Ngày 7/7, chiến dịch vận động tranh cử cho vòng một cuộc bầu cử Tổng thống Mali vào ngày 28/7 tới đã chính thức bắt đầu trên toàn lãnh thổ nước này.
Tổng cộng có 28 ứng cử viên chính thức được Tòa án Hiến pháp Mali chấp thuận, trong đó có một phụ nữ, sẽ tham gia chiến dịch vận động tranh cử.
Chủ tịch Ủy ban bầu cử quốc gia độc lập Mali (CENI) Mahadou Diamoutani đã yêu cầu các ứng cử viên trong quá trình vận động phải tuân thủ luật bầu cử.
Cũng trong ngày đầu vận động tranh cử, bảy ứng cử viên đã lên tiếng đề nghị hoãn cuộc bỏ phiếu vì lo ngại không hội tụ đủ điều kiện cần thiết.
Chính phủ Mali ngày 6/7 đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp kéo dài gần sáu tháng qua, ngay trước khi khởi động chiến dịch tranh cử cho cuộc bầu cử Tổng thống.
Giới chức Mali hi vọng đưa tình hình trở lại bình thường trước thềm cuộc bầu cử trên quy mô toàn quốc, tuy nhiên các nhà phân tích lo ngại rằng quốc gia Tây Phi này có thể lún sâu hơn vào tình trạng hỗn loạn.
Phát biểu trước báo giới tại Geneva ,Thụy sỹ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ quan ngại về tình hình tại Mali, đồng thời nhấn mạnh cuộc bầu cử phải được tiến hành minh bạch và hòa bình, với kết quả được người dân Mali chấp thuận.
Trước đó vào ngày 1/7, một lực lượng gồm 11.200 binh sỹ và 1.400 cảnh sát thuộc Phái bộ Liên hợp quốc bình ổn Mali (MINUSMA) đã tiếp quản trách nhiệm an ninh từ các binh sỹ châu Phi tại Mali, với sứ mệnh bảo đảm an ninh cho quốc gia này trong và sau cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, giao tranh vẫn tiếp diễn tại nhiều địa phương ở Đông Bắc Mali và vẫn còn khoảng 500.000 người bị mất nhà cửa do xung đột, khiến kế hoạch tiến hành bầu cử tổng thống vào ngày 28/7 tới của Tổng thống lâm thời Dioncounda Traore có thể gặp nhiều khó khăn.
Mali rơi vào bất ổn từ cuối tháng 3/2012 sau khi Đô đốc Amadou Sanogo dẫn đầu một nhóm sỹ quan quân đội lật đổ Tổng thống khi đó là Amadou Toumani Toure.
Cuộc binh biến đã mở đường cho các tay súng Hồi giáo cực đoan có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và lực lượng người Touareq chiếm giữ các tỉnh miền Bắc./.
Tổng cộng có 28 ứng cử viên chính thức được Tòa án Hiến pháp Mali chấp thuận, trong đó có một phụ nữ, sẽ tham gia chiến dịch vận động tranh cử.
Chủ tịch Ủy ban bầu cử quốc gia độc lập Mali (CENI) Mahadou Diamoutani đã yêu cầu các ứng cử viên trong quá trình vận động phải tuân thủ luật bầu cử.
Cũng trong ngày đầu vận động tranh cử, bảy ứng cử viên đã lên tiếng đề nghị hoãn cuộc bỏ phiếu vì lo ngại không hội tụ đủ điều kiện cần thiết.
Chính phủ Mali ngày 6/7 đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp kéo dài gần sáu tháng qua, ngay trước khi khởi động chiến dịch tranh cử cho cuộc bầu cử Tổng thống.
Giới chức Mali hi vọng đưa tình hình trở lại bình thường trước thềm cuộc bầu cử trên quy mô toàn quốc, tuy nhiên các nhà phân tích lo ngại rằng quốc gia Tây Phi này có thể lún sâu hơn vào tình trạng hỗn loạn.
Phát biểu trước báo giới tại Geneva ,Thụy sỹ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ quan ngại về tình hình tại Mali, đồng thời nhấn mạnh cuộc bầu cử phải được tiến hành minh bạch và hòa bình, với kết quả được người dân Mali chấp thuận.
Trước đó vào ngày 1/7, một lực lượng gồm 11.200 binh sỹ và 1.400 cảnh sát thuộc Phái bộ Liên hợp quốc bình ổn Mali (MINUSMA) đã tiếp quản trách nhiệm an ninh từ các binh sỹ châu Phi tại Mali, với sứ mệnh bảo đảm an ninh cho quốc gia này trong và sau cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, giao tranh vẫn tiếp diễn tại nhiều địa phương ở Đông Bắc Mali và vẫn còn khoảng 500.000 người bị mất nhà cửa do xung đột, khiến kế hoạch tiến hành bầu cử tổng thống vào ngày 28/7 tới của Tổng thống lâm thời Dioncounda Traore có thể gặp nhiều khó khăn.
Mali rơi vào bất ổn từ cuối tháng 3/2012 sau khi Đô đốc Amadou Sanogo dẫn đầu một nhóm sỹ quan quân đội lật đổ Tổng thống khi đó là Amadou Toumani Toure.
Cuộc binh biến đã mở đường cho các tay súng Hồi giáo cực đoan có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và lực lượng người Touareq chiếm giữ các tỉnh miền Bắc./.
(TTXVN)