Cựu Tổng thống Madagascar Didier Ratsiraka đã về nước ngày 24/11 sau 9 năm sống lưu vong tại Pháp. Ngay sau khi về nước, ông Ratsiraka đã kêu gọi các phe phái hòa giải để chấm dứt khủng hoảng chính trị kéo dài tại quốc đảo này.
Sự trở về của cựu Tổng thống Ratsiraka là một động thái tích cực mới đối với Madagascar, sau khi chính phủ đoàn kết dân tộc do ông Omer Beriziky làm Thủ tướng vừa được thành lập.
Ngày 23/11, hai nhóm chính trị đối lập chủ chốt là đảng của cựu Tổng thống Marc Ravalomanana - hiện đang lưu vong tại Nam Phi - và đảng của cựu Tổng thống khác, ông Albert Zafy, đã đồng ý nhận các vị trí trong chính phủ.
Trước đó, hai đảng này không chấp nhận chính phủ do Tổng thống chính quyền chuyển tiếp Andry Rajoelina thành lập với lý do nhân sự của chính phủ này không phù hợp với thỏa thuận hòa bình do Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC) đề xướng.
Ông Ratsiraka giữ chức Tổng thống trong hai giai đoạn, từ 1975-1991 và từ 1996-2002. Hiện ông lãnh đạo một trong bốn lực lượng chính trị lớn nhất tại Madagascar.
Theo ông Ratsiraka, cần phải tổ chức một hội nghị không chỉ bao gồm lãnh đạo bốn nhóm chính trị lớn, mà còn phải có sự tham gia của các đảng phái khác, các tổ chức xã hội liên quan, để thực hiện hòa giải. Cựu Tổng thống Ratsiraka khẳng định sẵn sàng tham gia hòa giải và hợp tác vì quyền lợi của đất nước.
Tình hình tại Madagascar căng thẳng kể từ khi ông Rajoelina lên nắm quyền đầu năm 2009, sau một cuộc đảo chính được quân đội hậu thuẫn lật đổ Tổng thống khi đó là ông Marc Ravalomanana. Liên minh châu Phi (AU) và SADC đã đình chỉ tư cách thành viên của Madagascar vì cuộc đảo chính này.
Tháng 11/2009, ông Rajoelina ký thỏa thuận chia sẻ quyền lực với các cựu Tổng thống Ravalomanana, Ratsiraka và Daphy. Tuy nhiên, bất đồng giữa các bên về việc phân chia ghế trong chính phủ khiến thoả thuận này không thực hiện được.
SADC đã đề xuất một lộ trình hòa bình tại Madagascar, theo đó chỉ định Thủ tướng trước ngày 1/11 và thành lập một chính phủ chuyển tiếp và một quốc hội chuyển tiếp trước ngày 17/11. Sau đó, ngày 30/11, quốc hội chuyển tiếp sẽ phê chuẩn lộ trình hòa bình nhằm tổ chức tổng tuyển cử./.
Sự trở về của cựu Tổng thống Ratsiraka là một động thái tích cực mới đối với Madagascar, sau khi chính phủ đoàn kết dân tộc do ông Omer Beriziky làm Thủ tướng vừa được thành lập.
Ngày 23/11, hai nhóm chính trị đối lập chủ chốt là đảng của cựu Tổng thống Marc Ravalomanana - hiện đang lưu vong tại Nam Phi - và đảng của cựu Tổng thống khác, ông Albert Zafy, đã đồng ý nhận các vị trí trong chính phủ.
Trước đó, hai đảng này không chấp nhận chính phủ do Tổng thống chính quyền chuyển tiếp Andry Rajoelina thành lập với lý do nhân sự của chính phủ này không phù hợp với thỏa thuận hòa bình do Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC) đề xướng.
Ông Ratsiraka giữ chức Tổng thống trong hai giai đoạn, từ 1975-1991 và từ 1996-2002. Hiện ông lãnh đạo một trong bốn lực lượng chính trị lớn nhất tại Madagascar.
Theo ông Ratsiraka, cần phải tổ chức một hội nghị không chỉ bao gồm lãnh đạo bốn nhóm chính trị lớn, mà còn phải có sự tham gia của các đảng phái khác, các tổ chức xã hội liên quan, để thực hiện hòa giải. Cựu Tổng thống Ratsiraka khẳng định sẵn sàng tham gia hòa giải và hợp tác vì quyền lợi của đất nước.
Tình hình tại Madagascar căng thẳng kể từ khi ông Rajoelina lên nắm quyền đầu năm 2009, sau một cuộc đảo chính được quân đội hậu thuẫn lật đổ Tổng thống khi đó là ông Marc Ravalomanana. Liên minh châu Phi (AU) và SADC đã đình chỉ tư cách thành viên của Madagascar vì cuộc đảo chính này.
Tháng 11/2009, ông Rajoelina ký thỏa thuận chia sẻ quyền lực với các cựu Tổng thống Ravalomanana, Ratsiraka và Daphy. Tuy nhiên, bất đồng giữa các bên về việc phân chia ghế trong chính phủ khiến thoả thuận này không thực hiện được.
SADC đã đề xuất một lộ trình hòa bình tại Madagascar, theo đó chỉ định Thủ tướng trước ngày 1/11 và thành lập một chính phủ chuyển tiếp và một quốc hội chuyển tiếp trước ngày 17/11. Sau đó, ngày 30/11, quốc hội chuyển tiếp sẽ phê chuẩn lộ trình hòa bình nhằm tổ chức tổng tuyển cử./.
(TTXVN/Vietnam+)