất cả hoàn toàn ủng hộ và cũng không để xảy ra ô nhiễm tồn đọng bao giờ.

Vậy nhưng, từ khi chuyển sang đấu thầu tập trung, sử dụng xe cơ giới hóa, giá dịch vụ ấn định xuống mức 3.000 đồng/nhân khẩu/tháng đối với các huyện ngoại thành, trong khi những con đường ngõ xóm bề ngang dưới 2m thì xe thu gom không vào được, nên người dân lại phải mang rác đi đổ, dẫn tới tình trạng so bì quyền lợi, gây bức xúc và không hợp tác.

Trong khi đó, về phía doanh nghiệp, do mức giá dịch vụ thu không đủ chi, nên phía Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đông Anh đã trả lại địa bàn, chỉ làm theo diện tích km kê khai, đăng ký ban đầu. Và, việc thu gom rác trên địa bàn, lại được trả cho địa phương tự xử lý…

“Công ty, họ bảo ký nhầm gói thầu nên chỉ làm 12%, còn 88% diện tích, công việc còn lại, xã, thôn phải tự làm. Cái khó là, trước đây, thôn có 6 người thu gom rác, nhưng nay chỉ còn 2 người phụ trách tất cả việc thu gom, mà diện tích thôn tôi lại lớn nhất xã, với gần 5.000 nhân khẩu, trên tổng số 12km đường vận chuyển rác. Vì thế, việc thu gom rác vừa vất vả, lại kém hiệu quả hơn,” ông Truyền nói.

Vị trưởng thôn Trung Oai cũng cho biết, vì việc thu gom rác quá bất cập, nên có thời điểm, rác ở trên địa bàn chất cao như núi. Thậm chí, có ít nhất 2-3 lần, người dân bức xúc vì đã đóng tiền mà vẫn không có người đến thu gom, bốc mùi hôi thối, nên đã mang rác lên cổng ủy ban xã, cổng nhà trưởng thôn đổ, để phản đối…

Không chỉ người dân bức xúc, mà ngay cả những người trực tiếp đi thu gom rác cũng không hài lòng với các tiêu chí “làm sạch thành phố” hiện nay. Chị Nguyễn Thị Thoan cho biết, lương thu gom rác mỗi tháng nhận được chỉ có 6 triệu đồng, trong khi lượng rác quá lớn, địa bàn thôn lại quá rộng, mà chỉ có 2 người làm. Vì thế, nhiều hôm chị phải nhờ chồng và sử dụng xe máy, tự đổ xăng kéo xe đi khắp các ngõ mới bốc hết rác. Thậm chí, có những hôm phải làm cả đêm mới xong.

“Nhà báo hình dung xem, mỗi ngày, chúng tôi đẩy 30-40 xe rác ở các ngõ làng về điểm tập kết. Nếu không sử dụng xe máy kéo, rồi nhờ ông xã đi hỗ trợ thì bao giờ mới tải hết rác. Vất vả lắm, nhưng có ai hiểu cho đâu,” chị Thoan thở dài ngao ngán.

“Nhà báo hình dung xem, mỗi ngày, chúng tôi đẩy 30-40 xe rác ở các ngõ làng về điểm tập kết. Nếu không sử dụng xe máy kéo, rồi nhờ ông xã đi hỗ trợ thì bao giờ mới tải hết rác. Vất vả lắm, nhưng có ai hiểu cho đâu,” chị Thoan thở dài ngao ngán.

Cùng chung nhọc nhằn, cô Trần Thị Lê, người thu gom rác ở thôn Trung Oai cho biết, xe thu gom rác quá ít, một mình làm không xuể nên cô vừa phải huy động thêm nhân lực của gia đình, vừa phải tự đầu tư thêm phương tiện, là xe bò lôi để đi thu gom rác. Có những hôm phải đi từ 2 giờ sáng đến 9 giờ tối mới xong.

Đang tất bật chuyển những tải rác từ trên xe bò kéo xuống điểm tập kết, người “bạn đời” của cô Lê thở dài nói vọng: “Công việc nặng nhọc, hôi thối, lương thì chỉ có một người được nhận mà hai vợ chồng cùng làm. Cực lắm.”

“Nhiều lần con gái tôi cứ bảo, thôi mẹ nghỉ đi, đừng làm nữa. Chồng tôi cũng bảo, đi thu gom rác suốt đêm ngày, thôi nghỉ quách cho xong. Nhưng nói thật là không làm thì lấy tiền đâu chữa bệnh cho con (con gái bị bệnh thiểu năng), lấy tiền đâu lo việc cho gia đình, thôi bố con hãy cứ để mẹ làm,” cô Lê ngậm ngùi nói.

Ở góc độ chính quyền cấp cơ sở, ông Hoàng Xuân Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tiên Dương thừa nhận, chính quyền xã cũng rất đau đầu, bức xúc khi phải thực hiện theo Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Theo ông Hùng, nghịch lý là từ một chủ trương đúng với mục đích làm sạch thành phố, nhưng đề bài cho việc đấu thầu thu gom rác thải tập trung lại có quá nhiều điểm bất cập, không sát thực tế dẫn đến khi triển khai “lợi bất cập hại.” Việc kê khai khối lượng, diện tích thấp hơn nhiều so với thực tế, mức giá thu tiền dịch vụ cắt giảm ở mức tối thiểu, trong khi khối lượng công việc phải làm lại quá lớn đã khiến các địa phương phải “oằn vai gánh rác.”

“Trước đây, địa phương phụ trách, thu 4-5 nghìn đồng, dân cũng hài lòng, nhưng từ khi theo bài thầu mới và thực hiện theo Quyết định số 54 (thu 3.000 đồng/nhân khẩu/tháng) thì thực tế rất bất cập. Người dân họ bỏ tiền nên họ có quyền đòi hỏi được phục vụ, nhưng doanh nghiệp họ chỉ làm đúng nội dung, số lượng trong bài thầu là 12%, số còn lại đẩy về cho địa phương tự xử lý, nên rất khó khăn,” ông Hùng nói.

Giá dịch vụ vệ sinh môi trường tại nông thôn quy định 3.000 đồng/nhân khẩu chưa đủ cân đối kinh phí chi trả công tác duy trì vệ sinh môi trường, chưa công bằng giữa hộ ở ngõ trên 2m (đơn vị cung ứng thu gom trực tiếp) với hộ ngõ dưới 2m (hộ phải tự thu gom)

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tiên Dương cũng bày tỏ sự lo lắng rằng “Đông Anh đang phấn đấu lên quận, mà công tác thu gom hiện nay còn thô sơ và có quá nhiều bất cập thế này thì không biết bao giờ mới có thể cán đích?”

Qua khảo sát một số quận, huyện của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus cũng cho thấy, giá dịch vụ vệ sinh môi trường tại nông thôn quy định 3.000 đồng/nhân khẩu chưa đủ cân đối kinh phí chi trả công tác duy trì vệ sinh môi trường, chưa công bằng giữa hộ ở ngõ trên 2m (đơn vị cung ứng thu gom trực tiếp) với hộ ngõ dưới 2m (hộ phải tự thu gom).

Thực tế trên cũng đã được Sở Xây dựng và Ủy ban Nhân dân các huyện nhận định: Mức thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường ở các quận 6.000 đồng nhưng ở huyện chỉ 3.000 đồng/nhân khẩu, trong khi địa bàn huyện rộng, ngõ xóm dân cư cách xa nhau khiến công tác thu gom vất vả nên mức giá chênh lệch như vậy là không hợp lý./.

