Ngày 13/12, Thủ tướng mới của Mali, ông Diango Cissoko đã tuyên thệ nhậm chức, với cam kết trong tuần tới sẽ thành lập một chính phủ hoạt động hiệu quả.
Trước đó, Tổng thống lâm thời Mali Dioncounda Traore ngày 11/12 đã bổ nhiệm ông Cissoko giữ cương vị Thủ tướng, thay ông Modibo Diarra vừa buộc phải từ chức do sức ép của lực lượng làm đảo chính.
Ngay sau khi được bổ nhiệm, ông Cissoko đã cam kết thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc, ưu tiên vấn đề giành lại quyền kiểm soát miền Bắc từ các nhóm vũ trang Hồi giáo và tổ chức tổng tuyển cử.
Tại lễ chuyển giao quyền lãnh đạo cho tân Thủ tướng Cissoko ở thủ đô Bamako, ông Diarra kêu gọi các đồng sự ủng hộ thủ tướng mới vì lợi ích của đất nước và cam kết sẽ trợ giúp ông Cissoko khi cần thiết. Tổng thống Traore cũng coi quyết định từ chức của ông Diarra là "một sự hi sinh" vì lợi ích quốc gia, nhằm tránh cho nước này lâm vào một cuộc khủng hoảng mới.
Ông Diarra đã tuyên bố từ chức trên truyền hình ngày 11/12, vài giờ sau khi ông bị các binh sĩ từng cầm đầu cuộc đảo chính hồi tháng 3 bắt giữ tại nhà riêng của ông ở Bamako.
Mali rơi vào khủng hoảng từ sau một cuộc đảo chính hồi tháng Ba lật đổ Tổng thống Amadou Toumani Toure. Tình trạng rối ren sau vụ đảo chính đã tạo điều kiện cho lực lượng Hồi giáo cực đoan mở rộng kiểm soát các tỉnh sa mạc rộng lớn ở miền Bắc nước này. Lo ngại khủng hoảng có thể lan ra toàn khu vực, lãnh đạo các nước trên thế giới đã kêu gọi các quốc gia châu Phi triển khai một lực lượng quân sự giúp đánh đuổi phiến quân Hồi giáo khỏi miền Bắc Mali.
Dư luận thế giới hy vọng việc thành lập một chính phủ mới sẽ tạo đà thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp tại Mali./.
Trước đó, Tổng thống lâm thời Mali Dioncounda Traore ngày 11/12 đã bổ nhiệm ông Cissoko giữ cương vị Thủ tướng, thay ông Modibo Diarra vừa buộc phải từ chức do sức ép của lực lượng làm đảo chính.
Ngay sau khi được bổ nhiệm, ông Cissoko đã cam kết thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc, ưu tiên vấn đề giành lại quyền kiểm soát miền Bắc từ các nhóm vũ trang Hồi giáo và tổ chức tổng tuyển cử.
Tại lễ chuyển giao quyền lãnh đạo cho tân Thủ tướng Cissoko ở thủ đô Bamako, ông Diarra kêu gọi các đồng sự ủng hộ thủ tướng mới vì lợi ích của đất nước và cam kết sẽ trợ giúp ông Cissoko khi cần thiết. Tổng thống Traore cũng coi quyết định từ chức của ông Diarra là "một sự hi sinh" vì lợi ích quốc gia, nhằm tránh cho nước này lâm vào một cuộc khủng hoảng mới.
Ông Diarra đã tuyên bố từ chức trên truyền hình ngày 11/12, vài giờ sau khi ông bị các binh sĩ từng cầm đầu cuộc đảo chính hồi tháng 3 bắt giữ tại nhà riêng của ông ở Bamako.
Mali rơi vào khủng hoảng từ sau một cuộc đảo chính hồi tháng Ba lật đổ Tổng thống Amadou Toumani Toure. Tình trạng rối ren sau vụ đảo chính đã tạo điều kiện cho lực lượng Hồi giáo cực đoan mở rộng kiểm soát các tỉnh sa mạc rộng lớn ở miền Bắc nước này. Lo ngại khủng hoảng có thể lan ra toàn khu vực, lãnh đạo các nước trên thế giới đã kêu gọi các quốc gia châu Phi triển khai một lực lượng quân sự giúp đánh đuổi phiến quân Hồi giáo khỏi miền Bắc Mali.
Dư luận thế giới hy vọng việc thành lập một chính phủ mới sẽ tạo đà thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp tại Mali./.
(TTXVN)