Theo đánh giá của Học viện đại học tư thục, Malaysia là một trong số 11 nước trên thế giới thu hút được nhiều sinh viên quốc tế nhất đến du học.
Cho tới tháng Sáu năm 2011, số lượng sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học của Malaysia đã vượt quá con số 90.000 người và mục tiêu của Bộ Đại học Malaysia sẽ thu hút được 200.000 sinh viên vào năm 2020.
Bà Siti Hamisah Tapsir, Phó Giám đốc Học viện đại học tư thục Malaysia cho biết sở dĩ đông sinh viên quốc tế theo học tại các trường đại học của Malaysia là nhờ sự hỗ trợ của chính sách tự do giáo dục đại học của chính phủ, theo đó, các sinh viên nước ngoài được bình đẳng 100% như sinh viên địa phương vào năm 2015.
Các ngành nghề được các sinh viên quốc tế ưa thích theo học ở Malaysia là lễ tân, du lịch, dịch vụ y tế, tài chính Hồi giáo và thương mại cũng như khoa học và công nghệ tiên tiến và các chương trình đổi mới.
Để đạt vị thế một nền kinh tế có thu nhập cao, Malaysia cần sự hỗ trợ đắc lực của các trường đại học tư thục trong việc cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cao.
Hiện nay, mới chỉ có 40% sinh viên Malaysia trong độ tuổi từ 17-23 đang theo học tại các trường đại học, nhưng dự kiến con số này sẽ được tăng lên 60% trong khoảng từ năm đến 10 năm tới.
Do vậy, đại học tư thục, một khu vực kinh tế chủ chốt của quốc gia sẽ là một trong những khu vực chính thúc đẩy nền kinh tế Malaysia phát triển.
Theo kế hoạch, ngành giáo dục đại học sẽ đóng góp cho thu nhập quốc gia từ từ 34 đến 61 tỷ ringgit (11,3 tỷ-20,3 tỷ USD) vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Malaysia đã khuyến khích mở nhiều trường đại học tư thục và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học danh tiếng của các nước phát triển vào mở trường tại đây.
Trong năm 1990, Malaysia mới chỉ có sáu trường đại học tư thục, nhưng đến năm 2010, con số này đã lên tới 69 trường./.
Cho tới tháng Sáu năm 2011, số lượng sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học của Malaysia đã vượt quá con số 90.000 người và mục tiêu của Bộ Đại học Malaysia sẽ thu hút được 200.000 sinh viên vào năm 2020.
Bà Siti Hamisah Tapsir, Phó Giám đốc Học viện đại học tư thục Malaysia cho biết sở dĩ đông sinh viên quốc tế theo học tại các trường đại học của Malaysia là nhờ sự hỗ trợ của chính sách tự do giáo dục đại học của chính phủ, theo đó, các sinh viên nước ngoài được bình đẳng 100% như sinh viên địa phương vào năm 2015.
Các ngành nghề được các sinh viên quốc tế ưa thích theo học ở Malaysia là lễ tân, du lịch, dịch vụ y tế, tài chính Hồi giáo và thương mại cũng như khoa học và công nghệ tiên tiến và các chương trình đổi mới.
Để đạt vị thế một nền kinh tế có thu nhập cao, Malaysia cần sự hỗ trợ đắc lực của các trường đại học tư thục trong việc cung ứng nguồn nhân lực có tay nghề cao.
Hiện nay, mới chỉ có 40% sinh viên Malaysia trong độ tuổi từ 17-23 đang theo học tại các trường đại học, nhưng dự kiến con số này sẽ được tăng lên 60% trong khoảng từ năm đến 10 năm tới.
Do vậy, đại học tư thục, một khu vực kinh tế chủ chốt của quốc gia sẽ là một trong những khu vực chính thúc đẩy nền kinh tế Malaysia phát triển.
Theo kế hoạch, ngành giáo dục đại học sẽ đóng góp cho thu nhập quốc gia từ từ 34 đến 61 tỷ ringgit (11,3 tỷ-20,3 tỷ USD) vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Malaysia đã khuyến khích mở nhiều trường đại học tư thục và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học danh tiếng của các nước phát triển vào mở trường tại đây.
Trong năm 1990, Malaysia mới chỉ có sáu trường đại học tư thục, nhưng đến năm 2010, con số này đã lên tới 69 trường./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)