Nhận diện tiêu chí bài thầu ngược chủ trương

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, năm 2016, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện chủ trương đấu thầu công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải trên toàn địa bàn giai đoạn 2017-2020, nhằm góp phần cắt giảm các khâu trung gian, giảm chi phí ngân sách, xóa bỏ tình trạng mafia rác…

Chủ trương này được triển khai theo hình thức đấu thầu tập trung, với 26 gói thầu, tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện, công tác thu gom rác-đặc biệt ở các huyện ven đô đã bộc lộ một loạt tồn tại, hạn chế xuất phát ngay từ bài thầu, với những tiêu chí xa rời thực tế.

Đầu tiên là việc lập hồ sơ khối lượng, đăng ký nhu cầu đấu thầu mua sắm tập trung của các quận, huyện, thị xã không sát thực tế, một số hạng mục thừa, một số hạng mục thiếu. Thậm chí, một số quận, huyện đăng ký nhu cầu nhầm tiêu chí các hạng mục của các tuyến đường, dẫn đến khi thực hiện đã phát sinh khối lượng rác thải.

Qua thống kê, đối soát cho thấy sự chênh lệch (thiếu hụt) khối lượng rác đăng ký dịch vụ vận chuyển ở một số đơn vị quận, huyện với thực tế là rất lớn. Cụ thể con số thiếu tại quận Hai Bà Trưng lên tới 74,156 tấn; Đống Đa, 65 tấn; Bắc Từ Liêm, 27,55 tấn; huyện Gia Lâm, 39 tấn; Hoài Đức, 20 tấn; Đan Phượng là 10,77 tấn… Đặc biệt, tại một số địa bàn như quận Nam Từ Liêm, huyện Chương Mỹ khối lượng thu gom thực tế phát sinh so với đăng ký lên tới ngoài trăm tấn…

Đối với khối lượng duy trì vệ sinh đường phố, một số chủ đầu tư thống kê chiều dài các tuyến đường có đầy đủ hạ tầng trên và dưới 7m2 không đúng thực tế, dẫn đến áp sai đơn giá, chênh lệch khối lượng và giá trị của gói thầu. Ví như, quận Ba Đình đã thống kê, quyết toán cho nhà thầu phần kinh phí duy trì một số tuyến đường không đúng thực tế với giá trị gần 668 triệu đồng.

Bất cập lớn nhất là công tác thu gom duy trì vệ sinh ngõ xóm. Thực tế, khi lập và đăng ký khối lượng duy trì, các quận, huyện đã căn cứ trên khả năng thu phí vệ sinh môi trường theo Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của Ủy ban Nhân dân thành phố, tự cân đối kinh phí nên lập, đăng ký khối lượng, tần xuất thấp. Nhưng thực tế triển khai, khối lượng, tần suất lại cao hơn nhiều so với khối lượng đã đăng ký, dẫn đến phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng.

Cụ thể như tại huyện Đông Anh, Ủy ban Nhân dân huyện đã ký hợp đồng với nhà thầu khối lượng duy trì ngõ xóm của 23 xã là 97,326km/ngày. Tuy nhiên, thực tế chiều dài ngõ xóm của 23 xã toàn huyện lại lên tới 701,309km (tăng 603,974km so với hợp đồng kinh tế đã ký), dẫn tới doanh nghiệp phải bổ sung tăng khối lượng 603,974km/ngày, tương ứng với giá trị 60,034 tỷ đồng so với hợp đồng ký kết.

Ngoài ra, nhiều đơn vị khác, chủ yếu là ở các huyện, cũng có tình trạng phải bổ sung khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm so với hợp đồng kinh tế như: Huyện Mê Linh tăng 412,25km/ngày; Mỹ Đức tăng 350,895km/ngày; Thường Tín tăng 196,39km/ngày; Hoài Đức tăng 132,285km/ngày; Chương Mỹ tăng 146,68km/ngày; Phú Xuyên tăng 296,089km/ngày.

Cụ thể như tại huyện Đông Anh, Ủy ban Nhân dân huyện đã ký hợp đồng với nhà thầu khối lượng duy trì ngõ xóm của 23 xã là 97,326km/ngày. Tuy nhiên, thực tế chiều dài ngõ xóm của 23 xã toàn huyện lại lên tới 701,309km (tăng 603,974km so với hợp đồng kinh tế đã ký).

Không chỉ chênh lệch lớn về khối lượng và chiều dài các tuyến đường, tần suất duy trì vệ sinh ngõ xóm tại các huyện cũng có bất cập lớn. Theo Quyết định số 6841/QĐ-UBND ngày 13/12/2016 của Ủy ban Nhân dân thành phố, việc vệ sinh ngõ xóm phải duy trì hàng ngày, thu hết rác trong ngày, đảm bảo ngõ, xóm sạch sẽ. Tuy nhiên, khi đăng ký, các quận, huyện lại lập hồ sơ với tần suất thấp theo dự toán kinh phí vệ sinh môi trường, trong khi thực tế triển khai phải tăng tần suất mới đảm bảo hết rác trong ngày, dẫn đến phát sinh giá ngoài hợp đồng.

Đơn cử như tại huyện Chương Mỹ, Ủy ban Nhân dân huyện đăng ký tần suất duy trì ngõ xóm là 8 ngày/lần, không đúng với Quyết định số 6841/QĐ-UBND, nên khi thực hiện phải thay đổi, phải tăng tần suất 2 lần/tuần mới đảm bảo thu hết rác trong ngày. Thậm chí, có đơn vị ký hợp đồng với nhà thầu không đúng thỏa thuận khung khi chưa có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội công bố ngày 29/3/2019, cũng nhận định, sau khi các đơn vị gửi hồ sơ đăng ký khối lượng, Trung tâm mua sắm tài sản công-Sở Tài Chính, là đơn vị có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ đăng ký khối lượng của các quận, huyện để làm căn cư lập hồ sơ mời thầu.

Tuy nhiên, Trung tâm mua sắm tài sản công đã tổng hợp nguyên trạng hồ sơ đăng ký của các quận, huyện nên không phát hiện ra những việc kê khai, đăng ký khối lượng, không đúng thực tế khiến việc đấu thầu rác thải tập trung lại đi ngược lại chủ trương “làm sạch thành phố” của Hà Nội và gây ra nhiều hệ lụy: Doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, chạy thoát thân, “bỏ rác” cho địa phương; địa phương bất đắc dĩ lấy ngân sách đầu tư cho việc dọn rác. Trong khi đó, dân bức xúc và rác vẫn ngập mỗi ngày một nhiều hơn.

Đông Anh là một huyện ngoại thành nằm ở phía bắc Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 15km, với tổng diện tích hơn 18.000 ha. Năm 2016, thực hiện chủ trương đấu thầu công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải giai đoạn 2017-2020, huyện Đông Anh đã tổ chức đấu thầu tập trung, qua đó ký hợp đồng với nhà thầu (Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đông Anh) khối lượng duy trì ngõ xóm của 23 xã toàn huyện là 97,326km/ngày.

Tuy nhiên, thực tế triển khai, khối lượng, tần suất mà nhà thầu phải làm lại tăng cao so với khối lượng chủ đầu tư kê khai, đăng ký, dẫn đến phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng. Cụ thể, chiều dài ngõ xóm của 23 xã toàn huyện Đông Anh thực tế lên tới 701,309km (tăng 603,974 km so với hợp động kinh tế), dẫn tới nhà thầu phải bổ sung tăng khối lượng 603,974km/ngày, tương ứng với giá trị 60,034 tỷ đồng.

Chính vì sự chênh lệch quá lớn về khối lượng rác thu gom và chiều dài ngõ xóm, tháng 3/2019, Công ty cổ phần Môi trường Đô thi Đông Anh đã quyết định trả lại địa bàn không có trong gói thầu, chỉ triển khai công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải trên địa bàn của 4 xã, trong khi bài thầu quy định là 23 xã và thị trấn.

