Malaysia mở rộng cửa tiếp nhận lao động nước ngoài

Trước sức ép của giới chủ lao động, Chính phủ Malaysia đã phải bãi bỏ lệnh ngừng tuyển dụng lao động nước ngoài, được áp đặt năm 2009.
Trước sức ép của giới chủ laođộng, Chính phủ Malaysia đã phải bãi bỏ lệnh ngừng tuyển dụng lao động nướcngoài, được áp đặt năm 2009, trong một số khu vực nhất định.

Hy vọng củaMalaysia cắt giảm phụ thuộc vào lao động nước ngoài đã nhiều lần bị giới chủ laođộng nước này cản trở khi phàn nàn rằng họ không thể tuyển dụng được lao độngtrong nước do người địa phương không chịu làm các ngành nghề dịch vụ và lao độngchân tay.

Trong lực lượng 12 triệu lao động của Malaysia hiện nay có tới khoảng hơn 2triệu lao động nhập cư, trong đó một nửa là lao động bất hợp pháp.

Năm 2009, doảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ Malaysia đã cấm tuyển dụnglao động nước ngoài vào làm việc trong các ngành dịch vụ và sản xuất hàng hóa đểưu tiên việc làm cho lao động trong nước. Kể từ đó, nhiều doanh nghiệp đã buộcphải đóng cửa hoặc phải thuê lao động bất hợp pháp vì không thể tuyển được laođộng địa phương.

Lý do các chủ lao động gặp khó trong tuyển dụng là vì các laođộng trong nước không chấp nhận mức lương quá thấp, thời gian làm việc lại kéodài và điều kiện làm việc không bảo đảm.

Quyết định của chính phủ cho phép tuyểndụng ngay 45.000 lao động và tiến tới là 90.000 lao động nước ngoài trong năm nay cho 13khu vực dịch vụ, kinh doanh và sản xuất đã được giới chủ lao động đón nhận mộtcách hồ hởi.

Ông R.Moorthy, Chủ tịch Hiệp hội các chủ hiệu kinh doanh hàng dệtmay của người gốc Ấn Độ nói rằng với quyết định này hy vọng khu vực kinh doanhhàng dệt may có thể tuyển thêm được khoảng hơn 3.000 lao động nước ngoài để bùcho số nhân lực đang thiếu hụt.

Các nhà hàng tại Malaysia hiện nay cũng là một khu vực thiếu người làm nghiêmtrọng tới mức các ông chủ của hàng loạt nhà hàng đã phải đề xuất khái niệm nhàhàng tự phục vụ để cắt giảm chi phí cũng như ngừng phụ thuộc vào lao động nướcngoài.

Bên cạnh tình trạng thiếu lao động trong khu vực dịch vụ và sản xuất, hiệnhàng ngàn hộ gia đình Malaysia cũng đang chao đảo do thiếu giúp việc gia đình kểtừ sau khi Indonesia, nước cung cấp chính đối tượng lao động này, cấm các laođộng nước mình tới Malaysia làm giúp việc gia đình sau một số vụ ngược đãi ngườilàm xảy ra hồi năm 2009.

Tại Malaysia, mặc dù mức thu nhập bình quân đầu ngườimỗi năm chỉ vào khoảng 25.000 ringgit (8.100 USD), nhưng việc có người giúp việctrong nhà đã trở thành phổ biến trong các gia đình trung lưu ở nước này, mộtphần lý do là mức lương phải trả cho đối tượng lao động này thấp.

Theo Hiệp hội các đạilý tuyển dụng lao động giúp việc gia đình người nước ngoài của Malaysia, hiệnnay có tới gần 40.000 hộ gia đình có tên trong danh sách chờ tuyển giúp việc giađình.

Các công ty cung ứng lao động đã tìm mọi cách để tuyển dụng thêm giúp việcgia đình từ các nước khác, chẳng hạn như Campuchia, nhưng tình trạng thiếu hụtvẫn không thể khắc phục được.

Với quyết định mở rộng cửa tuyểndụng thêm lao động nước ngoài, chính phủ Malaysia hy vọng tình trạng thiếu lao động ở một số khu vực nước này sẽ sớm được cải thiện./.

Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ít nhất 24 người thiệt mạng do cháy rừng tại Mỹ

Ít nhất 24 người thiệt mạng do cháy rừng tại Mỹ

Chính quyền hạt Los Angeles, bang California cho biết số người thiệt mạng do cháy rừng đã tăng lên 24 người, gió mạnh, độ ẩm thấp và thảm thực vật khô cằn khiến công tác dập lửa gặp nhiều khó khăn.

Một ngôi nhà bốc cháy dữ dội do ảnh hưởng từ cháy rừng tại Altadena, California. (Nguồn: Reuters)

Vụ cháy rừng nghiêm trọng ở Los Angeles phơi bày sự bất ổn của thị trường nhà đất Mỹ

Một trong những hậu quả lớn nhất từ thảm họa cháy rừng đang xảy ra ở Mỹ là áp lực giảm giá tác động lên thị trường nhà đất. Các chuyên gia dự đoán, sau vụ cháy rừng ở Los Angeles, vấn đề sụt giá nhà vì thảm họa thiên nhiên chắc chắn sẽ lan rộng sang các vùng khác ở nước Mỹ.