Trước thực trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ngày càng nhiều, Malaysia đã phải đưa ra một số quyết định như bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục giới tính tại các trường phổ thông, kêu gọi trừng phạt nặng hơn những kẻ vứt bỏ con và mở điểm tiếp nhận trẻ bị bỏ rơi.
Thêm vào đó, chính quyền một bang còn có kế hoạch trợ cấp tài chính để hỗ trợ các cặp vợ chồng "teen" cưới nhau.
Báo chí Malaysia giờ đây cũng không còn ngần ngại đề cập tới vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân hay nạn sinh con ngoài giá thú, điều mà trước đây họ vẫn cho là khó nói. Tuy nhiên số lượng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Malaysia vẫn không có dấu hiệu giảm trong năm nay.
Theo con số ghi nhận của cảnh sát, đã có 76 trẻ bị bỏ rơi từ đầu năm cho tới ngày 1/10 vừa qua, so với gần 80 trường hợp trong năm 2007 và hơn 100 trong năm 2008.
Hồi tháng Tám vừa qua, Chính phủ Malaysia đã chỉ thị cho các cơ quan chức năng phải theo dõi sát các vụ trẻ bị chết sau khi bị bỏ rơi để xác định người vứt bỏ chúng là ai và khép họ vào tội giết người với hình phạt tử hình.
Tiếp cận theo hướng khác, gần đây, Thủ hiến bang Malacca Mohamad Ali Rustam đã thông báo kế hoạch trợ cấp cho những cặp trai gái dưới 18 tuổi nếu họ kết hôn nhằm hạn chế việc vứt bỏ trẻ được sinh ra ngoài hôn thú. Tuy nhiên, vấn đề này lại bị các nhóm bảo vệ quyền lợi phụ nữ Malaysia lên án vì họ cho rằng kết hôn ở tuổi dưới 18 là vi phạm quyền của phụ nữ.
Tại Malaysia, các thiếu nữ Hồi giáo dưới 16 tuổi và nam thanh niên dưới 18 tuổi có thể kết hôn nếu họ được Tòa án Hồi giáo cho phép. Từ năm 2000-2008, đã có hơn 1.650 cô dâu khoảng 16-17 tuổi kết hôn. Trong năm 2009, có gần 7.180 thiếu nữ Hồi giáo và gần 2.030 thanh niên Hồi giáo 19 tuổi trở xuống đã đăng ký làm xét nghiệm HIV, một điều kiện bắt buộc đối với những người Hồi giáo Malaysia trước khi kết hôn tại hầu hết các bang.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân là điều cấm kỵ về mặt xã hội ở Malaysia và nếu áp dụng theo luật Hồi giáo, những người vi phạm sẽ bị phạt tù ba năm kèm theo một khoản tiền phạt 5.000 ringgit (khoảng 1.600 USD) hoặc bị đánh sáu roi. Nạo phá thai cũng bị coi là một hành động phạm pháp trừ phi sức khỏe của sản phụ bị đe dọa.
Trong một xã hội phát triển hiện đại, hàng ngày thanh thiếu niên được tiếp cận với đủ loại thông tin qua nhiều luồng khác nhau, trong khi các đạo luật Hồi giáo như trên vẫn được áp dụng một cách nghiêm ngặt thì tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ở tuổi vị thành niên, dẫn tới ciệc sinh con ngoài ý muốn vẫn sẽ là vấn đề làm các nhà chức trách Malaysia đau đầu nếu không có các biện pháp tháo gỡ hiệu quả; đặc biệt khi vấn đề giáo dục giới tính không được thực hiện một cách tích cực ở nước này./.
Thêm vào đó, chính quyền một bang còn có kế hoạch trợ cấp tài chính để hỗ trợ các cặp vợ chồng "teen" cưới nhau.
Báo chí Malaysia giờ đây cũng không còn ngần ngại đề cập tới vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân hay nạn sinh con ngoài giá thú, điều mà trước đây họ vẫn cho là khó nói. Tuy nhiên số lượng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Malaysia vẫn không có dấu hiệu giảm trong năm nay.
Theo con số ghi nhận của cảnh sát, đã có 76 trẻ bị bỏ rơi từ đầu năm cho tới ngày 1/10 vừa qua, so với gần 80 trường hợp trong năm 2007 và hơn 100 trong năm 2008.
Hồi tháng Tám vừa qua, Chính phủ Malaysia đã chỉ thị cho các cơ quan chức năng phải theo dõi sát các vụ trẻ bị chết sau khi bị bỏ rơi để xác định người vứt bỏ chúng là ai và khép họ vào tội giết người với hình phạt tử hình.
Tiếp cận theo hướng khác, gần đây, Thủ hiến bang Malacca Mohamad Ali Rustam đã thông báo kế hoạch trợ cấp cho những cặp trai gái dưới 18 tuổi nếu họ kết hôn nhằm hạn chế việc vứt bỏ trẻ được sinh ra ngoài hôn thú. Tuy nhiên, vấn đề này lại bị các nhóm bảo vệ quyền lợi phụ nữ Malaysia lên án vì họ cho rằng kết hôn ở tuổi dưới 18 là vi phạm quyền của phụ nữ.
Tại Malaysia, các thiếu nữ Hồi giáo dưới 16 tuổi và nam thanh niên dưới 18 tuổi có thể kết hôn nếu họ được Tòa án Hồi giáo cho phép. Từ năm 2000-2008, đã có hơn 1.650 cô dâu khoảng 16-17 tuổi kết hôn. Trong năm 2009, có gần 7.180 thiếu nữ Hồi giáo và gần 2.030 thanh niên Hồi giáo 19 tuổi trở xuống đã đăng ký làm xét nghiệm HIV, một điều kiện bắt buộc đối với những người Hồi giáo Malaysia trước khi kết hôn tại hầu hết các bang.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân là điều cấm kỵ về mặt xã hội ở Malaysia và nếu áp dụng theo luật Hồi giáo, những người vi phạm sẽ bị phạt tù ba năm kèm theo một khoản tiền phạt 5.000 ringgit (khoảng 1.600 USD) hoặc bị đánh sáu roi. Nạo phá thai cũng bị coi là một hành động phạm pháp trừ phi sức khỏe của sản phụ bị đe dọa.
Trong một xã hội phát triển hiện đại, hàng ngày thanh thiếu niên được tiếp cận với đủ loại thông tin qua nhiều luồng khác nhau, trong khi các đạo luật Hồi giáo như trên vẫn được áp dụng một cách nghiêm ngặt thì tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ở tuổi vị thành niên, dẫn tới ciệc sinh con ngoài ý muốn vẫn sẽ là vấn đề làm các nhà chức trách Malaysia đau đầu nếu không có các biện pháp tháo gỡ hiệu quả; đặc biệt khi vấn đề giáo dục giới tính không được thực hiện một cách tích cực ở nước này./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)