Huyện Mê Linh tăng 412,25km/ngày; Mỹ Đức tăng 350,895km/ngày; Thường Tín tăng 196,39km/ngày; Hoài Đức tăng 132,285km/ngày; Chương Mỹ tăng 146,68km/ngày; Phú Xuyên tăng 296,089km/ngày.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, ông Nguyễn Tiến Đông, Giám đốc Công ty cổ phần Môi trường đô thị Đông Anh cho hay: Theo nội dung của gói thầu, doanh nghiệp thực hiện 23 xã và thị trấn trên tổng số 97km ngõ xóm, trong khi thực tế toàn huyện hơn 701km. Khối lượng lớn nên quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, nhà thầu không thể cáng đáng khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng.

“Theo yêu cầu của bài thầu thì chúng tôi chỉ thực hiện 4/23 xã đã đủ khối lượng của gói thầu là 97,236. Còn nếu làm cả 23 xã thì chỉ làm 12% công việc, nhưng sẽ không hiệu quả và thực tế nhiều nơi dân rất bức xúc, không nộp tiền. Trong quá trình thực hiện doanh nghiệp cũng đã báo cáo khó khăn cho huyện và thành phố, nhưng đến nay vẫn chưa điều chỉnh,” ông Đông thẳng thắn nói.

Ông Đông cũng cho biết, trước đây việc tổ chức thu gom ngõ xóm tự thu tự chi cho người lao động, thì có thể thu từ 5-7.000 đồng, thậm chí 10.000 đồng đối với các làng nghề để cho các bộ phận trực tiếp thu gom. Tuy nhiên, từ khi nhận gói thầu, làm theo Quyết định 54 của thành phố, chỉ còn thu có 3.000 đồng, trong khi địa bàn rộng, khối lượng thực hiện lớn nên không thể cáng đáng hết.

“Tại sao ra con số 97km (trong khi địa bàn toàn huyện là hơn 701km) là người ta dựa trên nguồn thu 3.000 đồng/khẩu, để bù đắp chia ra cái đơn giá theo km. Như vậy, với cách tính và khối lượng chênh lệch, không đúng thực tế như vậy, nên không riêng Đông Anh, mà các huyện ngoại thành đều khó khăn,” ông Đông lưu ý.

Giám đốc Công ty cổ phần Môi trường đô thi Đông Anh cũng cho biết, mặc dù công việc thu gom rác trên địa bàn chưa được như kỳ vọng, nhưng trong bối cảnh giá xăng dầu tăng, chính sách giảm chí phí, nên công ty đã phải cắt giảm lượng nhân công. Như thôn Trung Oai, xã Tiên Dương, trước đây có 5-6 người, nhưng nay chỉ có 2 người thu gom.

“Cũng vì giá chi trả dịch vụ vệ sinh môi trường thấp, trong khi khối lượng phát sinh lớn, nên từ ngày 8/3/2019, chúng tôi đã báo cáo huyện xin tổ chực thực hiện 4 xã với 97km, đúng như gói thầu. Với 19 xã còn lại, chỉ thực hiện công tác vận chuyển, chứ không thực hiện thu gom vệ sinh ngõ xóm,” ông Đông nói thêm.

Tình cảnh tương tự cũng đã xảy ra ở huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên, liên hệ làm việc với Công ty Môi trường đô thị Sóc Sơn, lãnh đạo nhà thầu này lại từ chối chia sẻ với lý do “vấn đề nhạy cảm, phức tạp, nên không tiện chia sẻ.”

Tuy nhiên, việc kinh doanh “dễ làm khó bỏ” trả lại địa bàn đến nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, còn doanh nghiệp tư nhân, vay tiền ngân hàng đi đầu tư phương tiện để “làm sạch thành phố,” thì vẫn phải “gồng mình” chịu lỗ gom rác để “đợi chính sách thay đổi.”

Với các doanh nghiệp này, mặc dù do bài thầu “áp” các tiêu chí sai chủ trương, lượng kê khai khối lượng và diện tích lớn hơn nhiều so với thực tế đã khiến họ thua lỗ kéo dài do thu không đủ bù chi và lâm vào cảnh nợ nần song vẫn gắng phải bám trụ vì đã lỡ… đầu tư.

Đơn cử như Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai, tham gia dự thầu và trúng thầu gói thầu số 12/VSMT: Dịch vụ công ích vệ sinh môi trường giai đoạn 2017-2020 (3 năm 10 tháng) trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Giá trị trúng thầu là hơn 116,3 tỷ đồng theo Quyết định số 141/QĐ-TTMSTSC ngày 27/2/2017 của Giám đốc Trung tâm mua sắm tài sản công và và thông tin, tư vấn tài chính (Sở Tài chính Hà Nội).

“Nhưng khi triển khai, số lượng thực tế thì cao hơn nhiều với hạng mục đăng ký trong gói thầu khiến mức giá quy định bởi Quyết định 54 (3.000 đồng/khẩu/tháng) khiến doanh nghiệp không đủ bù cho chi phí thực hiện,” ông Nguyễn Ngọc Oanh, Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai chia sẻ.

Trần tình với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, ông Oanh cho biết: Ví dụ ở hạng mục duy trì ngõ xóm, khối lượng duy trì theo hồ sơ thầu là hơn 42.592km/năm, với tổng chiều dài ngõ xóm trên 676 km. Trong khi, khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm dưới 2m trên thực tế là hơn 107.876km/năm, tổng chiều dài trên 819km. Như vậy, tổng số km duy trì ngõ xóm mà doanh nghiệp triển khai chênh tới hơn 65.284km/năm, và chiều dài tuyến tăng 143,67km, gấp tới 2,5 lần với kê khai của gói thầu.

Cũng theo gói thầu, tần suất duy trì tại 30 xã mà nhà thầu phải triển khai là 8 ngày thu gom rác 1 lần. Tuy nhiên, do lượng rác và km tuyến đường chênh quá lớn, nên trên thực tế, nhà thầu đã phải tổ chức thu gom 3 lần/tuần đối với 6 xã; 2 lần/tuần với 24 xã. Với tần suất như vậy cũng mới chỉ cơ bản đảm bảo thu gom rác chứ chưa thể thu gom rác trong các hộ dân cư hàng ngày.

Nghịch lý nhất là, theo Quyết định số 6841/QĐ-UBND ngày 13/12/2016; Quyết định số 3599/QĐ-UBND ngày 17/7/2018 về Quy trình, định mức, đơn giá lĩnh vực vệ sinh môi trường và hạng mục thu gom rác ngõ dưới 2m không được thanh toán. Nhưng, để đảm bảo chất lượng môi trường chung và sự công bằng cho người dân cùng nộp phí dịch vụ, nhà thầu vẫn phải thực hiện công tác duy trì vệ sinh.

Chưa kể, khối lượng thu gom, xúc rác tại các chợ trên địa bàn cũng không được đề cập trong các Quyết định 6842 và 3599 nói trên nên nhà thầu đang phải thực hiện thu gom, dọn dẹp một lượng lớn rác thải của 30 chợ với 64 điểm trên địa bàn huyện mà không được thanh toán.

…nhà thầu đang phải thực hiện thu gom, dọn dẹp một lượng lớn rác thải của 30 chợ với 64 điểm trên địa bàn huyện mà không được thanh toán.

