Malaysia được đánh giá có môi trường kinh doanh tốt thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ ba châu Á trong năm 2013, theo một báo cáo được Ngân hàng Thế giới (WB) phát hành ngày hôm nay.
Trong báo cáo “Môi trường Kinh doanh năm 2013” của Ngân hàng Thế giới, Malaysia đã nhảy sáu bậc từ vị trí thứ 18 năm 2012 lên vị trí 12 năm 2013 trong xếp hạng các nước có môi trường kinh doanh tốt trên thế giới.
Với xếp hạng này, Malaysia là quốc gia châu Á chỉ đứng sau Singapore (vị trí thứ 1) và Hong Kong của Trung Quốc (số 2) trong bảng xếp hạng.
Báo cáo của WB được căn cứ trên kết quả khảo sát 185 nền kinh tế trên thế giới về các tiêu chí cạnh tranh như dễ dàng khởi đầu việc kinh doanh, nhận giấy phép kinh doanh, hiệu quả quản lý thuế và dễ dàng giao dịch qua biên giới…
Malaysia đã cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh trong năm yếu tố phục vụ môi trường kinh doanh, cụ thể gồm kéo điện (từ thứ 59 lên 28), đăng ký tài sản (59 lên 33; nộp thuế (41 lên 15), giao dịch qua biên giới (29 đến 11) và giải quyết giấy phép xây dựng (thứ 113 lên 96).
Malaysia cũng được xếp hạng thứ tư trên thế giới về tiêu chí bảo vệ các nhà đầu tư, và cùng với Nam Phi và Vương quốc Anh đứng ở vị trí thứ nhất về tiêu chí dễ dàng nhận được tín dụng.
Báo cáo của WB cũng hoan nghênh việc Malaysia thành lập PEMUDAH, một ủy ban liên bộ để cải cách các thủ tục và quy định kinh doanh. Ngân hàng Thế giới thừa nhận rằng Malaysia là một trong mười nhà cải cách hàng đầu trong khu vực APEC đã đạt được tiến bộ nhất hướng đến các thực tiễn quản lý.
Trong tuyên bố ngày 23/10, Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia (MITI) cho biết nước này hoan nghênh kết quả đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Kết quả này khẳng định khả năng cạnh tranh của Malaysia như một nền kinh tế, và phản ánh sự thành công của chính phủ nước này trong cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tuyên bố cho biết chính phủ Malaysia cam kết, với các sáng kiến cải cách chiến lược của mình, sẽ đưa Malaysia ngày càng trở nên cạnh tranh hơn với mục tiêu lọt vào tốp 10 trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.
Trong báo cáo “Môi trường Kinh doanh năm 2013” của WB, Việt Nam bị tụt một bậc so với năm 2012, từ vị trí 98 xuống 99. Trong khối ASEAN, Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư sau các nước Singapore (thứ 1), Malaysia (12), Thái Lan (18) và Brunei (79)./.
Trong báo cáo “Môi trường Kinh doanh năm 2013” của Ngân hàng Thế giới, Malaysia đã nhảy sáu bậc từ vị trí thứ 18 năm 2012 lên vị trí 12 năm 2013 trong xếp hạng các nước có môi trường kinh doanh tốt trên thế giới.
Với xếp hạng này, Malaysia là quốc gia châu Á chỉ đứng sau Singapore (vị trí thứ 1) và Hong Kong của Trung Quốc (số 2) trong bảng xếp hạng.
Báo cáo của WB được căn cứ trên kết quả khảo sát 185 nền kinh tế trên thế giới về các tiêu chí cạnh tranh như dễ dàng khởi đầu việc kinh doanh, nhận giấy phép kinh doanh, hiệu quả quản lý thuế và dễ dàng giao dịch qua biên giới…
Malaysia đã cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh trong năm yếu tố phục vụ môi trường kinh doanh, cụ thể gồm kéo điện (từ thứ 59 lên 28), đăng ký tài sản (59 lên 33; nộp thuế (41 lên 15), giao dịch qua biên giới (29 đến 11) và giải quyết giấy phép xây dựng (thứ 113 lên 96).
Malaysia cũng được xếp hạng thứ tư trên thế giới về tiêu chí bảo vệ các nhà đầu tư, và cùng với Nam Phi và Vương quốc Anh đứng ở vị trí thứ nhất về tiêu chí dễ dàng nhận được tín dụng.
Báo cáo của WB cũng hoan nghênh việc Malaysia thành lập PEMUDAH, một ủy ban liên bộ để cải cách các thủ tục và quy định kinh doanh. Ngân hàng Thế giới thừa nhận rằng Malaysia là một trong mười nhà cải cách hàng đầu trong khu vực APEC đã đạt được tiến bộ nhất hướng đến các thực tiễn quản lý.
Trong tuyên bố ngày 23/10, Bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế Malaysia (MITI) cho biết nước này hoan nghênh kết quả đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Kết quả này khẳng định khả năng cạnh tranh của Malaysia như một nền kinh tế, và phản ánh sự thành công của chính phủ nước này trong cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tuyên bố cho biết chính phủ Malaysia cam kết, với các sáng kiến cải cách chiến lược của mình, sẽ đưa Malaysia ngày càng trở nên cạnh tranh hơn với mục tiêu lọt vào tốp 10 trong bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.
Trong báo cáo “Môi trường Kinh doanh năm 2013” của WB, Việt Nam bị tụt một bậc so với năm 2012, từ vị trí 98 xuống 99. Trong khối ASEAN, Việt Nam đứng ở vị trí thứ tư sau các nước Singapore (thứ 1), Malaysia (12), Thái Lan (18) và Brunei (79)./.
Xuân Triển/Kuala Lumpur (Vietnam+)