“Trước đây, công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác, chúng tôi triển khai 360 ngày. Nhưng theo bài thầu thì chỉ có 8 ngày/lần. Chưa kể, số km duy trì ngõ xóm mà doanh nghiệp triển khai so với bài thầu, chênh lệch tới hơn 65.284km/năm, và chiều dài tuyến tăng 143,67km. Trong khi, cơ chế tài chính thì không điều chỉnh, mức thu phí dịch vụ theo Quyết định 54 chỉ có 3.000 đồng,” ông Oanh cho biết bây giờ nhà thầu đang phải làm không công, tự bỏ tiền trả thay dân…

“Nói theo phong cách người lính, chúng tôi gần dân, chứ không phải gần quan. Vì thế, công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác phải theo tiêu chí hiệu quả, chứ không thể chỉ làm theo gói thầu thấp hơn thực tế được,” ông Oanh chia sẻ thêm.

Chung tình cảnh phải bỏ tiền túi để trang trải cho công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác trên địa bàn hai huyện Phú Xuyên và Thanh Oai, đại diện lãnh đạo Liên danh nhà thầu Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long-Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Nam Thăng Long khẳng định: “Với cách làm hiện nay, nếu Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội không điều chỉnh mức giá và khối lượng các hạng mục thực hiện thì không doanh nghiệp nào có thể cáng đáng nổi.”/.

Chủ trương “làm sạch thành phố”

bên bờ… phá sản

Tình trạng các doanh nghiệp trả lại địa bàn vì “quá tải” hoặc giảm hạng mục do thua lỗ kéo dài khiến nợ chồng nợ, địa phương cũng không kham nổi do kinh phí có hạn, lượng người nhận làm ngày càng giảm trong khi lượng rác thải mỗi ngày là quá lớn đã khiến nguy cơ Hà Nội (đặc biệt là các địa bàn ven đô) ngập trong rác đang hiển hiện ngày một rõ nét. Chủ trương “làm sạch thành phố” của Hà Nội đang đứng bên bở vực phá sản nếu không được sớm điều chỉnh và tháo gỡ.

Theo phản ánh của doanh nghiệp môi trường ở các huyện ngoại thành Hà Nội, một trong những bất cập lớn nhất của bài thầu khiến phần lớn doanh nghiệp phải rơi vào cảnh “ôm nợ” là do bài thầu “áp” các tiêu chí quá bất cập, kê khai khối lượng và chiều dài các tuyến đường thấp hơn nhiều so với thực tế, trong khi mức giá dịch vụ theo Nghị định 54 quá thấp, khiến nhà thầu thu không đủ chi.

Các đơn vị, đặc biệt là khối huyện, mặc dù đã tạm ứng 50% từ ngân sách để thanh toán khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm nhưng do nguồn giá dịch vụ thu không đủ chi nên không có nguồn thanh toán cho nhà thầu.

“Bất cập này, khiến bất cứ doanh nghiệp nào khi triển khai cũng phải đau đầu, gặp khó khăn. Doanh nghiệp chúng tôi là 1 trong 5 nhà thầu mạnh nhất thành phố về năng lực tài chính và phương tiện, nhưng ngay từ đầu cũng không được tiếp cận gói thầu. Đến khi trúng thầu và triển khai thực hiện mới phát hiện ra các điểm bất cập song vẫn phải làm vì đã đầu tư lớn và chỉ có thể kiến nghị chứ không dám phản đối,” vị giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai phân tích.

Theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố tại Văn bản số 6113/UBND-KT ngày 31/11/2017: Các đơn vị nhập đủ 50% dự toán kinh phí duy trì vệ sinh môi trường ngay từ đầu năm; chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thanh toán khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm và triển khai công tác thu giá để có nguồn hoàn trả ngân sách địa phương và thanh toán phần khối lượng duy trì ngõ xóm. Tuy nhiên, các đơn vị, đặc biệt là khối huyện, mặc dù đã tạm ứng 50% từ ngân sách để thanh toán khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm nhưng do nguồn giá dịch vụ thu không đủ chi nên không có nguồn thanh toán cho nhà thầu.

Theo các doanh nghiệp môi trường ở các địa bàn này, họ chưa được chủ đầu tư thanh toán, quyết toán các khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng trong hai năm 2017 và 2018.

Đơn cử như huyện Đông Anh, năm 2018, chỉ tiêu thu giá dịch vụ vệ sinh được giao là hơn 14,3 tỷ đồng nhưng thực thế thu chỉ có hơn 11,8 tỷ đồng. Trong khi, giá trị thực tế phải thanh toán cho khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm là hơn 28 tỷ đồng (thiếu khoảng 17 tỷ đồng), những mãi vẫn chưa thanh toán cho nhà thầu.

Tình trạng này cũng đã và đang xảy ra ở nhiều đơn vị khác như các huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức, Chương Mỹ và Mê Linh…

Ngay ở nội đô, trên địa bàn quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm… tổng kinh phí các hạng mục phát sinh của 4 gói thầu mà doanh nghiệp chưa được các chủ đầu tư thanh toán là 60,189 tỷ đồng. Chi phí phát sinh của 7 gói thầu trên địa bàn các quận Nam Từ Liêm, Hà Đông, Tây Hồ và các huyện Thanh Trì, Mê Linh, Mỹ Đức, Thạch Thất chưa được các chủ đầu tư thanh toán (đến thời điểm tháng 12/2018) là 41,6 tỷ đồng.

Tổng kinh phí các hạng mục phát sinh của gói thầu trên địa bàn huyện Đông Anh chưa được thanh toán là 71,272 tỷ đồng; tổng kinh phí các hạng mục phát sinh của gói thầu tại quận Hoàng Mai chưa được thanh toán là 10,2 tỷ đồng…

Tương tự, tổng kinh phí các hạng mục phát sinh của gói thầu trên địa bàn huyện Đông Anh chưa được thanh toán là 71,272 tỷ đồng; tổng kinh phí các hạng mục phát sinh của gói thầu tại quận Hoàng Mai chưa được thanh toán là 10,2 tỷ đồng…

Thực trạng này đã khiến doanh nghiệp phải “ôm” khoản nợ lớn, gặp khó khăn trong việc chi trả lương, chế độ cho người lao động và dẫn đến tình trạng phải trả lại địa bàn, để “tự giải thoát” mình.

Ngoài hai doanh nghiệp Nhà nước đã “bỏ rác chạy lấy thân,” một số doanh nghiệp tư nhân hiện cũng đã tuyên bố trả địa bàn, cắt giảm một số hạng mục không nêu rõ trong gói thầu, vì những khoản nợ ngân hàng lên tới hàng chục tỷ đồng thậm chí có doanh nghiệp số nợ lên tới hơn một trăm tỷ đồng.

Theo Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai (doanh nghiệp trúng thầu gói thầu dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Chương Mỹ), sau 2 năm (2017-2018) thực hiện gói thầu, chủ đầu tư chậm thanh toán nguồn kinh phí lên tới gần 18 tỷ đồng. Thực tế này đã gây khó khăn cho nhà thầu trong việc duy trì các hoạt động sản xuất, thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động, trong khi không thể chậm, nợ lương với người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội.

“Ngoài việc chủ đầu tư chậm thanh toán nguồn kinh phí, các biến động từ việc tăng giá nguyên nhiên liệu, thực tế, chúng tôi còn đang phải trả tiền lương cho người lao động trực tiếp cao hơn mức tiền lương trong đơn giá. Thực tế trên đã làm tăng chi phí sản xuất, thu không đủ bù chi, nên nhà thầu phải bỏ tiền túi để làm, dẫn tới nợ cả trăm tỷ đồng,” Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai nói.

Cùng chung tình cảnh “ôm nợ” vì thu không đủ bù chi, Liên danh nhà thầu Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long-Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Nam Thăng Long (thực hiện gói thầu ở 2 huyện Phú Xuyên và Thanh Oai) hiện cũng đang phải gồng mình bù lỗ, để chờ thành phố Hà Nội điều chỉnh đơn giá dịch vụ, cũng như điều chỉnh lại khối lượng, tiêu chí của bài thầu.

Tuy nhiên, kinh phí này chỉ đáp ứng được 23% khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm thực tế đang thực hiện, tương đương với 93/407km/ngày.

Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, đại diện Liên danh nhà thầu Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long-Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Nam Thăng Long cho biết: “Nguồn thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường năm 2019 được Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Oai giao theo văn bản là hơn 6,7 tỷ đồng, được sử dụng cân đối chi trả cho công tác vệ sinh ngõ xóm (thu gom rác) theo Quyết định số 54 tương ứng với mức thu 3.000 đồng/khẩu.

Tuy nhiên, kinh phí này chỉ đáp ứng được 23% khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm thực tế đang thực hiện, tương đương với 93/407km/ngày. Nếu so với khối lượng chủ đầu tư kê khai, đăng ký trong gói thầu cũng chỉ đáp ứng được 44%, tương đương 93km/210km/ngày.”

“Khối lượng bài thầu và thực tế triển khai chênh lệch quá lớn-khối lượng và chiều dài các tuyến đường ngõ xóm dưới 2m trên thực tế mà doanh nghiệp đang làm lớn hơn gần 200km so với bài thầu, trong khi đơn giá, mức thu giá dịch vụ chậm điều chỉnh đã khiến thời gian qua, mỗi năm doanh nghiệp đã lỗ hơn 5 tỷ đồng,” vị đại diện Liên danh chao chát trần tình.

Thực trạng này khiến nhà thầu không thể tiếp tục nếu không sớm có thay đổi mức phí, và quyết định kể từ tháng 7/2019, sẽ tạm dừng thực hiện khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm nếu không được Ban quản lý dự án ký hợp đồng.

Quay trở lại câu chuyện trả lại địa bàn những hạng mục không có trong gói thầu, ông Nguyễn Tiến Đông, Giám đốc Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đông Anh, cho biết, do không kham nổi nên từ ngày 8/3/2019 đến nay, doanh nghiệp ông chỉ làm theo nội dung bài thầu. Cụ thể, Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đông Anh chỉ thực hiện công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác tại 4 xã và thị trấn, 19 xã còn lại đã bàn giao lại cho địa phương.

Ông Đông cũng thừa nhận khi bàn giao lại phương tiện thu gom rác cho địa phương, phần lớn số xe đẩy trước đây nhận của địa phương, nay đã bị hư hỏng hoàn toàn. “Đây toàn là xe rẻ tiền, dễ hư hỏng sau một thời gian ngắn sử dụng, nên khi bàn giao đã hỏng hết,” ông Đông nói thêm.

Trong khi doanh nghiệp kêu khó, trả lại việc vệ sinh môi trường, thu gom rác cho địa phương tự xử lý, cùng với “đống sắt vụn” xe đẩy thu gom rác được cho là “đồ rẻ tiền,” thì chính quyền các xã trên địa bàn huyện Đông Anh lại phải mang ngân sách đi mua phương tiện, cũng chính là những chiếc xe đẩy “rẻ tiền” để phục vụ thu gom rác.

Tại xã Tiên Dương, nơi Công ty cổ phần Môi trường Đô thi Đông Anh đang đặt trụ sở cùng phương tiện, đủ các loại xe, nhưng việc thu gom rác ngõ xóm lại chuyển hết cho địa phương xử lý. Từ khi nhận nhiệm vụ “dọn rác” cùng “đống sắt vụn” xe đẩy không thể sử dụng, Ủy ban Nhân dân xã Tiên Dương đã phải bỏ ra 100 triệu đồng để mua thêm 15 xe đẩy mới, phục vụ cho công tác thu gom rác.

Ngoài việc phải mang ngân sách đi đầu tư phương tiện thu gom rác, chính quyền xã Tiên Dương còn phải ứng tiền ngân sách để trả lương cho người thu gom rác, do từ cuối năm 2018 đến nay, chưa thu được tiền dịch vụ vệ sinh môi trường, thu gom rác từ các hộ dân. Lý do là người dân không hài lòng với quy định của bài thầu, khi những ngõ đường dưới 2m, bà con phải tự mang rác đến điểm tập kết.

Ông Trần Văn Sáng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tiên Dương khẳng định, trước năm 2017, khi chưa có chủ trương đấu thầu thu gom rác tập trung, địa phương có thể thu giá dịch vụ vệ sinh môi trường 4-5.000 đồng, thậm chí 7.000 đồng. Người dân rất hài lòng vì công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác hiệu quả. Thế nhưng, từ khi thực hiện theo Nghị định 54 (thu 3.000 đồng) thì thực tế rất bất cập.

Theo ông Sáng, bất cập lớn nhất của bài thầu là những tuyến đường ngõ xóm dưới 2m không phải vào thu gom. Nghĩa là nhà thầu chỉ làm 12%. Vậy 88% khối lượng công việc và rác thải ở các ngõ xóm dưới 2m đổ đi đâu? 

Theo ông Sáng, bất cập lớn nhất của bài thầu là những tuyến đường ngõ xóm dưới 2m không phải vào thu gom. Nghĩa là nhà thầu chỉ làm 12%. Vậy 88% khối lượng công việc và rác thải ở các ngõ xóm dưới 2m đổ đi đâu? Đó là chưa kể, quy định của bài thầu mà huyện đưa ra chỉ thu gom 8 ngày/lần, trong khu thực tế phải thu gom 1 lần/ngày, mới đảm bảo thu gom hết rác và đảm bảo vệ sinh môi trường.

“Người dân họ bỏ tiền nên họ có quyền đòi hỏi được phục vụ, nhưng doanh nghiệp, họ chỉ làm đúng yêu cầu, quy định trong bài thầu là 12%, số còn lại đẩy về cho địa phương tự xử lý, nên rất bất cập, không ổn chút nào. Thực tế, quá trình thực hiện, địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang phải ứng tiền ngân sách trả lương cho những người đi thu gom rác,” ông Sáng giãi bày.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tiên Dương Hoàng Xuân Hùng thì cho biết từ lúc triển khai thực hiện công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, mặc dù chính quyền xa đã đầu tư 15 xe đẩy, nhưng vì địa bàn rộng và lượng rác rất lớn, nên những người đi thu gom đã phải tự cơi nới phương tiện, mang thêm cả xe bò kéo… để đi thu gom rác.

Việc ấn định việc thu giá 3.000 đồng/người/tháng, đã khiến thực tế công tác thu gom rác thải rất nan giải.

“Từ khi Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đông Anh “đá” bài thầu lại cho địa phương tổ chức thực hiện, nhất là ấn định việc thu giá 3.000 đồng/người/tháng, đã khiến thực tế công tác thu gom rác thải rất nan giải. Hiện tại, chúng tôi đang phải ứng tiền ngân sách để đầu tư phương tiện và trả lương cho người thu gom,” ông Hùng lo lắng.

Là một trong những địa phương có lượng rác thu gom hàng tháng ít nhất thành phố, nhưng công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất cũng đang gặp không ít khó khăn, do vướng mắc bởi bài thầu. Vì thế, việc duy trì vệ sinh một số tuyến đường vẫn còn những hạn chế, chưa đảm bảo.

Ông Nguyễn Đình Nghi-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân xã Đồng Trúc cho biết, có hai vấn đề kiến nghị là, việc duy trì vệ sinh cần đảm bảo, và nhà thầu chưa đảm bảo chế độ chính sách về lương và bảo hiểm cho công nhân là người địa phương.

“Hiện tại, tình trạng nợ lương, nợ bảo hiểm đối với người lao động vẫn tồn tại. Việc này có thể sẽ ảnh hưởng đến ý thức, trách nhiệm, tính tự giác trong việc thu gom rác của người lao động. Vì thế, chúng tôi kiến nghị bài thầu cần được điều chỉnh hợp lý để giải quyết vấn đề thu gom rác trên địa bàn,” ông Trúc nói.

Chưa biết chủ đầu tư (các quận, huyện, thị xã) và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội có điều chỉnh mức thu giá dịch vụ, và khối lượng, chiều dài các tuyến đường ngõ xóm dưới 2m đúng thực tế hay không, nhưng rõ ràng, việc doanh nghiệp trả địa bàn, cũng như cắt giảm các hạng mục vệ sinh môi trường ngõ xóm có thể sẽ khiến việc “làm sạch thành phố” gặp nhiều trở ngại, ảnh hưởng đến môi trường dân sinh.

Lãnh đạo Ủy ban Nhân xã Đồng Trúc cho biết, với lượng rác bình quân của toàn xã 70 tấn/tháng (với 6,3km đường thu gom) thì hai bãi tập kết rác tạm thời của xã này cũng chỉ có thể cầm cự được trong vòng 1 tháng. Vì thế, nếu người dân Nam Sơn chặn bãi rác dài ngày, thì chắc chắn rác trên địa bàn cũng sẽ…quá tải.

Rõ ràng, việc doanh nghiệp trả địa bàn, cũng như cắt giảm các hạng mục vệ sinh môi trường ngõ xóm có thể sẽ khiến việc “làm sạch thành phố” gặp nhiều trở ngại, ảnh hưởng đến môi trường dân sinh. 

Cùng quan điểm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tiên Dương cũng bày tỏ sự lo ngại: “Một khi lượng rác bị tồn đọng ở địa phương lại càng lớn, thì chắc chắn trong tương lai gần, không chỉ xã chúng tôi, mà cả thành phố Hà Nội sẽ ngập trong rác thải.”

“Với tình trạng thực hiện công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải đang gặp nhiều khó khăn, bất cập về khối lượng và mức giá chậm được điều chỉnh, nhất là trong bối cảnh bãi rác Nam Sơn liên tiếp bị chặn, lượng rác ngày càng lớn, thì nhà thầu cũng bó tay, bất lực…,” ông Nguyễn Tiến Đông-Giám đốc Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đông Anh nhận định.

Còn theo Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai, nếu bây giờ nhà thầu không triển khai thu gom rác tại các tuyến đường ngõ xóm dưới 2m theo tiêu chí bài thầu, chắc chắn người dân sẽ biểu tình, vì họ vẫn đóng tiền dịch vụ như bao nơi khác. “Và như thế, rác thải sẽ vỡ trận. Chắc chắn vỡ trận,” vị Giám đốc khẳng định!./.

‘Ma trận’ thầu xử lý rác thải tập trung

trách nhiệm của ai?

Từ thực tế tình trạng rác thải của Hà Nội dẫn đến công tác “làm sạch thành phố” đang bị làm ngược chủ trương, nảy sinh nhiều hệ lụy gây ảnh hưởng đến mỹ quan, môi sinh của người dân Thủ đô, mà đều được chỉ đến nguyên nhân là sự bất hợp lý của bài thầu thu gom, xử lý rác thải tập trung được triển khai từ năm 2017.

Câu hỏi đặt ra là, để xảy ra “lỗ hổng” trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải theo hình thức đấu thầu tập trung, nhất là bất cập từ việc kê khai, đăng ký khối lượng, chiều dài các tuyến đường ngõ xóm thấp hơn nhiều so với thực tế, trách nhiệm thuộc về ai? Tại sao bài thầu có nhiều “lỗi” đã được doanh nghiệp, địa phương và cả người dân đưa ra mà không được các cơ quan chức năng điều chỉnh, tháo gỡ?

Theo Kết luận thanh tra công tác thu gom, vận chuyển rác thải và duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố của Thanh tra thành phố Hà Nội, công bố trong tháng 3/2019, việc đấu thầu dịch vụ vệ sinh môi trường là phương thức triển khai từ năm 2017.

Do đó, khi thực hiện đăng ký nhu cầu đấu thầu, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã đã thu thập thông tin, tổng hợp đăng ký nhu cầu chưa sát thực tế, một số hạng mục thừa/thiếu, dẫn đến khi thực hiện phát sinh khối lượng.

Trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế, nghiệm thu khối lượng, một số đơn vị chưa sâu sát, chưa làm hết trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát các nhà thầu trong công tác nghiệm thu khối lượng, thực hiện phương án sản xuất, dẫn đến việc vệ sinh môi trường tại một số địa bàn chưa đảm bảo yêu cầu, nhất là vào mùa mưa.

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị chưa thực hiện tốt công tác thu giá dịch vụ, dẫn đến nguồn thu chưa được đảm bảo so với kế hoạch, ảnh hưởng đến cận đối nguồn kinh phí chi trả cho công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn, nhất là các huyện Đan Phượng, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Hoài Đức. Thậm chí, có đơn vị chưa thu đúng, thu đủ giá dịch vụ vệ sinh môi trường.

Kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Những tồn tại, hạn chế trên thuộc trách nhiệm của Giám đốc các Ban quản lý dự án các quận, huyện được thanh tra, là đơn vị tham mưu, giúp Ủy ban Nhân dân các quận, huyện quản lý công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn. 

Kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Những tồn tại, hạn chế trên thuộc trách nhiệm của Giám đốc các Ban quản lý dự án các quận, huyện được thanh tra, là đơn vị tham mưu, giúp Ủy ban Nhân dân các quận, huyện quản lý công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn. Trong quá trình tổng hợp nhu cầu, lập hồ sơ mời thầu, các quận, huyện, thị xã đã đăng ký nhu cầu không đúng thực tế thuộc về trách nhiệm của các sở, ngành liên quan.

Thất trách của Trung tâm mua sắm tài sản công (Sở Tài chính) là đã tổng hợp nguyên trạng nhu cầu, không thực hiện việc xác minh, kiểm tra dẫn đến không phát hiện ra những việc kê khai, đăng ký khối lượng không đúng thực tế của các đơn vị, lập báo cáo Sở Tài chính lập hồ sơ mời thầu theo đăng ký nhu cầu của các quận, huyện, thị xã, dẫn tới hồ sơ mời thầu không sát thực tế.

Tất cả những điều trên đã dẫn tới thực trạng lỗi chồng lỗi.

Trong việc xây dựng, ký thỏa thuận khung, các chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện gói thầu dịch vụ vệ sinh môi trường theo hình thức “Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.” Theo đó, đối với những khối lượng công việc trong bảng giá hợp đồng mà thực tế chênh lệch quá 20% khối lượng quy định ban đầu thì hai bên thỏa thuận theo nguyên tắc điều chỉnh đơn giá hợp lý, phù hợp với điều kiện thay đổi khối lượng khi thanh toán cho phần khối lượng thực hiện chênh lệch quá 20% này.

Tuy nhiên, khi Trung tâm mua sắm tài sản công ký Thỏa thuận khung với các nhà thầu và các chủ đầu tư ký với các nhà thầu đã không quy định trong các văn bản. Đến khi triển khai, thực tế đã phát sinh khối lượng bổ sung, mặc dù Ủy ban Nhân dân Thành phố đã có văn bản số 5746/UBND-KT ngày 13/11/2017, yêu cầu Sở Xây dựng và Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã “thương thảo” với nhà thầu thống nhất về khối lượng và giá trị thực tế phát sinh…Theo đó, văn bản 5746/UBND-KT này phải được quy định trong Thỏa thuận khung, trong hợp đồng kinh tế để làm căn cứ pháp lý.

Nhưng trên thực tế, văn bản 5746/UBND-KT lại chưa được Trung tâm mua sắm tài sản công điều chỉnh, bổ sung kịp thời, dẫn đến chưa có căn cứ pháp lý để các chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện quyết toán đối với các khối lượng phát sinh vượt giá trị gói thầu, vượt 20% khối lượng hợp đồng.

“Trách nhiệm này thuộc Giám đốc Trung tâm mua sắm tài sản công,” Kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội nêu rõ.

Đối với Sở Xây dựng, Kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội chỉ ra việc cơ quan này đã chậm tham mưu cho Ủy ban Nhân dân thành phố ban hành đơn giá vệ sinh môi trường mới theo quy định; chậm hoàn thiện đề án giá dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải trình Ủy ban Nhân dân thành phố xem xét, quyết định…

Mặt khác, Sở Xây dựng cũng chậm hướng dẫn các quận, huyện, thị xã rà soát, bổ sung nội dung điều khoản hợp đồng kinh tế để kiểm soát trách nhiệm của nhà thầu, đảm bảo đúng quy định. Theo Thanh tra thành phố, việc này cũng có một phần nguyên nhân do các quận, huyện, thị xã chậm gửi báo cáo cho Sở Xây dựng…

Ngoài ra, báo cáo của liên Sở Xây dựng-Tài chính, rà soát khối lượng bổ sung các gói thầu dịch vụ công ích vệ sinh môi trường giai đoạn 2017-2020 tại thành phố, cũng cho thấy: Qua tổng hợp giá trị bổ sung kinh phí duy trì vệ sinh môi trường của 22/26 đơn vị, số kinh phí chênh lệch phải bổ sung lên tới 591 tỷ đồng.

Dù liên sở đã báo cáo, Ủy ban Nhân dân thành phố đã chỉ đạo Thanh tra thành phố thanh tra toàn diện các gói thầu, nhưng đến tháng 4/2019, vẫn chưa được giải quyết.

Mặc dù trong bản Kết luận của Thanh tra thành phố đã gọi đích danh và chỉ ra trách nhiệm của các đơn vị liên quan gồm: các quận huyện (trong hạng mục đăng ký lập báo cáo về số lượng); Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Trung tâm mua sắm tài sản công thuộc Sở Tài chính, cũng như cả trách nhiệm của các doanh nghiệp tham gia thầu… Tuy nhiên, khi làm việc với cơ quan chức năng, trách nhiệm lại được xem như “quả bóng” chuyền từ đơn vị này sang đơn vị khác.

Đơn cử như ở huyện Thanh Oai. Trong buổi làm việc với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, sáng 9/7, ông Nguyễn Trọng Khiển-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện thừa nhận công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải trên địa bàn hiện đang rất khó khăn, do địa bàn ngõ xóm rộng, trong khi tiền giá dịch vụ thấp.

Tuy nhiên, khi đề cập tới trách nhiệm của huyện trong việc kê khai, đăng ký khối lượng, chiều dài ngõ xóm trong bài thầu thấp hơn nhiều so với thực tế, ông Khiển cho rằng vấn đề này Ủy ban Nhân dân huyện đã giao Ban Quản lý Dự án huyện Thanh Oai quản lý. Vì thế, thông tin cụ thể, đơn vị này mới nắm được.

Theo chỉ dẫn của địa phương, phóng viên tiếp tục làm việc với lãnh đạo Ban Quản lý Dự án huyện Thanh Oai, nhưng đến lượt đơn vị này đá “quả bóng trách nhiệm” sang Phòng Quản lý Đô thị.

Ông Nguyễn Đăng Toàn Thắng-Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án giải thích rằng, Ban ông mới tiếp nhận công việc từ năm 2018, trước đó việc kê khai, đăng ký khối lượng, chiều dài các tuyến đường ngõ xóm là do Phòng quản lý Đô thị huyện triển khai từ năm 2016 và vị trưởng phòng, người được cho là trực tiếp xử lý thì đã nghỉ hưu. Với cách giải thích này, thì việc kê khai, đăng ký bài thầu sai thực tế là “câu chuyện của quá khứ,” chẳng liên quan gì đến những người đương chức!

Quay trở lại câu chuyện với Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Oai, ông Khiển lúc đầu lập luận rằng, việc nhà thầu đã nhận thầu, mà không kiểm tra đối chiếu thì là lỗi của doanh nghiệp! Nhưng sau khi được cung cấp tài liệu rằng, doanh nghiệp đã kiểm tra, thống kê lại, nhưng phần khối lượng bổ sung không được chấp thuận do chủ đầu tư đưa ra bài thầu quá gấp gáp thì Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Oai lại xuê xoa: “Lỗi do huyện cũng được, chả sao. Miễn thành phố điều chỉnh bài thầu, điều chỉnh giá dịch vụ là được!”

Sau một hồi ban chuyền lòng vòng ở các Ban cấp huyện, “quả bóng trách nhiệm” được Thanh Oai đá lên lên thành phố: Lỗi của thành phố là chậm điều chỉnh đơn giá dịch vụ,” Phó Chủ tịch huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển nói chắc như đinh đóng cột…

Sau một hồi ban chuyền lòng vòng ở các Ban cấp huyện, “quả bóng trách nhiệm” được Thanh Oai đá lên lên thành phố: Lỗi của thành phố là chậm điều chỉnh đơn giá dịch vụ,” Phó Chủ tịch huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển nói chắc như đinh đóng cột…

Ông Nguyễn Đăng Toàn Thắng-Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Thanh Oai cũng nội dung này tỏ ra khéo léo hơn: “Phía địa phương chúng tôi đã có đề xuất, kiến nghị lên các sở và thành phố, nhưng đến nay vẫn chưa được điều chỉnh. Lý do có thể là do thành phố gặp khó về nguồn vốn…”

Riêng về việc kê khai, đăng ký khối lượng, chiều dài các tuyến đường ngõ xóm đưa ra trong bài thầu thấp hơn nhiều so với thực tế doanh nghiệp phải làm, theo ông Thắng lỗi không hẳn do địa phương, mà có thể là do cách tính của thành phố, cụ thể là Trung tâm mua sắm tài sản công của Sở Tài chính để tự cân đối!

Nhìn nhận từ góc độ chính quyền cấp cơ sở, ông Hoàng Xuân Hùng-Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tiên Dương, huyện Đông Anh cũng cho rằng đây là trách nhiệm chung, nhưng lỗi và trách nhiệm lớn nhất ở đây là việc “áp” bài thầu với khối lượng, chiều dài các tuyến đường ngõ xóm thấp hơn nhiều so với thực tế.

Như lời ông Hùng phân tích, thì lỗi là do bài thầu “có vấn đề,” mà bài thầu lại do chủ đầu tư là Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã kê khai, đăng ký. Như vậy, trách nhiệm chính là do chủ đầu tư. Thực tế này cũng đã được Thanh tra thành phố Hà Nội kết luận: “Khi thực hiện đăng ký nhu cầu đấu thầu, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã đã thu thập thông tin, tổng hợp đăng ký nhu cầu chưa sát thực tế, một số hạng mục thừa/thiếu, nên khi thực hiện phát sinh khối lượng.”

Để rõ hơn về vấn đề trên, ngày 25/6, phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus đã gửi thông tin liên hệ, đề nghị được trao đổi cụ thể với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh, nhằm làm rõ hơn về những vấn đề còn đang bất cập, cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư, qua đó kiến nghị điều chỉnh. Vậy nhưng, sau hơn 3 tuần gửi thông tin, nhiều lần liên hệ trực tiếp và thông qua Văn phòng của Ủy ban Nhân dân huyện, nhưng đến nay, Báo Điện tử VietnamPlus vẫn không có được cuộc tiếp xúc nào để đem câu trả lời đến cho công luận…

Quýt, bưởi, bòng, lê, táo sai, cam chịu!

Trong khi các sở, ban, ngành, đặc biệt là chủ đầu tư các quận, huyện, thị xã đang chối bỏ trách nhiệm của mình và đổ lỗi cho nhau, thì các doanh nghiệp môi trường vẫn ngày này qua ngày khác bỏ tiền túi để “làm sạch thành phố.” Bởi, nếu họ dừng lại không làm thì không chỉ vùng ven đô ngập rác, mà rác cũng sẽ tràn vào nội đô và chẳng mấy chốc cả Hà Nội- Thủ đô ngàn năm văn hiến sẽ ngập rác?!

Lối nào cho Hà Nội

thoát khỏi “ma trận” thầu xử lý rác thải tập trung?

Rác thải từ lâu luôn là mối đe dọa khẩn cấp và tiềm tàng với Hà Nội. Một đô thị lớn với tốc độ phát triển chóng mặt, dân cư đông, vấn đề vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải càng trở nên nan giải và bất cập, nhất là từ khi Hà Nội triển khai chủ trương đấu thầu tập trung, với các tiêu chí bài thầu gây nhiều tranh cãi.

Không chỉ khâu xử lý rác còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, mà ngay từ công tác thu gom, vận chuyển rác thải cũng đang khiến các cấp chính quyền “đau đầu,” doanh nghiệp “chịu trận,” và người dân lo lắng, nhất là mỗi khi bãi rác Nam Sơn “hắt xì” là cả Hà Nội lại “sổ mũi” vì ngập ngụa rác thải và ô nhiễm bủa vây.

Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp vệ sinh môi trường và người dân Hà Nội đang mong mỏi thành phố có biện pháp điều chỉnh cấp bách, để “cởi trói” những khó khăn trong công tác “làm sạch thành phố” bằng cơ chế “mở cửa” chính sách…

Phát biểu tại lễ phát động ra quân toàn quốc “phong trào chống rác thải nhựa” diễn ra vào ngày 9/6, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, khẳng định cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và tốc độ đô thị hóa cao, thành phố Hà Nội đang phải đối mặt với những tác động không nhỏ do ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.

Theo đó, ông Chung cho biết, mỗi ngày, trên địa bàn thành phố phát sinh từ 5.500-6.000 tấn rác sinh hoạt, trong đó, rác thải nhựa chiếm đến 8-10%. Với đặc tính bền, khó phân hủy, các sản phẩm nhựa và túi nilon đã và đang là một thách thức đối với môi trường, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Trước đó, cuối năm 2018, khi làm việc với Sở Xây dựng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng đã tỏ ra vô cùng sốt ruột với các dự án xử lý rác chậm tiến độ ở trên địa bàn, đồng thời nhấn mạnh thành phố “không còn đường lùi.”

Mới đây, báo cáo giám sát của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội công bố cuối tháng 6/2019, cũng cho thấy, tổng khối lượng rác thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 6.500 tấn/ngày, trong đó khối lượng phát sinh trên địa bàn 12 quận và thị xã Sơn Tây khoảng 3.500 tấn/ngày; 17 huyện ngoại thành Hà Nội khoảng 3.000 tấn/ngày, cơ bản được vận chuyển để xử lý.

Tuy nhiên, rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay vẫn chủ yếu đem chôn lấp đến 89%, hầu như chưa hề có các nhà máy xử lý chất thải công nghệ cao, và đây chính là nguồn cơn của nỗi nhức đầu vì rác.

Đáng lo là, trong số 6.500 tấn rác Hà Nội thải ra mỗi ngày, thì Khu liên hợp xử lý chất thải-bãi rác lớn nhất thành phố đã phải “hứng” tới 4.500-4.700 tấn, nên chỉ cần bãi rác này “hắt xì” là cả Hà Nội lại “sổ mũi.”

Điều này thấy rõ qua ghi nhận của phóng viên vào liên tiếp trong những ngày bãi rác Nam Sơn bị “phong tỏa,” nhất là ngày 5/7, sau gần 1 tuần ùn ứ rác thải, người dân nhiều khu vực của Hà Nội đã khốn khổ vì rác bủa vây và mùi ô nhiễm.

Từ những bất cập trong công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác, Ban Đô thị Hội đồng Nhân dân thành phố đã kiến nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố sớm giải quyết đề nghị của các quận, huyện về giá trị bổ sung kinh phí duy trì vệ sinh môi trường do phát sinh tăng khối lượng thu gom, vận chuyển rác thải so với hồ sơ mời thầu (giai đoạn 3 năm 10 tháng) đã được liên sở báo cáo.

Đặc biệt, Ủy ban Nhân dân thành phố cần chỉ đạo các Sở Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư; Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, đơn vị cung ứng dịch vụ duy trì vệ sinh môi trường khẩn trương xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trong ngày đạt 100% ở mọi khu vực.

Trên cơ sở đó, Ban Đô thị Hội đồng Nhân dân thành phố cũng yêu cầu Sở Xây dựng cần tăng giám sát nhà thầu; kịp xử lý, kiến nghị thành phố xử lý nghiêm đơn vị không đáp ứng đủ yêu cầu gói thầu, hay vi phạm.

Trong điều kiện rác thải phát sinh ngày càng nhiều, phần lớn các huyện cũng kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố sớm cho phép bổ sung khối lượng thu gom rác ngõ xóm theo khối lượng thực hiện thực tế còn thiếu trong gói thầu, để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải được triển khai đồng bộ.

Điển hình như huyện Phú Xuyên kiến nghị điều chỉnh số km vệ sinh ngõ xóm từ 235km trong gói thầu lên 536km theo nhu cầu thực tế. Đồng thời tăng khối lượng vận chuyển rác từ địa bàn huyện về khu xử lý tập trung của thành phố từ 85 tấn/ngày lên 95 tấn/ngày, đảm bảo hết lượng rác thu gom trong ngày.

Huyện Thường Tín cũng đề nghị thành phố, Sở Xây dựng Hà Nội có kế hoạch tiếp nhận rác tồn, nâng chỉ tiêu phân luồng xử lý rác của huyện lên 180 tấn/ngày.

Tương tự, huyện Chương Mỹ kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội điều chỉnh lượng rác phân luồng của huyện về khu xử lý từ 145 tấn/ngày lên 163 tấn/ngày, để đảm bảo rác thải không bị tồn đọng nhiều tại các điểm tập kết.

Điển hình như huyện Phú Xuyên kiến nghị điều chỉnh số km vệ sinh ngõ xóm từ 235km trong gói thầu lên 536km theo nhu cầu thực tế. Đồng thời tăng khối lượng vận chuyển rác từ địa bàn huyện về khu xử lý tập trung của thành phố từ 85 tấn/ngày lên 95 tấn/ngày.

Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân thành phố sớm ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá còn thiếu trong lĩnh vực vệ sinh môi trường để làm căn cứ thực hiện. Xem xét điều chỉnh tăng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

Về phía doanh nghiệp, trước mắt để sớm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị trong việc triển khai thu gom rác hàng ngày, thì cần thiết Ủy ban Nhân dân thành phố cho phép áp dụng tạm thời mức thu giá dịch vụ từ 3.000/người lên 10.000 đồng/người/tháng, giúp đảm bảo nguồn cân đối thanh toán cho khối lượng duy trì vệ sinh ngõ xóm.

Trên cơ sở đó, Thanh tra thành phố Hà Nội cũng kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố rà soát lại nội dung Thỏa thuận khung, Hợp đồng kinh tế của các gói thầu, nhất là những tồn tại của bài thầu, đảm bảo việc điều chỉnh giá, điều chỉnh khối lượng của hợp đồng, cũng như việc thanh quyết toán các khối lượng vệ sinh môi trường phát sinh bổ sung phải tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu./.

Thiết kế mỹ thuật: Thanh Trà